Các chỉ tiêu về mục tiêutổng quát và tác động-Độ che phủ rừng

Độche phủrừng là số đo tỷlệphần trăm diện tích có rừng so với diện tích tựnhiên

của một vùng lãnh thổ. Độche phủrừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích rừng tăng hay

giảmtrong một vùng lãnh thổ

pdf19 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về mục tiêutổng quát và tác động-Độ che phủ rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 46 Độ che phủ rừng Chỉ tiêu 1.2 Độ che phủ rừng là số đo tỷ lệ phần trăm diện tích có rừng so với diện tích tự nhiên của một vùng lãnh thổ. Độ che phủ rừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích rừng tăng hay giảm trong một vùng lãnh thổ. Công thức để tính độ che phủ rừng Độ che phủ rừng = Stn )(*100 SmtScr − Trong đó: - Scr là diện tích có rừng - Smt là diện tích rừng trồng dưới 3 tuổi - Stn là tổng diện tích tự nhiên Từ năm 2001 đến nay, nhờ công tác thống kê rừng do lực lượng Kiểm lâm thực hiện, nên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố hiện trạng rừng hàng năm. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu độ che phủ rừng (tính theo %) được tính hàng năm dựa trên số liệu về diện tích rừng hiện có và tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là chỉ tiêu phản ảnh tỷ lệ giữa diện tích rừng và diện tích đất tự nhiên. Chỉ tiêu này được tính cho cả nước và 61 tỉnh, thành phố có rừng. Biểu đồ 3: Độ che phủ rừng từ năm 2000 đến năm 2006 Biểu đồ cho thấy độ che phủ rừng tăng với tốc độ trung bình trong giai đoạn 2000- 2006 là 0,8%/ năm. Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 33 ,2 0% 34 ,5 0% 35 ,8 0% 36 ,1 0% 36 ,7 0% 37 ,0 0% 38 ,0 0% 30% 31% 32% 33% 34% 35% 36% 37% 38% 39% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 47 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 48 Theo số liệu trong Bảng 5, các vùng có độ che phủ rừng cao nhất là Tây Nguyên (54,0%), Bắc Trung Bộ (47,1%) và Đông Bắc Bộ (44,2%); Các vùng có độ che phủ rừng thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (7,3%), Đông Nam Bộ (18,5%). Diện tích đất trống đồi trọc trong toàn quốc (đất chưa sử dụng) còn tới 6,36 triệu ha, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc (1,7 triệu ha) và Tây Bắc (1,3 triệu ha) và sẽ là những diện tích tiềm năng để trồng rừng trong tương lai. Bảng 5: Diện tích rừng hiện có theo loại rừng và vùng sinh thái năm 2005 Đơn vị tính: 1.000 ha C h i a r a Rừng trồng Tỉnh, TP Diện tích có rừng Rừng tự nhiên Tổng <=3 tuổi Đất trống, đồi núi chưa sử dụng Độ che phủ rừng (%) Toàn quốc 12.601.753 10.272.971 2.328.782 399.066 6.365.598 37,0 Tây Bắc 1.477.876 1.376.952 100.924 22.940 1.326.970 39,0 Đông Bắc 3.056.112 2.231.174 824.938 136.764 1.741.658 44,2 Sông Hồng 95.206 49.702 45.504 2.513 37.048 7,3 Bắc Trung Bộ 2.484.694 1.999.855 484.840 59.967 1.177.357 47,1 Duyên Hải Miền Trung 1.745.977 1.436.036 309.940 72.190 1.023.522 38,2 Tây Nguyên 2.973.077 2.828.656 144.421 29.118 776.914 54,0 Đông Nam Bộ 456.630 292.038 164.591 21.876 211.216 18,5 Tây Nam Bộ 312.182 58.559 253.623 53.698 70.914 6,5 Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005 Mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2020 là thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 42 – 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Trồng rừng ngập mặn, góp phần nâng cao độ che phủ rừng (GTZ) Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 49 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành Lâm nghiệp Chỉ tiêu 1.3 Tổng sản phẩm trong nước của ngành lâm nghiệp là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của ngành lâm nghiệp trong một thời kì nhất định. Tổng sản phẩm trong nước của toàn bộ nền kinh tế và các ngành thường được tính theo giá thực tế và giá so sánh. GDP theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. GDP theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất. Giá thực tế là giá của sản phẩm hàng hóa dịch vụ hình thành ngay trong trong quá trình giao dịch tại một thời kỳ nhất định. Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng, đồng thời với sự vận động tiền tệ tài chính, thanh toán. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 GDP ngành lâm nghiệp đạt 10.052 tỷ đồng. So với tổng sản phẩm quốc gia 839.211 tỷ đồng thì GDP lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn là 1,2% và nếu so với tổng giá trị sản phẩm của toàn khối nông, lâm nghiệp và thủy sản là 175.984 tỷ đồng, thì GDP lâm nghiệp cũng chỉ chiếm 5,7%. Bảng 6: Tỷ trọng GDP nông, lâm, thủy sản trong tổng GDP Đơn vị: % 2000 2002 2003 2004 2005 Toàn ngành 24,53 23,03 22,54 21,81 20,97 Nông nghiệp 19,82 18,02 17,34 16,65 15,85 Lâm nghiệp 1,34 1,21 1,27 1,32 1,20 Thuỷ sản 3,38 3,80 3,93 3,84 3,93 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Số liệu tỷ trọng GDP chung của khối và của từng ngành nông, lâm và thủy sản so với tổng GDP ở bảng trên cho thấy, trong khi tỷ trọng GDP của khối so với tổng GDP quốc gia đang có xu hướng giảm nhanh, từ 24,5% năm 2000 xuống còn xấp xỉ 21% năm 2005, thì tỷ trọng GDP lâm nghiệp trong tổng GDP quốc gia có mức giảm chậm hơn. Cụ thể, tỷ trọng GDP lâm nghiệp trong tổng GDP năm 2005 so với năm 2000 chỉ giảm 0,1% từ 1,3% còn 1,2%, trong khi tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP giảm 3,97% từ 19,82% năm 2000 xuống còn 15,85% năm 2005. Điều này cho thấy, mức đóng góp của lâm nghiệp trong tổng GDP tuy còn khiêm tốn, nhưng khá ổn định. Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 50 Biểu đồ 4: Cơ cấu GDP lâm nghiệp trong GDP khối nông lâm thuỷ sản Năm 2000 Nông nghiệp 81% Lâm nghiệp 5% Thuỷ sản 14% Năm 2005 Nông nghiệp 75% Lâm nghiệp 6% Thuỷ sản 19% Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Biểu đồ trên cho thấy cơ cấu GDP trong nội bộ khối nông, lâm, thủy sản của năm 2000 và 2005 và tỷ trọng GDP lâm nghiệp và thủy sản tăng trong khi tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm. Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh chủ yếu dùng để nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của các ngành trên giác độ khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất, sau khi loại trừ biến động của yếu tố giá cả. Giá so sánh là giá thực tế của sản phẩm hàng hóa dịch vụ của một năm nào đó được chọn để làm mốc so sánh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, GDP lâm nghiệp tính theo giá so sánh năm 1994, đạt 2.635 tỷ đồng, tăng 0,96% so với năm trước. Tính bình quân trong giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành lâm nghiệp đạt 0,8%. Về phương pháp tính toán GDP lâm nghiệp cũng đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006- 2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 đã nêu rõ:" ...Theo các số liệu được công bố hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 1% tổng GDP quốc gia. Giá trị lâm nghiệp trong GDP theo cách thống kê hiện nay mới tính giá trị các hoạt động sản xuất chính thức theo kế hoạch, chưa tính được giá trị các lâm sản do dân khai thác, chế biến và lưu thông trên thị trường; đặc biệt khâu công nghiệp chế biến lâm sản cũng không được tính đến. Những hiệu quả rất to lớn của rừng như tác dụng phòng hộ đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị, giá trị bảo tồn đa dạng sinh Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2000-2005 0,47 0,47 0,82 0,81 0,96 0,32 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % Nguồn: Tổng cục Thống kê Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 51 học, bảo tồn nguồn gien, du lịch sinh thái v.v… chưa được thống kê vào GDP của lâm nghiệp..."; Chiến lược đã đưa ra quan niệm mới về ngành lâm nghiệp như sau:" Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng". Vì vậy, cần phân biệt GDP lâm nghiệp theo cách tính của TCTK gồm các hoạt động trồng rừng, khai thác và dịch vụ bao gồm cả dịch vụ môi trường và GDP của ngành lâm nghiệp theo định nghĩa trên bao gồm GDP lâm nghiệp và các hoạt động vận chuyển, chế biến, kinh doanh lâm sản. Công nghiệp chế biến gỗ… …và du lịch sinh thái góp phần đáng kể vào GDP của ngành Lâm nghiệp. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 52 Tỷ lệ nghèo ở các tỉnh, thành phố có nhiều rừng Chỉ tiêu 1.4 Đây là chỉ tiêu kết hợp giữa tỷ lệ nghèo với diện tích rừng hiện có theo địa bàn nhằm phản ánh mối liên hệ giữa mức sống hay thu nhập của người dân địa phương gắn với vốn rừng hiện có. Tỷ lệ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp dựa theo chuẩn nghèo do Chính phủ qui định áp dụng cho giai đoạn 2001-2005, còn diện tích rừng hiện có được sử dụng theo số liệu công bố hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Năm 2005, tổng diện tích rừng toàn quốc hiện có trên 12,6 triệu ha. Cả nước chỉ có 3 địa phương không có rừng, là: Hưng Yên, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. Bảng 7: Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng năm 2005 Vùng Tỷ lệ che phủ rừng % Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo % Toàn quốc 38,0 17.735.494 1.213.770 6,84 Đông Bắc 46,2 1.763.651 149.916 8,5 Tây Bắc 39,7 476.723 70.117 14,71 Đồng bằng sông Hồng 7,4 4.557.454 222.794 4,89 Bắc Trung Bộ 49,6 2.276.524 255.599 11,23 DH Nam Trung Bộ 38,9 1.593.120 128.891 8,09 Tây Nguyên 54,2 929,651 99.771 10,73 Đông Nam Bộ 17,7 2.514.477 62.357 2,48 Đồng bằng sông Cửu Long 8,2 3.624.394 224.325 6,19 Nguồn: Bộ Lao động và TBXH và Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 . Để có căn cứ phân tích mối liên hệ giữa tỷ lệ nghèo đối với các địa phương có nhiều rừng, diện tích rừng được chia thành 5 nhóm với khoảng cách mỗi nhóm là 100 ngàn ha để so sánh với tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các địa phương theo nhóm. (Bảng 7) Nhóm có diện tích rừng dưới 100 ngàn ha có tới 26 địa phương, chiếm tỷ lệ 42,6% số địa phương có rừng trong cả nước. Tuy nhiên, trong nhóm này có tới 22 địa phương có diện tích rừng dưới 50 ngàn ha, chiếm gần 85% số địa phương trong nhóm và chỉ có 4 địa phương có diện tích rừng từ 50 ngàn ha đến dưới 100 ngàn ha, nên nhóm có diện tích rừng dưới 100 ngàn ha về thực chất sẽ đại diện cho các địa phương có ít rừng mà phần lớn có diện tích rừng dưới 50 ngàn ha. Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động 53 Bảng 8: Tỷ lê hộ nghèo phân theo diện tích rừng năm 2005 Diện tích rừng (1000 ha) Số tỉnh, thành phố Diện tích BQ (1000 ha) Tỷ lệ nghèo BQ (%) Toàn quốc 64 12.616,7 8,1 400 - trở lên 9 600,2 11,4 300 - 400 9 346,7 12,2 200 - 300 8 247,4 10,6 100 - 200 9 137,3 6,6 Dưới 100 26 23,8 5,4 Không có rừng 3 0 3,6 Nguồn: Bộ LĐTB&XH và Bộ NN&PTNT, 2006 Qua bảng so sánh giữa diện tích rừng và tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo nhóm ở trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau: (i) Tỷ lệ nghèo và diện tích rừng của các địa phương có quan hệ tỷ lệ thuận, có nghĩa là địa phương càng có nhiều rừng thì tỷ lệ nghèo càng cao và ngược lại; (ii) các địa phương có ít rừng (dưới 200 ngàn ha) có tỷ lệ hộ nghèo bình quân thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 8,1%; (iii) các địa phương không có rừng có tỷ lệ hộ nghèo bình quân thấp nhất. Biểu đồ 6: Tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh/tp theo các nhóm diện tích rừng 11 ,4 3% 12 ,1 9% 10 ,5 9% 6, 55 % 5, 42 % 3, 60 % 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 400-trở lên (9 tỉnh) 300-400 (9 tỉnh) 200-300 (8 tỉnh) 100-200 (9 tỉnh) Dưới 100 (26 tỉnh) Không có rừng (3 tỉnh) Tỷ lệ h ộ ng hè o (% ) Diện tích rừng của tỉnh (1000 ha) Nguồn: Bộ LĐTB&XH và Bộ NN&PTNT, 2006 Bộ Lao động-Thương binh và xã hội cung cấp danh sách hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo theo 4 cấp xã, huyện, tỉnh và quốc gia. Hiện tại, trong cơ sở dữ liệu FOMIS số liệu về tỷ lệ hộ nghèo mới được thu thập đến cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo chuẩn nghèo do Chính phủ qui định và diện tích rừng hiện có được Bộ Nông nghiệp và PTNT cập nhật hàng năm với số liệu chi tiết theo các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vùng, miền. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương Các chỉ tiêu về kinh tế Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng. Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác. Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010: Đảm bảo phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng thông qua việc nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội tranh và hội nhập Dự án trồng mới 5 triệ nguyên liệu cho công n cũng như củi đun, phục nghiệp chế biến lâm sả đóng góp vào sự phát tri Báo cáo Ngành Lâm nghiquốc tế. nhập quốc tế. Các mục tiêu cụ thể: ¾ Nâng cao sản lượng rừng và thu nhập của đồng bào miền núi; ¾ Nâng cao tính cạnh u ha rừng: Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng cũng nhu ghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo và các sản phẩm phi gỗ vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển công n, đưa lâm nghiệp trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn và ển kinh tế, xã hội vùng nông thôn miền núi. ệp 2005 54 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế Giá trị sản xuất Lâm nghiệp Chỉ tiêu 2.1.1 Giá trị sản xuất lâm nghiệp bao gồm giá trị trồng mới, nuôi dưỡng, chăm sóc, tu bổ, khoanh nuôi, cải tạo rừng (gọi tắt là trồng rừng); giá trị lâm sản khai thác, giá trị cây và hạt giống (gọi tắt là khai thác), giá trị các hoạt động bảo vệ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (gọi tắt là dịch vụ) thực hiện trong kỳ, giá trị những sản phẩm dở dang trong nuôi trồng rừng. Hiện nay, Tổng cục Thống kê tính giá trị sản xuất lâm nghiệp theo tần suất quí và theo 2 loại giá: giá thực tế và giá so sánh, lấy giá năm 1994 làm giá gốc. Bảng 9 : Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 Giá so sánh (Tỷ đồng) Giá thực tế (Tỷ đồng) Chia ra: Chia ra: Miền, vùng Tổng số Trồng rừng Khai thác Dịch vụ Tổng số Trồng rừng Khai thác Dịch vụ Cả nước 6.315,6 1.312,0 4.464,5 539,1 9.496,2 1.403,5 7.550,3 542,4 Miền Bắc 4.004,1 884,3 2.846,5 273,3 5.625,1 845,3 4.532,1 247,7 ĐB sông Hồng 208,3 31,6 156,6 20,1 291,8 35,2 242,6 14,0 Đông Bắc 1.923,2 427,2 1.364,9 131,1 2.294,7 386,7 1.818,6 89,4 Tây Bắc 635,8 73,3 521,7 40,8 1.046,5 68,6 940,9 37,0 Bắc Trung Bộ 1.236,8 352,2 803,3 81,3 1.992,1 354,8 1.530,0 107,3 Miền Nam 2.311,5 427,7 1.618,0 265,8 3.871,1 558,2 3.018,2 294,7 Duyên Hải Trung Bộ 498,3 136,6 316,4 45,3 685,5 157,5 492,5 35,5 Tây Nguyên 450,9 98,2 308,4 44,3 730,3 165,2 501,7 63,4 Đông Nam Bộ 375,8 75,0 257,7 43,1 602,3 98,5 432,4 71,4 ĐB sông Cửu Long 986,5 117,9 735,5 133,1 1.853,0 137,0 1.591,6 124,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Số liệu trên cho thấy: giá trị sản xuất về khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất và giá trị sản xuất của các hoạt động dịch vụ là nhỏ nhất. Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 tính theo giá so sánh và giá thực tế và cơ cấu của các lĩnh vực hoạt động có sự khác biệt khá lớn. Yếu tố giá đã có tác động lớn đến các hoạt động khai thác, tác động ít đối với các hoạt động trồng rừng và hầu như không tác động đến các dịch vụ trong ngành lâm nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa phản ánh đầy đủ vì nhứng lý do sau đây: • Chi phí trồng rừng chưa được tính đầy đủ vì chỉ dưạ vào giá hỗ trợ của Nhà nước ví dụ 4 triệu đồng / ha trồng rừng phòng hộ, trong khi chi phí thực tế lên đến 10-15 triệu đồng/ha hoặc hơn nữa đối với các vùng sâu vùng xa. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 55 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế • Lượng khai thác được công bố là thấp so với thực tế do chỉ tính lượng khai thác theo kế hoạch, chưa tính được số lượng gỗ và LSNG khai thác của dân, lượng khai thác bất hợp pháp và khai thác "tận dụng". Số lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ trừ tre luồng hầu như chưa thể thống kê được. • Ngoài ra các giá trị sản xuất trong chế biến gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường cũng chưa được tính để đưa vào đóng góp của ngành lâm nghiệp. • Các giá trị môi trường của rừng hiện chưa được định giá rõ ràng, nhưng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nóng lên của trái đất, vai trò và giá trị môi trường của rừng trong tương lai gần sẽ cao hơn nhiều so với giá trị của gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Để việc thống kê chính xác giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đề nghị phân biệt giá trị sản xuất lâm nghiệp và giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo cách thống kê hiện nay bao gồm GTSX trồng rừng, khai thác và các dịch vụ bao gồm các dịch vụ môi trường. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng, như đã được xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020. Công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 56 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế Cơ cấu giá trị sản xuất Lâm nghiệp Chỉ tiêu 2.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp là tỷ lệ phần trăm của giá trị trong trồng rừng, khai thác và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Qua bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005, chúng ta có thể thấy, cơ cấu của 3 hoạt động: trồng rừng, khai thác và dịch vụ giữa 2 miền và các vùng đều có một đặc điểm giống nhau đó là cơ cấu giá trị sản xuất trong khai thác lâm sản chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là giá trị hoạt động trồng rừng và cuối cùng là giá trị dịch vụ. Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 Chia ra Vùng, miền Tổng số Trồng rừng Khai thác Dịch vụ Cả nước 100,0 14,8 79,5 5,7 Miền Bắc 100,0 15,0 80,6 4,4 Đồng bằng sông Hồng 100,0 12,1 83,1 4,8 Đông Bắc 100,0 16,9 79,3 3,9 Tây Bắc 100,0 6,6 89,9 3,5 Bắc Trung Bộ 100,0 17,8 76,8 5,4 Miền Nam 100,0 14,4 78,0 7,6 Duyên Hải Trung Bộ 100,0 23,0 71,8 5,2 Tây Nguyên 100,0 22,6 68,7 8,7 Đông Nam Bộ 100,0 16,4 71,8 11,9 Đồng bằng sông Cửu Long 100,0 7,4 85,9 6,7 Nguồn: Tổng cục thống kê Tuy nhiên khi so sánh giữa các vùng với nhau thì có sự khác biệt tương đối lớn, cụ thể: 3 vùng có tỷ lệ giá trị về giá trị khai thác lâm sản cao nhất là: Tây Bắc (89,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (85,9%) và Đồng bằng sông Hồng (83,1%), còn 3 vùng có giá trị trồng rừng cao nhất là: Duyên hải Nam Trung bộ (23,0%), Tây Nguyên (22,6%) và Đông Bắc (16,9%). Điều này có thể giải thích như sau: Mặc dù giá trị khai thác lâm sản của các vùng đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, nhưng do chủ trương hạn chế khai thác rừng tự nhiên nên một số vùng có nhiều rừng tự nhiên như: Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đông Bắc có giá trị khai thác chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các vùng khác. Còn tỷ trọng giá trị trồng rừng cao tại một số vùng là do các vùng này thời gian qua đã tập trung nhiều hơn vào các hoạt động trồng mới rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng. Bảng trên cho thấy có sự mất cân đối về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp. Khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ trọng quá nhỏ do các dịch vụ môi trường không được tính đến trong cơ cấu. Tỷ trọng giá trị trồng rừng thấp chứng tỏ trồng Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 57 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế rừng chưa được quan tâm đầy đủ và chưa được đầu tư đúng mức (thấp hơn nhiều so với yêu cầu trồng rừng cao sản). Rừng tràm ở Cà Mau có giá trị cao về du lịch sinh thái và môi trường Số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phải gắn với giá trị sản xuất lâm nghiệp, vì chỉ tiêu này nếu tách riêng sẽ không phản ánh đầy đủ về các đóng góp của lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân.. Số liệu cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ sở dữ liệu FOMIS được tính dựa trên giá trị sản xuất thực tế chia theo 3 nhóm hoạt động chính là: trồng rừng, khai thác và dịch vụ. Ngoài ra, số liệu còn được chia theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo vùng, miền, cả nước và được bổ sung cập nhật hàng năm. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 58 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế Trữ lượng rừng Chỉ tiêu 2.1.3 Theo kết quả điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc các thời kỳ 1996-2005 thì tổng trữ lượng gỗ cả nước là 782,0 triệu m3; trong đó: Rừng tự nhiên 751,5 triệu m3, chiếm 96,1%; Rừng trồng 30,5 triệu m3, chiếm 3,9%; Tổng trữ lượng tre nứa cả nước là 5,3 tỷ cây. Theo thiết kế của Chương trình điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ 3 (2001-2005), việc thu thập các thông tin phục vụ cho tính toán, xác định trữ lượng rừng được thực hiện trên các ô điều tra định vị 2 cấp (ô sơ cấp), bố trí hệ thống. Mỗi ô sơ cấp đại diện cho 32 km2 ngoài thực địa. Trong mỗi ô sơ cấp, có 40 ô đo đếm (ô thứ cấp) để thu thập số liệu. Các thông tin thu thập cho từng cây gỗ được tổng hợp để tính trữ lượng bình quân theo trạng thái rừng, kiểu rừng và tỉnh. Như vậy, tuy cùng một trạng thái rừng, nhưng ở các tỉnh khác nhau sẽ có trữ lượng bình quân khác nhau. Từ trữ lượng bình quân, kết hợp với diện tích của từng khối rừng tương ứng sẽ xác định được trữ lượng rừng cho từng tỉnh, tổng hợp lên vùng và toàn quốc. Theo kết quả của Chương trình thì trữ lượng gỗ bình quân của các vùng sinh thái như sau: Bảng11: Trữ lượng bình quân của rừng năm 2005 Đơn vị tính: Gỗ (m3/ha); tre nứa (1.000 cây/ ha) S TT Nhóm trạng thái rừng Toàn quốc Tây Bắc Đông Bắc ĐB Sông Hồng* Bắc Trung bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông CL 1 Rừng LRTX giàu 252,9 275,0 185,0 286,1 255,6 271,5 247,2 195,0 195,0 2 Rừng LRTX TB 153,6 110,8 90,6 123,4 137,3 184,8 164,1 142,4 179,2 3 Rừng LRTX nghèo 74,3 45,9 43,7 46,0 84,3 76,4 86,6 99,0 115,0 4 R. LRTX phục hồi 63,6 43,9 33,6 30,3 50,9 76,1 88,7 102,3 105,0 5 Rừng lá kim 141,3 21,0 141,5 6 Rừng LRLK 131,3 138,0 108,5 7 Rừng khộp giàu 139,8 139,8 8 Rừng khộp TB 114,0 113,6 147,4 9 Rừng khộp nghèo 75,1 73,3 96,5 10 Rừng khộp phục hồi 81,2 80,9 82,3 11 Rừng tre nứa 6,843 5,145 4,503 3,31 6,527 3,493 9,464 6,222 12 Rừng G+TN 68,8 47,4 19,2 44,0 60,8 79,9 87,7 107,6 50,0 13 Rừng ngập mặn + phèn 33,0 40,0 40,0 40,0 40,0 40,2 21,0 14 Rừng trên núi đá 52,5 48,0 34,0 46,3 80,2 66,0 15 Rừng trồng 22,9 16,9 19,2 25,0 18,7 54,4 20,1 14,2 18,7 Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên - Viện điều tra quy hoạch rừng * Trữ lượng bình quân của Vườn quốc gia Cúc Phương Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 59 Chương 4. Các chỉ tiêu về kinh tế Nhóm trạng thái rừng tự nhiên giàu ở bốn vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có trữ lượng bình quân cao nhất từ 247 đến 275 m3/ha; ba vùng Đông Bắc, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng bình quân thấp hơn, trung bình 190 m3/ha.; Nhóm trạng thái rừng tự nhiên trung bình: Bốn vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên có trữ lượng cao hơn các vùng khác, bình quân từ 137 đến 185 m3/ha; các vùng còn lại bình quân từ 90 đến 123 m3/ha. Nhóm trạng thái rừng tự nhiên nghèo: Nhìn chung rừng nghèo các tỉnh phía bắc từ Ninh Bình trở ra có trữ lượng bình quân thấp hơn các tỉnh phía nam từ Thanh Hoá trở vào, nguyên nhân do các tỉnh phía bắc khai thác lạm dụng rừng quá nhiều. Nhóm trạng thái rừng tự nhiên phục hồi: Trữ lượng bình quân của rừng phục hồi được tính trong phạm vi diện tích rừng phục hồi có trữ lượng. Trữ lượng bình quân của bốn vùng Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Đông Bắc thấp hơn bốn vùng còn lại. Nhóm trạng thái rừng lá kim và lá rộng + lá kim: Chỉ xuất hiện ở ba vùng nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bô với trữ lượng bình quân từ 110 đến 140 m3/ha. Nhóm trạng thái rừng rụng lá (rừng khộp): Xuất hiện ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ; rừng giàu có trữ lượng bình quân 140 m3/ha thấp hơn rừng thường xanh khoảng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_so_lieu_split_3_7051.pdf
Tài liệu liên quan