Bạn có tư chất để trở thành một người lãnh đạo không? Để trả lời câu
hỏi này không dễ dàng như câu hỏi "bạn có muốn trở thành một người
lãnh đạo không"!!! Thực tế, có nhiều người lãnh đạo nhưng lại không hề
có khí chất lãnh đạo chút nào. Và ngược lại, nhiều chú "mõ làng" lại có
"máu" lãnh đạo như ai. Bởi thế, xưa nay mới có chuyện những ông vua
nhu nhược, yếu hèn; và cũng có những "cờ lau" nên nghiệp lớn. Hừm.
nói chung là có nhiều yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa" để giúp bạn
lên sếp. Nhưng, quay trở lại vấn đề "bạn có khí chất lãnh đạo không?",
theo như SaiGon Times tổng kết, có 8 đức tính cần thiết cho một nhà
lãnh đạo, bạn thử "ướm" xem mình có ngồi vừa cái "ghế" đó không nhé!
Ernest Renan, một triết gia lớn, đã nói: “Khoa học mà không lương tâm
chỉ là sự sụp đổ của tâm hồn”, thiết nghĩ tư tưởng này cũng đúng trong
lĩnh vực kinh tế hay làm kinh tế mà các nhà lãnh đạo và điều hành nên
để ý. Tôi cho rằng lãnh đạo và điều hành hay triết lý hành động và điều
hành của nhà lãnh đạo cần dựa trên tám đức tính. Đó là bình tĩnh, tự tin,
can đảm, lo xa, trân trọng, kiên định, chủ kiến và lương tâm.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các đức tính của nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đức tính của
nhà lãnh đạo
Bạn có tư chất để trở thành một người lãnh đạo không? Để trả lời câu
hỏi này không dễ dàng như câu hỏi "bạn có muốn trở thành một người
lãnh đạo không"!!! Thực tế, có nhiều người lãnh đạo nhưng lại không hề
có khí chất lãnh đạo chút nào. Và ngược lại, nhiều chú "mõ làng" lại có
"máu" lãnh đạo như ai. Bởi thế, xưa nay mới có chuyện những ông vua
nhu nhược, yếu hèn; và cũng có những "cờ lau" nên nghiệp lớn. Hừm...
nói chung là có nhiều yếu tố "thiên thời - địa lợi - nhân hòa" để giúp bạn
lên sếp. Nhưng, quay trở lại vấn đề "bạn có khí chất lãnh đạo không?",
theo như SaiGon Times tổng kết, có 8 đức tính cần thiết cho một nhà
lãnh đạo, bạn thử "ướm" xem mình có ngồi vừa cái "ghế" đó không nhé!
Ernest Renan, một triết gia lớn, đã nói: “Khoa học mà không lương tâm
chỉ là sự sụp đổ của tâm hồn”, thiết nghĩ tư tưởng này cũng đúng trong
lĩnh vực kinh tế hay làm kinh tế mà các nhà lãnh đạo và điều hành nên
để ý. Tôi cho rằng lãnh đạo và điều hành hay triết lý hành động và điều
hành của nhà lãnh đạo cần dựa trên tám đức tính. Đó là bình tĩnh, tự tin,
can đảm, lo xa, trân trọng, kiên định, chủ kiến và lương tâm.
Tám đức tính này không phải là những điều xa xôi, khó khăn lắm mới có
thể thực hiện được mà thật ra nó đã tiềm ẩn trong ta. Chỉ có điều là liệu
mỗi người đã nhận thức được đây là những đức tính cần phải phát huy
hay không? Các nhà lãnh đạo và điều hành thành công lừng lẫy trên thế
giới, và ngay ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, đã sử dụng các đức tính
này một cách nhuần nhuyễn và đầy nghệ thuật.
Tôi xin biện chứng một cách ngắn gọn về tám đức tính này.
1. Bình tĩnh (Trầm tĩnh)
Doanh nghiệp là một quần thể con người với những mâu thuẫn nội tại
phức tạp, và chịu những tác động từ bên ngoài: cạnh tranh, quan liêu
hành chính, công nợ khó đòi... Người lãnh đạo hay người điều hành gặp
muôn vàn điều bực dọc, khó khăn, nếu không bình tĩnh (trầm tĩnh) thì sự
sáng suốt sẽ mất đi, lúc đó sự quyết đoán sẽ trở thành võ đoán làm ức
chế cấp dưới.
2. Tự tin và tin tưởng cấp dưới
Nhà lãnh đạo cần phải tự tin để tạo dựng niềm tin cho tập thể mình đang
điều hành. Trong những lúc doanh nghiệp đương đầu với khó khăn, sóng
gió, sự tự tin (một phần lớn là nhờ sự bình tĩnh/trầm tĩnh) giúp giữ vững
được niềm tin, khơi động được sức mạnh tổng hợp của tập thể.
Cứ hình dung vị người tướng đưa quân sang sông trong một cơn bão táp,
tự tin chờ quân sang đến nơi mới đến phiên mình qua sông. Trong tình
huống đó, đội hình của quân sang sông dù sóng gió vẫn chỉnh tề, nhịp
nhàng và đầy quả cảm trước khó khăn.
Sự tự tin của nhân viên còn được tạo ra khi người lãnh đạo và điều hành
tin tưởng cấp dưới để ủy quyền. Khi quân tướng đã một lòng, chiến
thắng là điều có thể, rất có thể! Đây là một điều rất quan trọng mà người
lãnh đạo không nên bỏ qua.
3. Can đảm
Dám nhận sứ mệnh lãnh đạo và điều hành một tập thể, đó là sự can đảm.
Bởi vì sự thành công hay thất bại của người lãnh đạo đều có ảnh hưởng
rất lớn tới từng cá nhân trong tập thể đó, từ yếu tố tinh thần đến vấn đề
kinh tế.
Can đảm để lắng nghe những phản biện của cấp dưới. Can đảm để sửa
sai và công nhận sự sai lầm của mình một cách chân tình. Người lãnh
đạo và điều hành một khi đã biết dấn thân và chấp nhận rủi ro thì đôi lúc
cũng phải can đảm đưa ra những quyết định - đã được cân nhắc - dù
không được đa số đồng ý.
4. Lo xa
Hôm qua, hôm nay, ngày mai có biết bao nhiêu rủi ro tiềm ẩn và cũng có
nhiều cơ hội để phát triển. Người lãnh đạo và điều hành phải biết giải
bài toán tài chính rất mâu thuẫn: vừa hào sảng lại vừa cần kiệm. Nhà
lãnh đạo và điều hành phải biết biến mâu thuẫn thành sức mạnh cấp số
nhân, chuyển bại thành thắng, chuyển thắng thành thắng to mà nhân viên
của mình không phải quá gian khổ.
5. Trân trọng
Trân trọng không phải là một mỹ từ mà là một đức tính. Trong những
bài phát biểu hay trong những văn bản, mỹ từ “trân trọng” được sử dụng
đến độ trở thành sáo rỗng.
Thật ra, trân trọng là một đức tính cơ bản của người lãnh đạo và điều
hành, như Lưu Bị trân trọng Khổng Minh, Nguyễn Huệ trân trọng danh
sĩ Nguyễn Thiệp... Doanh nghiệp sẽ có sức mạnh nếu biết trân trọng
công sức từng con người, từng bộ phận trong tập thể đó. Sự trân trọng
của người lãnh đạo và điều hành càng được thể hiện rõ nét khi họ hiện
diện, chỉ đạo, chia sẻ cùng cấp dưới trong những lúc phải đối đầu với
tình huống gian lao, khó khăn.
6. Kiên định
Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không
phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người
lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh
nghiệp, tập thể mà mình là người đứng đầu.
Lịch sử đã chứng minh những thành công rực rỡ đòi hỏi sự kiên định.
Thủ trưởng kiên định, cấp dưới kiên định, tập thể kiên định trong bình
tĩnh, tự tin, can đảm và biết lo xa trong sự trân trọng công sức từng cá
nhân.
7. Chủ kiến
Người lãnh đạo và điều hành luôn luôn có một bộ máy tham mưu giúp
việc, nhưng nếu người lãnh đạo và điều hành không có chủ kiến sẽ rất
khổ cho cấp dưới. Có chủ kiến không phải là chủ nghĩa anh hùng cá
nhân. Lãnh đạo là người tư duy, hành động... dám thay đổi chủ kiến của
mình khi cần phải thay đổi. Chủ kiến và khiêm cung không mâu thuẫn.
8. Lương tâm
Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo
sư, đạo cha mẹ... Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của
nhân loại. Làm kinh tế cũng thế. Có thể áp dụng tư tưởng của Ernest
Renan để nói rằng: “Kinh tế mà không lương tâm chỉ là sự sụp đổ của
tâm hồn”. Và cũng vì lẽ đó mà tôi trân trọng tư tưởng “Kinh tế thị
trường trong định hướng xã hội”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_duc_tinh_cua_nha_lanh_dao_5492.pdf