Cá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là một môn khoa học văn hóa – lịch sử
cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về các nền văn minh nhân loại
và các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới. Đây là học phần cơ sở được thiết kế dành
cho sinh viên các chuyên ngành: văn hóa học và Việt Nam học. Tùy theo thiết kế
chương trình của mỗi chuyên ngành, môn học này có thể là môn học bắt buộc
hoặc tự chọn; có thể bố trí ở bất kỳ học kỳ nào (từ học kỳ 1 đến học kỳ 8) trong
chương trình đào tạo.
Môn học tập trung vào việc giúp sinh viên có tư duy khoa học, có khả năng
liên hệ với thực tiễn và củng cố thêm vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử và văn
minh thế giới
83 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bai; tiếng Ả Rập: ةب ي ط) là một trong
những thành phố quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại; hai vương triều thứ 11 và thứ
18 đã dùng nó làm thủ đô. Thebes nằm bên bờ đông của sông Nil và cách Địa
Trung Hải 800 km về phía Nam. Thành phố này không chỉ nổi tiếng vì các hoạt
động văn hóa, hành chính... trong thời Ai Cập cổ đại và còn được Homer ca tụng
trong tác phẩm Illiad của ông; ngày nay Thebes là một trung tâm khảo cổ cho Ai
Cập học với những di tích nổi tiếng như Thung lũng các vị vua, đền Karnak, đền
Luxor... cũng như các lăng mộ của các vị pharaông. Thành phố cổ Thebes và các
di tích khảo cổ tại đó đã được UNESCO công nhận làdi sản thế giới vào năm
1979.
4.2. Anh (1984) 29
Cung điện Westminster, cũng gọi là Tòa nhà Quốc hội hay Cung
Westminster, ởLondon, Anh là nơi Lưỡng viện Quốc hội (Viện Nguyên
lão và Viện Thứ dân) nhóm họp. Lâu đài nằm ở bờ Bắc sông
Thames ở borough London của Thành phố Westminster, gần các tòa nhà chính
phủ ở Whitehall. Phần cổ nhất của tòa cung điện là Westminster Hall, vẫn còn tồn
tại, có niên đại từ 1097. Cung điện ban đầu là nơi ở của vua nhưng không có vị
vua nào ở đó từ thế kỷ 16. Phần lớn cấu trúc của cung điện này được xây từ thế
kỷ 19 khi nó được xây lại sau một trận hỏa hoạn thiêu rụi hầu như hoàn toàn năm
1834. Kiến trúc sư chịu trách nhiệm xây lại cung điện là Sir Charles
Barry và Augustus Welby Pugin. Phần nhà Hạ viện được xây lại vào thập niên
1940 vì đã bị đánh bom trong Đệ nhị thế chiến. Tòa nhà là một ví dụ của phong
cách kiến trúc Gothic revival. Một trong những nét nổi bật của cung điện là tháp
chuông đồng hồ Big Ben. Cung điện có 1100 phòng, các phòng quan trọng nhất
là phòng của Hạ viện và Thượng viện. Cung điện cũng có phòng ủy ban, hành
lang, phòng ăn, bar, phòng tập thể dục. Đây là nơi cử hành các đại lễ quốc gia, nổi
bật nhất là lễ Khai mạc Quốc hội. Tòa nhà này gắn liền với lưỡng viện quốc hội,
do đó, người ta dùng từ "Westminster" để chỉ Quốc hội.
4.3. Achentina (1978) 9
Thác nước Iguazu hay Iguazú, Iguassu, Iguaçu (tiếng Bồ Đào
Nha: Cataratas do Iguaçu [kataɾatɐz du iɡwasu]; Tây Ban Nha: Cataratas del
1 Số trong ngoặc là năm gia nhập Tổ chức UNESCO, số sau biểu thị số lượng Di sản của nước đó được công nhận
62
Iguazú [kataˈɾatas ðel iɣwaˈsu]; Guarani: Chororo Yguasu [ɕoɾoɾo ɨɣʷasu]) là
thác nước nằm trên sông Iguazu, biên giới của bang Paraná của Brasil và
tỉnh Misiones của Argentina. Sông Iguazu chảy từ khu vực núi gần thành
phố Curitiba hợp lưu với sông San Antonio hình thành ranh giới tự nhiên giữa
Argentina và Brazil. Cái tên "Iguazu" xuất phát từ tiếng Guarani hoặc Tupi "y"
[ɨ], có nghĩa là "nước", và "ûasú" [wasu], có nghĩa là "lớn" [2]. Truyền thuyết kể
rằng một vị thần đã kết hôn với một người phụ nữ đẹp tên Naipí, nhưng người đó
đã chạy trốn với một người tên làTarobá trong một chiếc xuồng. Trong cơn giận
dữ, thần thái lát sông, tạo ra thác nước này.[2] Một người Tây Ban Nha Álvar
Núñez Cabeza de Vaca đạt được danh hiệuconquistador là người tìm thấy thác
nước này vào năm 1541.
4.4. Australia (1974) 19
Nhà hát Opera Sydney, được người Việt gọi là Nhà hát Con Sò)[ là một
công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình
con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo
của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đến thăm.
Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một
trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại
Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi
tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây
là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của
của Sydney Theatre Company và Sydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ
Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).
4.5. Ấn Độ (1977) 32
Tāj Mahal (tiếng Urdu: جا ت لحم, tiếng Hindi: ताज महल) là một lăng mộ nằm
tại Agra, Ấn Độ. Hoàng đế Môgôn Shāh Jahān (gốc Ba Tư, lên ngôi năm 1627);
trong tiếng Ba TưShah Jahan (شاه hnệl ar ãđ "iớig ếht ểt aúhc" àl aĩhgn óc (اهج
xây nó cho người vợ yêu dấu của mình là Mumtaz Mahal.Công việc xây dựng bắt
đầu năm 1632 và hoàn thành năm 1653[2]. Một số tranh cãi xung quanh câu hỏi ai
là người thiết kế Taj Mahal; rõ ràng một đội các nhà thiết kế và thợ thủ công đã
chịu trách nhiệm thiết kế công trình vàUstad Ahmad Lahauri được coi là kiến trúc
sư chính. Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc
Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba
Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo.[4][5] Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm
thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các
phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế
63
giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới
chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới."[6] Việc xây dựng Taj Mahal đã được
giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư dưới sự giám sát của triều
đình, bao gồm Abd ul-Karim Khan Ma'mur, Makramat Khan, và Ustad Ahmad
Lahauri. Lahauri thường được coi là người thiết kế chính.
4.6. Ba Lan (1976) 14
Trại tập trung Auschwitz hay Nhà tù Auschwitz (Konzentrationslager
Auschwitz) là trại lớn nhất trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Trại này nằm
ở Ba Lan và được đặt tên theo thành phố Oświęcim gần đó, cách Kraków50 km
về phía Tây, cách thủ đô Warszawa 286 km. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm
đóng Ba Lan năm 1939, Oświęcim sáp nhập vào Đức và đổi tên thành Auschwitz.
Khu tổ hợp trại tập trung này bao gồm 3 trại chính: Auschwitz I- trung tâm hành
chính; Auschwitz II (Birkenau)- Trại hủy diệt (Vernichtungslager) và Auschwitz
III (Monowitz)- trại lao động. Ngoài ra còn có 45 trại vệ tinh, một số nằm cách
các trại chính hàng chục cây số, với số lượng tù nhân từ vài tá đến vài nghìn người.
Auschwitz I được xây dựng đầu tiên là để giam giữ tù nhân chính trị Ba Lan, đã
bắt đầu đến trại vào năm 1940. Lần hủy diệt đầu tiên các tù nhân đã diễn ra vào
tháng 9 năm 1941, và trại Auschwitz-Birkenau II từ đó trở thành một địa điểm
chính của "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái" của Đức Quốc xã. Từ đầu
năm 1942 đến cuối năm 1944, các đoàn tàu vận chuyển đưa người Do Thái từ
khắp nơi trên các vùng châu Âu bị Đức chiếm đóng đến các phòng hơi ngạt của
trại, nơi họ bị giết bằng thuốc trừ sâu Zyklon B. Ít nhất 1,1 triệu tù nhân chết tại
Auschwitz, khoảng 90 phần trăm trong số họ là người Do Thái; khoảng 1 trong 6
người Do Thái bị giết trong thảm sát Holocaust chết tại trại này.[2][3] Những
chuyến tàu khác đưa người đến Auschwitz bao gồm 150.000 người Ba Lan,
23.000 người Romani và Sinti, 15.000 tù nhân Liên Xô trong chiến tranh, 400
người theo giáo phái nhân chứng Jehovah, người đồng tính, và hàng chục ngàn
người thuộc các quốc tịch khác nhau. Nhiều người trong số những người không
bị giết chết trong các phòng hơi ngạt lại bị chết vì đói, cưỡng bức lao động, bệnh
truyền nhiễm, xử tử riêng lẻ, và các thí nghiệm y tế.
4.7. Bênanh (1982) 1
Đây là nơi 12 vị quốc vương thay nhau trị vì vương quốc châu Phi Abomey
từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX (1645-1906). Mỗi quốc vương khi lên ngôi đều xây
cho mình một cung điện tráng lệ trên khu đất của hoàng gia. Trải qua nhiều triều
đại, các quần thể kiến trúc cung điện này đã được xây dựng bổ sung thêm các khu
vực ở và phục vụ, tổng cộng gần 200 công trình. Trong các công trình xây thêm
64
này được trang trí các phù điêu, các bức điêu khắc và tranh tường. Ngoại trừ các
cung điện Glé-Glé và Guezo, mà bây giờ là Viện bảo tàng lịch sử, còn lại tất cả
đều là những khu hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng. Các cung điện xưa kia tráng
lệ, huy hoàng nhất cả về mặt lịch sử và thẩm mỹ, trong đó có cả cung điện nổi
tiếng của Hoàng thái hậu và các hầm mộ của Hoàng gia và nơi ở của các nữ tu sĩ
hiện nay đang có nguy cơ sụp đổ. Vào mùa mưa bão, các mái nhà rất dễ bị rơi
xuống. Nhiều bức tường được trang trí các bức phù điêu tuyệt mỹ này đã bị hư
hỏng nặng. Vào nhũng năm gần dây với sự tài trợ của UNESCO, người dân địa
phương đang nỗ lực tu sửa khẩn cấp. Nhưng đó cũng chỉ là những tu sửa trước
mắt, trong khi chờ đợi một kế hoạch trùng tu, bảo dưỡng có hiệu quả được nhà
nước Benin thông qua, thì chắc chắn có nhiều công trình kiến trúc có nguy cơ hư
hỏng nặng. Trong khi chờ các nhà chức trách địa phương và Chính phủ Benin
thông qua kế hoạch bảo tồn di tích, thì Viện Bảo tồn các bức phù điêu và đào tạo
cán bộ chuyên môn địa phương, người ta đã tổ chức một cuộc hội thảo bảo tồn di
tích Abomey vào tháng 9-1997 tại khu vực này, nhưng việc triển khai kế hoạch
trùng tu vẫn chưa trở thành hiện thực. Các cung điện Hoàng gia Abomey được
ghi vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1985 của UNESCO.
4.8. Brazil (1977) 19
Goiás (còn được gọi là Goiás Velho, Goiás Old) là một thành phố nhỏ và
khu đô thị ở bang Goiás, Brazil. Thành phố có diện tích diện tích 3.108 km²
(2002) và dân số là 24.072 (2007). Đây là thủ phủ cũ của bang và bảo tồn nhiều
di sản thuộc địa có giá trị lịch sử. Năm 2001, nó trở thành một di sản thế
giới của UNESCO. Thành phố là thủ phủ cũ của bang Goiás cho đến năm 1937,
khi tòa thị chính bang được chuyển tới thành phốGoiânia. Nó được thành lập bởi
nhà thám hiểm Bartolomeu Bueno da Silva, có biệt danh là Anhanguera, và thành
phố lúc đó được gọi là Vila Boa de Goyaz ("thị trấn Goyaz tốt đẹp" trong tiếng
Bồ Đào Nha cổ). Với tầm quan trọng lịch sử của nó, trung tâm lịch sử của Goiás
đã được ghi vào danh sách di sản thế giới.
4.9. Bulgari (1974) 9
Kỵ sĩ Madara (Madarski konnik) là khối đá lớn khắc hình nổi từ đầu
thời trung cổ ở cao nguyên Madara, gần làng Madara, phía đông
tỉnh Shumen thuộc vùng đông bắc Bulgaria. Hình kỵ sĩ Madara đã được 25.44%
người Bulgaria bầu chọn để in trên đồng tiền euro đúc bằng kim loại tương lai của
mình trong cuộc bỏ phiếu ngày 29.6.2008. Hình khắc nổi này mô tả 1 kỵ sĩ oai vệ
cao 23 m bên trên mặt đất, được khắc trên 1 khối đá cao 100 m hầu như thẳng
đứng. Kỵ sĩ, mặt quay sang bên phải, đang đâm 1 cái lao vào 1 con sư tử nằm
65
dưới chân ngựa. Một chim đại bàng bay trước mặt kỵ sĩ và 1 con chó chạy sau
ông ta. Cảnh này mô tả cách tượng trưng 1 chiến thắng quân sự. Công trình này
được khắc từ năm 710 sau Công nguyên, dưới thời hãn Tervel cai trị Bulgaria.
Một thuyết cho rằng hình kỵ sĩ đó chính là chân dung của hãn, được khắc bởi
người Bulgars, 1 bộ tộc chiến binh du mục cư ngụ ở vùng đông bắc Bulgaria vào
cuối thế kỷ thứ 7 - và sau khi hợp nhất với người Slavs địa phương - đã tạo ra
nguồn gốc người Bulgaria hiện nay. Một thuyết khác cho rằng đây là hình khắc 1
vị thần của người Thracians thời cổ. Công trình này đã được UNESCO đua vào
danh sách Di sản thế giới năm 1979 trong khóa họp thứ 3.
4.10. Campuchia (1991) 2
Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត) là một quần thể đền đài tại Campuchia và
là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới. Ban đầu nó được xây dựng như một đền
thờ Ấn Độ giáo dành của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật
giáo vào cuối thế kỷ 12. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào
đầu thế kỷ 12 tạiYaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô
của Đế quốc Khmernhư là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống
theo theo đạo Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ
thần Vishnu. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy
nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của phong
cách kiến trúc Khmer. Nó đã trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia, xuất
hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước. Angkor Wat là
sự kết hợp của hai nét cơ bản của kiến trúc Khmer: kiến trúc đền-núi cùng với
những dãy hành lang dài và nhỏ hẹp. Kiến trúc này tượng trưng cho Núi Meru,
quê hương của các vị thần trong truyền thuyết Ấn Độ giáo: nằm giữa một con hào
và lớp tường bao dài 3.6 km (2.2 dặm) là khu chính điện ba tầng với kiến trúc
hình chữ nhật, kết nối với nhau bởi những dãy hành lang sâu thẳm. Trung tâm của
ngôi đền là tổ hợp 5 tháp với một tháp trung tâm và bốn tháp tại bốn góc hình
vuông. Không giống những ngôi đền theo phong cách Angkor khác, Angkor quay
mặt về phía Tây và vẫn chưa có cách giải thích thống nhất về ý nghĩa của điều
này. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong
phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên
những bức tường đá. Tên hiện đại của ngôi đền, Angkor Wat, nghĩa là "Thành
phố Đền" hay "Thành phố của những ngôi Đền" trong tiếng Khmer; Angkor,
nghĩa là "thành phố" hay "thủ đô", là từ nokor (នគរ), được bắt nguồn từ từ tiếng
66
Phạn nagara (नगर), trong tiếng bản xứ. Wat nghĩa là "sân đền" trong tiếng
Khmer (tiếng Phạn: वाट "khoảng đất").
4.11. Colombia (1983) 8
Cảnh quan văn hóa cà phê ở Colombia bao gồm các khu vực trồng cà
phê tốt nhất trên thế giới bao gồm tại các tỉnh Caldas, Risaralda và Quindío với
tổng diện tích là 13.873 km ² (5.356 mi ²), khoảng 1,2% lãnh thổ Colombia. Với
dân số sống trong khu vực là khoảng 2.291.195 người (điều tra dân số năm 2005).
Những cây cà phê ở Risaralda Các hạt cà phê phát triển đầu tiên tại trong Salazar
de las Palmas, Norte de Santander và trong thế kỷ 20 nó đã là sản phẩm chính
trong cán cân xuất khẩu của Colombia. Năm 1999, nó đại diện cho 3,7% tổng sản
phẩm trong nước với 37% lao động nông nghiệp. Cà phê chủ yếu sản xuất
tại:Nariño, Norte de Santander, Antioquia, Valle del Cauca, Huila, Tolima,
Caldas, Risaralda, Quindío và Cundinamarca. Khu vực tại Caldas, Risaralda và
Quindío được gọi là khu vực sản xuất cà phê tốt nhất của Colombia, khu vực đã
bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một trận động đất 6,4 độ richter vào ngày 25 tháng 1
năm 1999, nhưng sau đó khu vực kinh tế đã phục hồi nhanh chóng.
4.12. Cuba (1981) 9
La Habana Cổ (tiếng Tây Ban Nha: La Habana Vieja) là một khu vực ở
thành phố La Habana, Cuba. Đây là khu vực chính của thành phố La Habana gốc.
Khu vực thành La Habana gốc là ranh giới của La Habana Cổ ngày nay. Khu vực
này do người Tây Ban Nha xây vào năm 1519 ở phía bến cảng của vịnh La
Habana. Vào thế kỷ 17, đây là một trung tâm đóng tàu. Thành phố được xây theo
phong cách Tân cổ điển Ba-rốc. Khu vực này hiện có khoảng 3000 tòa nhà.
Năm 1982, La Habana Vieja được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
4.13. Đức (1976) 40
Tu viện Lorsch nguyên là một tu viện Dòng Biển Đức ở ngoại ô thành
phố Lorschtrong miền nam của bang Hessen thuộc Đức. Tu viện được thành lập
năm 764 và đã tồn tại độc lập 468 năm cho đến khi bị sáp nhập vào địa phận tổng
Giám mục Mainz năm 1232. Đầu thời Trung cổ, tu viện đã là trung tâm văn hóa
và tôn giáo củaVương quốc Frank. Ngôi nhà có cổng vào phía dưới là công trình
xây dựng duy nhất vẫn còn toàn vẹn của thời Karolinger và là một trong các di
tích quan trọng nhất của kiến trúc tiền Roman trong nước Đức. Thư viện của tu
viện Lorsch là một trong các thư viện lớn nhất thời Trung cổ, sau này được sáp
nhập vào Thư viện Palatina (Bibliotheca Palatina) tại Heidelberg. Vào khoảng
300 tác phẩm vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay của thư viện hiện đang được lưu
67
trữ tại 54 địa điểm khác nhau trong 17 nước trên thế giới. Tu viện Lorsch là di sản
thế giới của UNESCO từ năm 1991.
4.14. Ethiopia (1977) 9
Nhà thờ tạc đá Lalibela nằm ở thành phố Lalibela, Ethiopia. Các nhà thờ
này được xây dựng vào thời kỳ trị vì của Lalibela vào thế kỷ 12 và 13. Được tạc
trong đá, nhà thờ này bao gồm 12 giáo đường, chia thành 4 nhóm. Các nhà thờ
này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1978.
4.15. Hàn Quốc (1988) 12
Khu mộ đá Gochang, Hwasun và Ganghwa (Hangul: 고창 / 화순 /
강화지석묘군,Hanja: 高敞 /和順 /江華支石墓群, Hán Việt: Cao Sưởng, Hòa
Thuận, Giang Hoa chi thạch mộ quần) ở khu vực phía Tây của Hàn Quốc là một
nơi có hàng trăm ngôi mộ đáđược dùng đánh dấu các ngôi mộ và phục vụ cho lễ
nghi trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên khi nền văn hóa cự
thạch cực thịnh ở bán đảo Triều Tiên. Năm 2000, UNESCO đã công nhận đây
là di sản thế giới. Người ta cho rằng Triều Tiên là nơi có 50% mộ đá (hay bàn thờ
đá) của thế giới.
4.16. Hoa Kỳ (1973) 23
Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế
giới; tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; tiếng Pháp: La Liberté
éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với
kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do
kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng
10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Tượng Nữ thần
Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ
thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có
khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của
lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ. Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng
từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René
de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày
độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và
Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập
niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn
Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng
và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của
tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm
quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng
68
trường Madison của Thành phố New York từ năm1876 đến năm 1882. Công việc
xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công
việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ
bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để
hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng
hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người. Bức tượng được
xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau
đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe. Để
đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành
phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung
xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover
Cleveland làm chủ tọa. Tượng Nữ thần Tự do được Ban đặc trách Hải đăng Hoa
Kỳ quản lý cho đến năm 1901 và rồi sau đó là Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ; kể từ
năm 1933 thì do Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ quản lý. Bức tượng phải đóng
cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại,
tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ
năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay
thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng
cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại
đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên
đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ
cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh
ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916.
4.17. Hungari (1985)
Vùng sản xuất rượu Tokaj (tiếng Hungary: Tokaji borvidék [1]) còn được
gọi là vùng sản xuất rượu Tokaj-Hegyalja (gọi tắt là Tokaj-
Hegyalja hoặc Hegyalja) là một khu vực sản xuất rượu vang lịch sử nằm ở phía
đông bắc Hungary. Nó cũng là một trong bảy vùng rượu vang lớn nhất của
Hungary (Hungary: vùng Tokaji borrégió).Hegyalja có nghĩa là "chân" trong
tiếng Hungary, và đây chính là tên ban đầu của khu vực này. Khu vực bao gồm
28 ngôi làng và 11.149 ha là các cánh đồng nho riêng biệt theo từng loại, trong đó
có khoảng 5.500 hiện đang được trồng. Tokaj đã được công nhận là di sản thế
giới vào năm 2002 với tên Cảnh quan văn hóa lịch sử của vùng sản xuất rượu nho
Tokaj.[2] Tuy nhiên, sự nổi tiếng của nó đã có từ rất lâu từ trước đấy bởi vì nó là
quê hương của rượu Tokaji Aszú, rượu vang (được sản xuất nhờ loại nấm Botrytis
69
cinerea) lâu đời nhất thế giới. Do Hiệp ước Trianon, một phần nhỏ của vùng rượu
vang lịch sử này bây giờ thuộc về Slovakia.
4.18. Hy Lạp (1981) 17
Đền thờ Apollo Epicurius là một đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae và được
xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tuy ngôi đền này
nằm xa các thành phố quan trọng của Hy Lạp cổ đại, nó lại được nghiên cứu nhiều
nhất vì những đặc điểm kiến trúc khác thường của nó. Cũng vì lý do này, đền đã
được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1986, di sản thế giới
đầu tiên của Hy Lạp.
4.19. Inđônêxia (1989)
Quần thể đền đàiBorobudur - Ngôi chùa Phật nổi tiếng này có niên đại
từ thế kỷ 8 tới thứ 9, nằm ở trung Java. Công trình xây dựng gồm 3 tầng tháp:
dưới cùng là kim tự tháp bậc thang với năm hình vuông đồng tâm, thân là một
hình nón với ba đường tròn, và phía trên là một bảo tháp lớn hoành tráng. Các bức
tường và lan can được trang trí bằng phù điêu tinh xảo. Tổng diện tích bề mặt lên
tới 2.500 m2. Xung quanh các tầng đường tròn là 72 tháp chuông hình mắt cáo,
từng tháp bên trong có một bức tượng của Đức Phật ngồi. Ngôi đền đã được phục
hồi với sự giúp đỡ của UNESCO trong năm 1970. Ngày nay, nó là một trong
những kỳ quan kiến trúc nổi tiếng ở châu Á và là điểm tham quan hấp dẫn khi tới
Indonesia.
4.20. Ixraen 9
Akko hay Acre (tiếng Hebrew: עַ כּוֹ, ʻAkko; tiếng Ả Rập: ا ّك ا, ʻAkkā, tiếng
Hy Lạp cổ đại: Ἄκρη Akre) là một thành phố nhỏ ở phía Tây Galilee thuộc miền
Bắc Israel, nằm ven Địa Trung Hải tại phần cực bắc vịnh Haifa, với diện tích
13,533 km², có dân số hơn 46.000 người (năm 2011). Trong lịch sử, thành phố đã
từng thuộc về Hy Lạp vào khoảng năm 165 TCN. Đến năm 395, Akko rơi vào tay
Đế chế Byzantine. Thời kì sau đó, Akko lần lượt nằm dưới sự cai trị của người
Arab, Ottoman, sau đó ủy trị cho người Anh cho đến năm 1947. Đến ngày
17/5/1948, Akko chính thức về tay Israel, chấm dứt cuộc tranh chấp dai dẳng
giữa Ả Rập và Israel. Với một bề dày lịch sử lâu đời như vậy, Akko còn lưu giữ
rất nhiều nét văn hóa, kiến trúc qua các thời đại. Khu thành phố cổ Akko là thành
phố cảng có tường gạch bao quanh, mang tính chất phòng thủ được xây dựng từ
thời Ottoman (thế kỉ 18, 19) với đầy đủ yếu tố cấu thành đô thị điển hình như
thành lũy, nhà thờ Hồi giáo, Khan (một dạng quán trọ), nhà tắm công cộng.
Những di tích của một thành phố Thập tự chinh xây dựng từ khoảng năm 1104 –
1291, hầu như còn nguyên vẹn, nằm trên và dưới nền đất ngày nay, ghi lại dấu ấn
70
về một thủ phủ của vương quốc thập tự chinh Jerusalem thời Trung cổ. Năm 2001,
khu thành phố cổ này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới
theo tiêu chí (ii), (iii), (v). Tiêu chí (ii): Akko vẫn còn giữ được những di tích quan
trọng của một đô thị Trung Cổ rất đặc trưng bên cạnh các di tích của thành lũy
thành phố Hồi giáo thế kỉ 18, 19. Tiêu chí (iii): Các di tích của đô thị Trung Cổ,
cả phần ngầm và phần nổi, cho thấy nét độc đáo về cách bố trí và kết cấu của
thành phố thời kì này. Tiêu chí (v): Thành phố Akko ngày nay là một thí dụ quan
trọng về thành phố có lũy thời Ottoman, với các yếu tố cấu thành đô thị điển hình
như thành lũy, nhà thờ hồi giáo, Khan, nhà tắm công cộng, được bảo tồn tốt, một
số phần được xây dựng ngay trên các công trình thời Trung cổ từ thế kỉ 12, 13.
4.21. Iran (1975) 19
Cung điện Golestan (tiếng Ba Tư: خا ک نات س ل گ) phát âm là "Kakheh
Golestan" là tổ hợp hoàng gia của Qajar tại thủ đô của Iran. Đây là di tích lịch sử
lâu đời nhất tại Tehran, là một di sản thế giới của UNESCO, Golestan (còn được
gọi là Cung điện Gulistan) bao gồm các tòa nhà hoàng gia với các bức tường tranh
bùn gắn liền với lịch sử của Tehran.
4.22. Iraq (1974) 4
Vào năm 1400 trước Công nguyên, sau khi các nền văn hóa xuất hiện rồi
tàn lụi, thành cổ Arbil đã trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất
của đế chế Assyria. Nhiều thế kỷ sau đó, khu vực này đã xảy ra những cuộc chiến
tranh liên tiếp khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều xáo trộn, thành cổ
cũng theo đó bị hư hại nhiều phần. Hiện nay, dân số sống tại thành phố Erbil chỉ
khoảng hơn 3.000 người, trong số đó có 20% là hậu duệ của những cư dân từ thời
kỳ đầu của thành cổ Arbil. Những người dân ở đây sống trong các căn nhà được
xây bằng tường gạch, gỗ và mái lợp bùn. Hầu hết ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2016_5_2016m5_23h13m4_toan_van3_di_san_van_hoa_noi_tieng_the_gioi_noi_tieng_937.pdf