Sự điều trị đặc hiệu theo giai đoạn có thể rất quan trọng bởi vì có
nguy cơ đem đến hậu quả tồi tệ hơn là cải thiện tình trạng viêm cơ tim nếu
sử dụng sai thời điểm.
Giai đoạn 1: Sự nhân lên của virus
Trong giai đoạn 1 của viêm cơ tim, khi có sự nhân lên của virus trong
hầu hết các trường hợp thật là khó để xác định nhanh chóng nhằm điều trị
kháng virus bởi vì:
-Hiếm khi cấy máu (+)
-Việc chuẩn độ virus là không thực tế.
- Không có saün phương pháp tầm soát không xâm nhập , nhanh
chóng để phát hiện protein hoặc chất liệu di truyền cuả virus cũng như xác
định virus đặc hiệu để chọn lựa điều trị kháng virus.
Giai đoạn này có thể diễn ra không ghi nhận được, không kèm triệu
chứng suy tim. Khi tổn thương cơ tim rõ ràng trong pha 1, trong hầu hết các
trường hợp chẩn đoán viêm cơ tim dựa vào:
- Nhóm dấu hiệu và triệu chứng nhiễm siêu vi (sốt, tăng bạch cầu
lympho, các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hoá).
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các đề nghị hiện nay để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm cơ tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các đề nghị hiện nay để
chẩn đoán và điều trị bệnh
viêm cơ tim
Sự điều trị đặc hiệu theo giai đoạn có thể rất quan trọng bởi vì có
nguy cơ đem đến hậu quả tồi tệ hơn là cải thiện tình trạng viêm cơ tim nếu
sử dụng sai thời điểm.
Giai đoạn 1: Sự nhân lên của virus
Trong giai đoạn 1 của viêm cơ tim, khi có sự nhân lên của virus trong
hầu hết các trường hợp thật là khó để xác định nhanh chóng nhằm điều trị
kháng virus bởi vì:
- Hiếm khi cấy máu (+)
- Việc chuẩn độ virus là không thực tế.
- Không có saün phương pháp tầm soát không xâm nhập , nhanh
chóng để phát hiện protein hoặc chất liệu di truyền cuả virus cũng như xác
định virus đặc hiệu để chọn lựa điều trị kháng virus.
Giai đoạn này có thể diễn ra không ghi nhận được, không kèm triệu
chứng suy tim. Khi tổn thương cơ tim rõ ràng trong pha 1, trong hầu hết các
trường hợp chẩn đoán viêm cơ tim dựa vào:
- Nhóm dấu hiệu và triệu chứng nhiễm siêu vi (sốt, tăng bạch cầu
lympho, các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu hoá).
- Bệnh nhân có thể đau ngực và loạn nhịp nhĩ hoặc thất.
- ECG trong giai đoạn cấp của viêm cơ tim lâm sàng bao gồm: QRS
giãn rộng, blốc nhánh trái, thay đổi ST-T và blốc AV.
- Siêu âm tim có thể biểu hiện giảm chức năng tâm thu, và vận động
vách bất thường. Các nghiên cứu gần đây về phân tích kết cấu gợi ý rằng
thông tin chẩn đoán đặc hiệu có thể cung cấp qua kỹ thuật xử lý hình ảnh.
- Sinh thiết nội mạc cơ tim nói chung không cần thiết trong giai đoạn
này nhưng chẩn đoán virus học kết hợp sinh thiết có thể thực hiện qua kỹ
thuật tái tổ hợp DNA.
Hai phương pháp được sử dụng là PCR (polymerase chain reaction)
và lai hoá in situ. Kỹ thuật PCR đạt kết quả (+) gần 20% bệnh nhân nghi ngờ
viêm cơ tim và bệnh cơ timphì đại. Tần số cao hơn trong phase 1 của bệnh.
Và kỹ thuật lai hoá in situ phát hiện genome virus gần 35% bệnh nhân ấy.
Không phát hiện hoặc nồng độ thấp genome virus ở nhóm kiểm chứng xác
nhận độ đặc hiệu của những kỹ thuật này.
Trong thời điểm hiện nay, điều trị trong giai đoạn này bao gồm:
- Tránh ức chế miễn dịch gây hại.
- Các biện pháp kháng virus không đặc hiệu và kháng virus trực tiếp
khi tác nhân virus được xác định hoặc trong bối cảnh dịch tể virus đã biết
được. Trong mô hình thực nghiệm, giảm xâm nhập, bám dính và tăng sinh
của virus làm giảm mức độ nặng của viêm cơ tim. Thuốc kháng virus hiệu
quả bao gồm chất tương tự nucleoside như ribovirin mà nó làm tăng bảo vệ
miễn dịch nội sinh, cũng như với globulin miễn dịch và interferon và các
thuốc ức chế xâm nhập virus ở vị trí receptor CAR.
Giai đoạn 2 : Hoạt hoá miễn dịch
Giai đoạn 2 của bệnh là kết quả của hoạt hoá miễn dịch có thể chẩn
đoán xác định qua sinh thiết.
Chẩn đoán đảm bảo nhất khi:
- Khi tiến hành sinh thiết chỉ một vài ngày đến một vài tuần sau khi
phục hồi triệu chứng nhiễm siêu vi
- Nhiều ổ thâm nhiễm lympho bào ở tổ chức học.
Chẩn đoán ít đảm bảo khi:
- Dấu hiệu tiền triệu đã khá lâu, không có tiền triệu xảy ra
- Chỉ một vài điểm viêm nhiễm nhỏ
Mẫu sinh thiết nội mạc cơ tim có thể được phân tích với kỷ thuật tổ
chức học, miễn dịch và phân tử. Tư liệu từ loạt lớn >4000 bệnh nhân gợi ý
tần số sinh thiết (+) ở bệnh nhân viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim dãn nỡ là
thấp ( # 10%). Kết quả sinh thiết (+) gia tăng khi tăng số lượng mẫu lấy sinh
thiết.
Các xét nghiệm chỉ điểm tình trạng hoạt hoá miễn dịch bao gồm phân
tử kết dính liên bào -1 (ICAM-1) và các chỉ điểm hoạt hoá tế bào T thường
cao hơn ở người viêm cơ tim so với người đối chứng.
Cũng như tự kháng thể đặc hiệu cơ tim antimyosin thường cao ở
người viêm cơ tim. Tuy nhiên không một xét nghiệm nào đủ nhạy cảm để
được xem là một phương tiện chẩn đoán không xâm nhập.
Chẩn đoán phân tử với mẫu sinh thiết cơ tim xác minh nguồn gốc và
dịch tể học cuả bệnh. Những kỷ thuật này đang được nghiên cưu nhưng đầy
hứa hẹn.
Các kỷ thuật hình ảnh không xâm nhập như xạ hình kháng thể anti-
myosin có đánh dấu gallium và indium cho thấy là không đủ độ đặc hiệu và
nhạy cảm để chẩn đoán. Tuy nhiên kỷ thuật có đánh dấu indium có thể làm
giảm sự cần thiết sinh thiết nội mạc cơ tim ở những bệnh nhân có kết quả
hình ảnh ().
Có rất nhiều cách thức điều trị điều hoà miễn dịch trong giai đoạn này
bao gồm:
- Ức chế miễn dịch (steroids, azathioprine, cyclosporine và OKT-3),
globuline miễn dịch có tác dụng điều hoà miễn dịch không có tác dụng
chống virus trực tiếp cũng đã được sử dụng.
- Ngăn chặn cytokine (manipulation): Chưa có chế độ điều trị anti-
cytokine nào được nghiên cứu ở người dù có nhiều đề xuất.
- Vaccine chống receptor tế bào T
Hiện nay, chỉ có các thuốc ức chế miễn dịch đã được chứng minh qua
nghiên cứu nên được sử dụng trong phase bệnh này và chỉ khi giai đoạn này
đã được xác minh rõ.
Điều quan trọng người ta ghi nhận rằng các bệnh nhân viêm cơ tim tối
cấp tiến triển rối loạn huyết động đột ngột có tiên lượng tốt hơn những người
viên cơ tim cấp và mãn dạng nhẹ. Những bệnh nhân này cần được hổ trợ tích
cực với dụng cụ hổ trợ thất trái vì khả năng phục hồi cao. Bệnh cơ tim chu
sinh do viêm cơ tim có thể tiến triển tương đối đột ngột và có thể gây suy
tim tim nặng. Khả năng là do tự miễn, không liênquan với nhiễm virus. Khi
bệnh tiến triển nhanh và mạch mẽ, tiên lượng cũng tốt. Hiệu quả ức chế
miễn dịch chưa được chứng minh.
Giai đoạn 3: Bệnh cơ tim giãn nỡ
Khi không có nhiễm virus và hoạt hoá tự miễn tái phát thì bệnh nhân
giai đoạn 3 phải được xử trí như bệnh cơ tim dãn nỡ vô căn và suy tim sung
huyết.
Không có chứng cứ bệnh cơ tim dãn nỡ mãn tính do viêm cơ tim cần
điều trị khác với bệnh cơ tim dãn nỡ do các nguyên nhân khác.
Tái cấu trúc và tồi tệ lâm sàng hơn nữa có thể được ngăn ngừa bằng
thuốc ức chế men chuyển, ức chế bêta, spinorolactone, và có thể cả
amiodarone.
Đặt máy khử rung nên xem xét ở những người được chứng minh có
loạn nhịp thất đe dọa tính mạng.
Theo dõi tái phát tình trạng nhiễm virus hoặc tự miễn . Tốt nhất nên
thực hiện cả bệnh sử, thăm khám và siêu âm tim.
Những khuynh hướng tương lai
Cần có những chiến lược chẩn đoán mới mà nó phản ánh đầy đủ quá
trình sinh lý bệnh . Sự tiến bộ của các phương pháp nhằm làm rõ tương tác
virus, cơ tim, miễn dịch học cho phép chẩn đoán chính xác hơn, tiên lượng
hiệu quả hơn, điều trị hợp lý hơn.
Chẩn đoán phân tử với tổ chức cơ tim có thể sẽ gia tăng thủ thuật sinh
thiết nội mạc cơ tim ngắn hạn, nhưng các kỹ thuật mới về chẩn đoán hình
ảnh với đặc hiệu theo giai đoạn hy vọng sẽ giảm cần thiết sinh thiết nội mạc
cơ tim.
Ngày càng cải thiện sự hiểu biết về sinh lý bệnh sẽ dẫn đến viễn cảnh
điều trị mới. Ví dụ như T-cell tyrosine kinase p56 lck có thể mở ra một đích
đến cho phát triển thuốc trong tương lai.
Cùng với sự phát hiện receptor coxsackie-adenovirus (CAR)/ phức
hợp đồng thụ thể (coreceptor) đối với bệnh này, hướng điều trị chính xác
hơn đối với vị trí xâm nhập của virus có thể chứng minh có kết quả.
Các vaccine hiệu quả có thể ngăn ngừa hậu quả bất lợi của nhiễm
virus , bao gồm cả viêm cơ tim. Các vaccine này có thể bao gồm trong
chương trình tiêm chủng trẻ em. Chủng ngừa vaccine chống lại receptor tế
bào T liên quan với viêm cơ tim tự miễn có nhiều triển vọng điều trị.
Trong mẫu chuột thí nghiệm bằng cách sử dụng myosin cơ tim qua
đường mũi, người ta ghi nhận đạt được dung nạp đặc hiệu với kháng nguyên
myosin mà thành phần này tham gia trong viêm cơ tim tự miễn.
Đây là phương thức điều trị đầy hứa hẹn bởi vì myosin có thể là tự
kháng nguyên phổ biến trong bệnh viêm cơ tim ở người. Việc giải phóng nó
lưu thông trong tuần hoàn sau khi có tổn thương cơ tim do nhiều nguyên
nhân khác nhau đã làm khởi phát quá trình tự miễn, mà đây có thể là con
đường chung cuối cùng đối với nhiều dạng viêm cơ tim.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_7502.pdf