Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào quá trình đào tạo, quá trình tự bồi
dưỡng và khả năng thích ứng với yêu cầu mới của nghề nghiệp. Ở khâu đào tạo,
năng lực sư phạm của SV phụ thuộc vào quá trình đào tạo mà trong đó, nội dung,
phương thức thực hành, TTSP ở trường phổ thông có vị trí rất quan trọng. Do
vậy, việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm cho SV thông qua các hoạt
động thực hành ở trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình
thành tay nghề của người GV tương lai. Xuất phát từ những yêu cầu trên, các
trường sư phạm cần đi trước trong việc đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra
đánh giá, trước mắt tập trung vào đào tạo năng lực phát triển chương trình, năng
lực tổ chức các hoạt động giáo dục, hoàn thiện hệ thống kĩ năng nghề nghiệp
trong quá trình rèn luyện NVSP với mục tiêu nhấn mạnh đến tính chuyên nghiệp
của nhà giáo, phát triển chuẩn GV và CTĐT.
96 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các giải pháp và mô hình phối hợp trong đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên giữa cơ sở đào tạo giáo viên với hệ thống giáo dục phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa thực tiễn
thì vấn đề nghiên cứu cần được đặt trong mối quan hệ thống nhất với nội dung xây dựng và thực hiện
chương trình phối hợp; cơ chế phối hợp giữa trường đại học và trường phổ thông, những điều kiện về cơ
sở vật chất, kinh phí và cần được nghiên cứu toàn diện hơn với sự cùng quan tâm của các nhà khoa
học.
230
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD & ĐT (2007). Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 - Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp GV tiểu học.
[2]. Bộ GD & ĐT (2009). Thông tư số 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22/10/2009 - Quy định về Chuẩn nghề
nghiệp GV THCS, GV THPT.
[3]. Bộ GD & ĐT (2012). Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 23/11/2012 - Quy định về tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kì kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục thường xuyên.
[4]. Training and Development Agency for Schools (2006). The review of the
secretary of state’s requirements for initial teacher training.
231
Phần 4
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
GẮN KẾT VỚI TRƢỜNG PHỔ THÔNG
232
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH SƢ PHẠM THÔNG QUA
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỚI CÁC TRƢỜNG PHỔ
THÔNG, MẦM NON: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Văn Chiến
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
1. Sự cần thiết
Vai trò và vị trí của nhân lực ngành giáo dục nói chung có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục của đất nước,
trong đó phải kể đến đội ngũ nhân lực ngành sư phạm. Điều này thể hiện rất rõ
trong các văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước về giáo dục.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 chỉ ra rằng, một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế, yếu kém, bất cập của
giáo dục, đào tạo nước ta lâu nay là “chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của
đội ngũ nhà giáo”. Trước đó, tại Hội nghị TW2 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ rõ:
“GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” và trong
Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi cũng khẳng định: “Nhà giáo giữ
vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”.
Chính vì vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước ta, trong Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã nêu rõ “đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Điều này
được cụ thể hóa trong giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, trong đó nêu rõ “Củng cố, hoàn
thiện hệ thống đào tạo GV, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương
pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm
2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại
các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo GV”. Trong kết luận Hội nghị
Trung ương 6 khóa XI của Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện GD &
233
ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” đã một lần nữa tiếp tục khẳng
định “phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về GD & ĐT về
nội dung, phương pháp giáo dục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo”.
Như vậy, từ những văn bản, nghị quyết thể hiện quan điểm, đường lối phát
triển cũng như việc cụ thể hóa trong các văn bản chiến lược của Đảng và Nhà
nước có thể khẳng định rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới giáo dục ở một tầm
cao mới, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và triệt để hơn nhằm tạo ra những chuyển
biến mới, thật sự hiệu quả và thiết thực về chất lượng giáo dục, trong đó yếu tố
con người, đội ngũ nhà giáo là khâu then chốt.
Để thực hiện giải pháp cho yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nói trên,
đồng thời chuẩn bị đội ngũ GV cho chương trình giáo dục sau 2015, cần phải
quan tâm một cách đúng mức hơn nữa ngay từ khâu hướng nghiệp, tuyển sinh,
đào tạo GV trong các khoa, trường sư phạm trên phạm vi cả nước. Một trong
những mục tiêu quan trọng của quá trình đào tạo nhân lực ngành sư phạm là giúp
cho đội ngũ GV tương lai có đủ kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp với yêu
cầu thực tiễn giáo dục. Chính vì thế, tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác
giữa các khoa/trường sư phạm với các trường phổ thông, mầm non trong quá
trình đào tạo đội ngũ nhân lực ngành sư phạm là một hướng đi đúng trong bối
cảnh hiện nay để thực hiện các mục tiêu và giải pháp nêu trên. Bài viết này sẽ
nêu ra một số kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện phối hợp giữa các cơ sở
đào tạo GV và các trường phổ thông, phân tích các lợi ích và điều kiện thực hiện
việc phối hợp này, từ đó khuyến nghị cho trường hợp của Việt Nam.
2. Kinh nghiệm quốc tế về sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo GV với các trƣờng
phổ thông, mầm non
Kinh nghiệm ở các nước Châu Âu cho thấy, tăng cường sự phối hợp giữa
các cơ sở đào tạo GV với các trường phổ thông là rất cần thiết, cần được đổi mới
cả về mặt nhận thức, quá trình thực hiện, bởi xuất phát từ những bối cảnh khó
khăn, hạn chế vốn có của mối quan hệ này như:
234
1. Thường là mối quan hệ một chiều, trong đó các trường phổ thông là thụ
động khi nhận GV thực tập và các thế mạnh hay quyền lực đều thuộc về
các cơ sở đào tạo GV.
2. Các thông tin liên lạc không được duy trì ở mức tối ưu để hai bên hiểu và
thấy cần thiết phải phối hợp.
3. Giữa nhà trường phổ thông và cơ sở đào tạo GV có thể xuất hiện những
nhận thức tiêu cực về nhau khi cho rằng chỉ một trong hai bên được lợi,
hoặc mang tính khiên cưỡng.
4. Vẫn tồn tại khoảng cách giữa “lý thuyết” và “thực hành”.
5. Sự nhìn nhận về lợi ích ít được công nhận, thường xem đó như là một
nhiệm vụ nên dẫn đến lãng phí các cơ hội duy trì hợp tác.
Qua đánh giá, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn triển khai các hoạt động hợp
tác giữa cơ sở đào tạo GV với các nhà trường của các nước thành viên, Ủy ban
Châu Âu trong báo cáo của mình đã đề cập đến những nội dung quan trọng bao
gồm: Mục tiêu (cả các lợi ích), điều kiện thực hiện, các chính sách hỗ trợ1.
* Mục tiêu và lợi ích của các bên: Mục tiêu quan trọng nhất của mối quan
hệ hợp tác này là hướng đến ba yếu tố cơ bản: (a) cải tiến phương pháp dạy và
học; (b) nâng cao chất lượng GV; (c) phát triển kiến thức về dạy và học thông
qua nghiên cứu.
Sự quan tâm trong quan hệ đối tác giữa nhà trường và các cơ sở đào tạo
GV là bắt nguồn từ chính sách GD & ĐT của châu Âu xem nghề dạy học là một
“nghề dựa trên quan hệ đối tác”. Như với bất kỳ nghề nghiệp hiện đại khác, GV
cũng có trách nhiệm mở rộng ranh giới của kiến thức chuyên môn thông qua quá
trình thực hành, thông qua nghiên cứu, và liên tục phát triển chuyên nghiệp từ
đầu đến khi kết thúc sự nghiệp của mình. Do vậy, hệ thống các cơ sở đào tạo cho
GV cần cung cấp các cơ hội cần thiết để thực hiện yêu cầu này.
Các mô hình quan hệ đối tác tùy thuộc vào địa phương, các điều kiện, yếu
tố truyền thống, quan hệ đối tác và có thể thay đổi, ví dụ như theo:
- Nội dung của hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác giữa các bên;
1
Báo cáo “Quan hệ hợp tác giữa các viện đào táo viên với các nhà trường” do Ủy ban Châu Âu thực hiện
nhằm hướng các hoạt động này phát triển tới 2010.
235
- Vấn đề tài chính;
- Số lượng của các tổ chức đối tác có liên quan;
- Loại hình tổ chức đối tác liên quan (cơ sở đào tạo GV, chính quyền địa
phương, các cơ quan quản lý cấp quốc gia, trường học ...);
- Nội dung trọng tâm của quan hệ đối tác (đào tạo GV/đào tạo nâng
cao/đào tạo cố vấn trong trường học/phát triển trường học/nghiên cứu...).
Về lợi ích của các bên, có thể chia theo nhiều cấp độ: hệ thống, tổ chức và
cá nhân tham gia. Các lợi ích này đều được lồng ghép vào lợi ích giữa hai bên:
cơ sở đào tạo GV và các trường (phổ thông, mầm non).
Các lợi
ích
Cơ sở đào tạo GV
Các trường (phổ thông, mầm
non)
NCKH
Tổ chức nghiên cứu và ứng
dụng về:
- PPDH
- Sáng kiến kinh nghiệm
- Mô hình dạy học tốt
- Các hoạt động hỗ trợ sư phạm
Được cập nhật, ứng dụng, thực
nghiệm về:
- PPDH
- Sáng kiến kinh nghiệm
- Mô hình dạy học tốt
- Các hoạt động hỗ trợ sư phạm
Cập nhật
thông tin
Nắm bắt được nhu cầu dạy và
học của thực tế giáo dục thông
qua các trường phổ thông và
mầm non
Được trang bị, cung cấp thông
tin về các kết quả nghiên cứu
mới, sáng kiến kinh nghiệm
nhằm triển khai trong hoạt
động dạy và học
NVSP
- SV nắm bắt được những yêu
cầu, đòi hỏi của nghề sư phạm,
qua đó thấy hiểu và yêu nghề
hơn là chỉ học tập lý thuyết
- SV, GV quan sát các hoạt
động học tập, vui chơi của HS
- SV có môi trường học tập
thực tế
- Tránh tình trạng “thực hành
Các GV được cập nhật thêm về
chuyên môn sư phạm, đổi mới
phương pháp giảng dạy thông
qua quá trình hỗ trợ, hướng dẫn
SV
236
sốc” thường vào thời điểm năm
cuối cùng khi tham gia thực
tập, thực hành trước khi tốt
nghiệp
Khác
- Mở rộng cách tiếp cận đào tạo
GV
- Tăng cơ hội hợp tác, phát
triển
- Mở rộng cách bồi dưỡng GV
- Tăng cơ hội hợp tác, phát
triển
* Điều kiện để thực hiện quan hệ hợp tác: Để thực hiện thành công mối
quan hệ hợp tác nói trên, phải đảm bảo các điều kiện về cấu trúc, quy trình và các
mối quan hệ, và kết quả.
* Cấu trúc:
1. Quan hệ đối tác phải dựa trên một khuôn khổ quốc gia (linh hoạt), xác
định mục tiêu, kết quả mong đợi, điều kiện và nguồn lực thực hiện.
2. Các đối tác cần phải được xác định rõ ràng lợi ích các bên ở các cấp độ: tổ
chức (trường học, cơ sở đào tạo GV, chính quyền địa phương ...) và cấp
độ người tham gia (GV, giảng viên, SV, lãnh đạo nhà trường ...).
3. Quan hệ đối tác dựa trên sự hỗ trợ và tăng cường thông qua các hoạt động.
4. Đối với mỗi tổ chức và người tham gia, việc đóng góp, vai trò và trách
nhiệm cần phải được quy định rõ trong hợp đồng (mỗi bên cần phải làm
gì, tham gia thế nào, chịu trách nhiệm về chi phí, con người, cơ sở vật
chất.).
5. Mô hình quan hệ đối tác, các hoạt động và vai trò và trách nhiệm nên phù
hợp với bối cảnh địa phương và có thể thay đổi cho phù hợp, không nhất
thiết áp dụng cứng nhắc một mô hình nào.
6. Quan hệ đối tác cần có cơ chế rõ ràng cho việc tạo ra một sự hiểu biết
chung và tham gia.
7. Quan hệ đối tác một cách rõ ràng phải chịu trách nhiệm để trao đổi và phổ
biến các kết quả hợp tác với các trường học và các tổ chức bên ngoài quan
hệ đối tác.
237
8. Quan hệ đối tác phải có cơ hội để phát triển và mở rộng nhằm mục đích
đổi mới và nghiên cứu, không chỉ nhằm mục đích vào đào tạo GV.
* Quá trình và mối quan hệ:
1. Xác định lợi ích rõ ràng theo nguyên tắc "win-win" (cả hai cùng có lợi)
trong đó mỗi đối tác hiểu những lợi ích hữu hình, vô hình có thể thu được.
2. Điều kiện cần thiết cho quan hệ đối tác hiệu quả là phải có một tầm nhìn,
mục đích chia sẻ và sự hiểu biết giữa những người tham gia trong quan hệ
đối tác.
3. Sự hợp tác này trên cơ sở các mô hình giá trị của hệ thống giáo dục: công
bằng, bình đẳng, tin tưởng và công nhận lẫn nhau.
4. Tất cả các bên và những người tham gia quan hệ hợp tác phải có cơ hội để
đóng góp vào quá trình lựa chọn, ra quyết định.
5. Quan hệ hợp tác cần hướng đến sự lâu dài và bền vững.
* Đánh giá kết quả:
1. Các kết quả của quan hệ đối tác cần được cụ thể và làm rõ, có thể đo
lường được.
2. Hoạt động hợp tác cần được đánh giá thông qua các chỉ số đo lường kết
quả, điều này góp phần hỗ trợ cho hoạt động đối tác tốt hơn.
3. Cần thiết có các đánh giá ngoài về chất lượng và hiệu quả của quan hệ đối
tác giữa nhà trường với cơ sở đào tạo GV.
* Chính sách hỗ trợ cho quan hệ đối tác: Để tạo điều kiện cho quan hệ đối
tác hiệu quả thì chính sách giáo dục ở cấp quốc gia và khu vực có vai trò quan
trọng.
1. Chính sách đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra định hướng các
quan hệ đối tác, trong khi đồng thời cho phép một mức độ tự chủ để các
mô hình hợp tác có thể được thiết kế theo điều kiện và nhu cầu của địa
phương và các bên2.
2. Quan hệ đối tác là một phương tiện để cải thiện chất lượng đào tạo GV
(đào tạo mới và bồi dưỡng/tại chức) và hỗ trợ đổi mới và phát triển các
2
Chẳng hạn ở Đan Mạch có các khuôn khổ chính thức ràng buộc cho các cơ sở đào tạo GV và trường
học. Ở Hà Lan, cơ sở đào tạo được hỗ trợ và khuyến khích thông qua các dự án và tiêu chí chất lượng về
mối quan hệ là một điều kiện để khẳng định, công nhận trong kiểm định chất lượng.
238
trường học. Do vậy, nó cần phải là một mối quan tâm của các phòng ban
quản lý khác nhau (ví dụ như giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, đào
tạo GV, chính sách GV,).
3. Các hoạt động chính sách cần hỗ trợ và khuyến khích, tạo lòng tin trong
quan hệ đối tác và quan hệ đối tác giữa các cấp khác trong hệ thống giáo
dục.
4. Hỗ trợ về mặt tài chính nhằm khuyến khích, tạo điều kiện và chỉ đạo các
phát triển và hoạt động của quan hệ đối tác. Các nguồn tài chính có thể
khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc quốc gia, nguồn lực và khả năng, có thể
là: thể chế (bằng cách thay đổi các ưu tiên), khu vực (ví dụ như thông qua
chính quyền địa phương), quốc gia (ví dụ như tài trợ dự án) và quốc tế (ví
dụ như thông qua các chương trình phát triển, nâng cao chất lượng học
tập). Hỗ trợ tài chính phải luôn luôn có tính đến các nhu cầu tính bền vững
lâu dài của quan hệ đối tác.
3. Đề xuất, khuyến nghị
Ở nước ta, sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo GV với các cơ sở giáo dục phổ
thông, mầm non đã ít nhiều được thực hiện. Từ 1998, Bộ GD & ĐT đã ban hành
quy chế trường thực hành cho các trường sư phạm đào tạo GV mầm non, tiểu
học, THCS, THPT để giải quyết nhu cầu thực hành sư phạm. Trước đó nhiều
trường sư phạm đã chủ động thành lập các trường mầm non, phổ thông trực
thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu thực hành sư phạm. Bên cạnh đó, trong CTĐT GV
có các nội dung liên quan đến thực hành, kiến tập, thực tập nhưng còn rất hạn chế
về mặt thời gian và sự tham gia của các SV trong môi trường thực tế.
Các quan hệ đối tác giữa cơ sở đào tạo GV với các trường mặc dù đã có
nhưng phạm vi và mức độ phối hợp còn rất hạn chế, chủ yếu ở góc độ thực hành
sư phạm cho SV trong quá trình kiến tập, thực tập mà chưa phát triển nội dung
phối hợp rộng hơn ra các lĩnh vực khác như: trao đổi chuyên môn, tạo điều kiện
cả hai bên cập nhật kiến thức, thực nghiệm sư phạm, thực nghiệm NCKH và ứng
dụng các kết quả NCKH.... Sự hạn chế nói trên đã ảnh hưởng đến chất lượng và
hiệu quả đào tạo GV cũng như chưa phát huy được hết lợi ích của mối quan hệ
239
hợp tác đối với sự phát triển giáo dục nói chung cho cả phía nhà trường, cơ sở
đào tạo GV trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo GV đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đổi mới, phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thì yêu cầu
bức thiết là phải thiết lập các mối quan hệ đối tác giữa các cơ sở đào tạo GV với
các trường phổ thông, mầm non. Từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước Châu
Âu về mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực này, bài viết có một số đề xuất dưới
đây:
Thứ nhất, cần có sự nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của
quan hệ đối tác giữa cơ sở đào tạo GV và các trường phổ thông, mầm non xuất
phát từ lợi ích các bên đạt được và lợi ích chung của quốc gia trong đào tạo, phát
triển nhân lực ngành giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này cần được
thể hiện và khẳng định trong các chính sách lớn về GD & ĐT để có định hướng
trong chỉ đạo và triển khai vào thực tiễn. Cần được luật hóa thành quy định đối
với các cơ sở GD & ĐT, xem như một tiêu chuẩn trong đánh giá, kiểm định chất
lượng.
Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước về GD & ĐT cần xây dựng văn
bản hướng dẫn mang tính định hướng trong việc thực hiện, xây dựng quan hệ đối
tác giữa cơ sở đào tạo GV và các trường mầm non, phổ thông. Tạo cơ chế tự chủ
và linh hoạt trong các mối quan hệ đối tác phù hợp với điều kiện, đặc điểm và
mục tiêu của từng mối quan hệ đối tác (do các bên tham gia thống nhất xây dựng
quy chế phối hợp).
Thứ ba, có các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính nhằm khuyến khích cho
việc xây dựng các quan hệ đối tác giữa các cơ sở đào tạo GV và các trường phổ
thông, mầm non thông qua các dự án phát triển, các nguồn kinh phí cấp cho các
hoạt động hướng dẫn, thực hành, thực nghiệm, NCKH có liên quan.
Thứ tư, để xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ hợp tác giữa hai bên,
đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò cũng như xây dựng tốt
quy chế phối hợp, lộ trình thực hiện và những nguồn lực đi kèm. Cụ thể:
240
- Là mối quan hệ phối hợp nên đảm bảo tính “độc lập” của các trường phổ
thông, mầm non, tránh các hoạt động thực hành sư phạm gây ảnh hưởng đến các
hoạt động học tập của trường phổ thông, mầm non.
- Cần có sự thống nhất, thỏa thuận và phối hợp, trao đổi thường xuyên
giữa trường, khoa sư phạm với các trường phổ thông, mầm non. Các kế hoạch
phối hợp phải được chi tiết đến từng hoạt động, nội dung và thời gian cụ thể đảm
bảo sự thống nhất và đồng bộ.
- Phải có sự nhận thức và nhìn nhận đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng
của mối quan hệ phối hợp để tránh tình trạng các trường chỉ là nơi “giúp đỡ” các
trường, khoa sư phạm thực hành, thực tập, thực nghiệm mà vẫn phải tuần thủ các
quy định quản lý do cấp quản lý trực tiếp các trường như Sở, Phòng đưa ra. Nâng
cao trách nhiệm và nhận thức từ các phía: cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
cấp sở, phòng, các trường, khoa sư phạm, các trường mầm non, phổ thông,...
trong mối quan hệ hợp tác.
- Quy chế phối hợp đi kèm với những quyền lợi vật chất như chi phí cho
hoạt động hướng dẫn, thực hành, thực nghiệm, NCKH, bên cạnh những lợi ích về
mặt chuyên môn nói trên.
Thứ năm, đẩy mạnh các nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nền giáo
dục tiên tiến về mối quan hệ phối hợp/đối tác, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
triển khai ở trong nước thời gian qua, từ đó đúc rút ra các bài học nhằm vận dụng
phù hợp.
241
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI (2012). Báo
Nhân dân số 20854.
[2]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
[3]. COM (2007). Common European Principles on Teacher Competences and
Qualifications. Quoted in Commission Communication Improving the Quality of
Teacher Education.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[5]. European Commission (2007). Education and Traning 2010 programme
Cluster “Teachers and Trainers”. Relationships between Teacher Education
Institutions and Schools”. Report on Peer Learning Activity held in Copenhagen,
Denmark.
[6]. Phạm Thị Thanh (2010). Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo phát triển năng lực
nghề nghiệp GV thông qua các trường phổ thông thực hành. Viện Nghiên cứu Sư
phạm, Trường ĐHSP Hà Nội.
[7]. Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh (2007). Trường thực hành với vấn đề đào
tạo nghiệp vụ của các trường sư phạm. Kỷ yếu Hội thảo khoa học.
242
TỪ MÔ HÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA ĐẠI HỌC TEXAS TECH
(HOA KỲ) NGHĨ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ
SỬ DỤNG GIÁO VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
TS. Bùi Minh Đức, TS. Vũ Công Hảo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
ThS. Phạm Thị Tuyết Nhung
Trường Đại học Texas Tech - Hoa Kỳ
1. Đặt vấn đề
Đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng và phát triển đội ngũ GV chất lượng luôn
được xem là yếu tố then chốt trong việc quyết định sự thành công hay thất bại
của một chiến lược, một cuộc đổi mới, cải cách, thậm chí một sự nghiệp giáo
dục. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi công tác đào tạo và bồi dưỡng GV phải
được trú trọng ngay từ khâu tuyển chọn và đào tạo trong các trường, khoa sư
phạm. Mặc dù trong những năm qua, công tác trên đã được đầu tư, cải tiến nhiều
so với thời kỳ trước nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng các nhà giáo. Một trong số đó là
vấn đề thiếu chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả trong phối hợp giữa các cơ sở đào tạo
GV (các trường, khoa cao đẳng, ĐHSP/giáo dục) và các cơ sở sử dụng GV (các
trường phổ thông, mầm non). Nếu tình hình này không được cải thiện, giải quyết
thì thành công của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 ở nước ta sắp
tới chắc chắc sẽ không trọn vẹn.
Trong khi đó, nhìn ra các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, nhất
là Hoa Kỳ, chúng ta thấy có nhiều điểm sáng trong cách tổ chức đào tạo GV. Tuy
chưa thể và không thể học tập tất cả mô hình của họ (vì nhiều lí do chủ quan,
khách quan) nhưng ta vẫn có thể học hỏi, vận dụng nhiều cách làm hay và khả thi
trong bối cảnh Việt Nam hiện tại và những năm tiếp theo. Trong phạm vi báo cáo
này, chúng tôi xin giới thiệu vắn tắt một số nét nổi bật trong mô hình TTSP (một
khâu của quá trình đào tạo GV) tại trường Đại học Texas Tech (Hoa Kỳ) như một
góc nhìn tham chiếu để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho một số
phương diện còn bất cập của công tác đào tạo GV ở nước ta hiện nay.
243
2. Mô hình đào tạo GV tại Đại học Texas Tech (Hoa Kỳ)
2.1. Vài nét về trường Đại học Texas Tech
Đại học công nghệ Texas (Texas Tech University) được thành lập vào
năm 1923 tại Lubbock, Texas. Đây là một trong những trường đại học hàng đầu
của b 32.000 SV mỗi năm cho 150
CTĐT đại họ ạc sỹ
tiến sỹ.
SV
ất đa dạng, đến từ 50 bang của nước Mỹ và hơn 90 quốc gia trên toàn
thế giới. Với cơ sở vật chất hiện đại cũng như chương trình học tiên tiến bậc nhất
trên thế giới, học tập tại Texas Tech chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công
cho tương lai của bạn. Texas Tech nổi tiếng với rất nhiều CTĐT: Hóa Sinh, Luật,
Kỹ thuật máy tính, Phương tiện truyền thông điện tử, Thông tin liên lạc, Năng
lượng, Tâm lý thực nghiệm, Giáo dục, Quản trị kinh doanh, Hệ thống sản xuất và
kỹ thuật, Khoa học dinh dưỡng, và Texas Tech cũng là ngôi trường duy nhất
của Mỹ cung cấp CTĐT Tiến sĩ về Khoa học & Công nghệ về sử dụng gió.
2.2. Một số nét cơ bản về đào tạo GV tại trường ĐH Texas Tech
Công tác đào tạo GV của trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Texas
Tech có những điểm đáng chú ý sau đây:
Thứ nhất, mô hình đào tạo GV của Đại học Texas Tech là mô hình trường
chuyên ngành khoa học + trường giáo dục. Tức là sau khi đã hoàn tất các tín chỉ
chuyên môn tại một trường Đại học thành viên của Đại học Texas Tech, những
SV học ngành sư phạm sẽ đăng kí học các môn nghiệp vụ ở trường Đại học Giáo
dục.
Thứ hai, thời gian cho việc học NVSP tại trường Đại học Giáo dục thường
kéo dài trong khoảng từ 1 - 2 năm tùy theo khả năng hoàn thành khối lượng học
tập và thực tập của từng SV. Nhưng thời gian tối thiểu phải học tập và thực tập là
1 năm. Thông thường, SV sẽ trải qua hai giai đoạn học nghiệp vụ. Giai đoạn đầu,
SV sẽ học khoảng 30 tín chỉ. Trong thời gian này, SV sẽ kết hợp thực tập tại
trường phổ thông 1 ngày/1 tuần. Giai đoạn thứ hai, SV sẽ học tiếp 15 tín chỉ và
lúc này sẽ đi TTSP 5 ngày/tuần tại trường phổ thông.
244
Thời gian thực tập, gắn kết với trường phổ thông cả một năm đầy đủ đã
khiến cho SV thực tập cảm thấy họ là một phần chính thống của nhà trường. Đã
có người nói rằng thay vì được coi là "khách" trong lớp học, "chúng tôi bây giờ
là những GV thực sự". Một người khác thì cho biết việc có thêm thời gian trong
lớp học đã cho cô một "cảm giác thoải mái hơn, như một GV trong tương lai".
(Pham Nhung, Margaret Johnson, 2013).
Thứ ba, trong quá trình thực tập, SV sẽ cùng giảng dạy với GV hướng dẫn
(co-teaching), tức là cùng biên soạn bài giảng và cùng giảng dạy với GV ở
trường phổ thông. Theo mô hình co-teaching, một mặt, SV tiến hành các hoạt
động thực tập của mình; mặt khác giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp với GV phổ thông
trong quá trình dạy học và giáo dục HS. Lớp học có lúc luân phiên, có lúc GV và
SV thực tập cùng tham gia giảng dạy.
Thứ tư, trước khi SV đi thực tập, GV hướng dẫn (GV phổ thông), SV và
giảng viên đại học đều cùng tham gia một khóa huấn luyện - TAP training3 -
trong 4 ngày về tiêu chí đánh giá (rubric). Chi phí cho khóa huấn luyện này do
trường Đại học Giáo dục chi trả. GV hướng dẫn và giảng viên đại học dùng bộ
tiêu chí này để thống nhất đánh giá quá trình giảng dạy của SV. Còn SV sẽ dùng
các tiêu chí trên để biên soạn bài giảng và để tự đánh giá giờ dạy của mình.
Thứ năm, giảng viên đại học và GV hướng dẫn ở trường phổ thông sẽ
chọn 6 tiết dạy của SV để đánh giá và cho điểm. Điểm TTSP của SV bao gồm
điểm của GV hướng dẫn và giảng viên đại học.
Thứ sáu, tất các các giờ dạy của SV đều được quay phim lại và đưa lên
trang web của trường. Mục đích là:
3
TAP (The System for Teacher and Student Advancement) là hệ thống đánh giá sự tiến bộ của GV và
HS/ SV. TAP là một phần của một quá trình phát triển chuyên môn liên tục. TAP được thiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoi_thao_xay_dung_co_che_su_pham_pho_thong_p2_1724.pdf