-Hiện nay, việc trồng các loại cây kiễng trong chậu
đặc biệt là cây mai người làm vườn đang áp dụng
một số biện pháp canh tác kỹ thuật cao. Tuy nhiên
chưa đồng bộ nên thường dẫn đến tình trạng cây
thiếu dinh dưỡng nhất là các chất vi lượng như
magiê, kẻm, mangan, sắt.
5 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng nhất là các chất vi lượng trên cây mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các biểu hiện thiếu dinh dưỡng nhất là các chất vi
lượng trên cây mai
- Hiện nay, việc trồng các loại cây kiễng trong chậu
đặc biệt là cây mai người làm vườn đang áp dụng
một số biện pháp canh tác kỹ thuật cao. Tuy nhiên
chưa đồng bộ nên thường dẫn đến tình trạng cây
thiếu dinh dưỡng nhất là các chất vi lượng như
magiê, kẻm, mangan, sắt...
- Các nguyên tố vi lượng này không được bổ sung
do vật liệu cho vào chậu trồng là những chất có hàm
lượng dinh dưỡng khá thấp như xơ dừa, võ trấu, tro
trấu, chiếm tỉ lệ khá cao. Và, cây được trồng bằng rễ
trần không có đất, nên không thể cung cấp đủ các
chất vi lượng cho cây, dẫn đến tình trạng cây thiếu
chất vi lượng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến
sinh trưởng phát triển cuả cây.
Hiện tượng lá nhỏ lại do thiếu Kẽm (Zn)
- Mặt khác khi bón quá nhiều lân và đạm không cân
đối sẽ dẫn đến nguy cơ cây thiếu sắt, kẻm đồng và
triệu chứng trên cây như: Cây sinh trưởng kém, lá
trong giai đoạn đầu có màu xanh nhạt đến vàng sáng,
lá non lúc đầu là vàng nhưng gân lá xanh,lá nhỏ lại
Khi bón thừa kali sẽ nguy cơ thiếu mangan là có thể
xảy ra qua các biểu hiện triệu chứng như: trên lá non
nhưng không phải là lá non nhất lá có vùng giữa gân
xanh nhạt dần và chuyển sang vàng, gân lá vẫn xanh
mép lá trở nên nâu khô và cuốn cong lại làm lá cong.
Biểu hiện thiếu Mg (mangan) trên lá táo
- Do cây sinh trưởng kém nên khi ra hoa hoa, ít và
nhỏ, mau rụng, màu sắt thiếu sặc sở. ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng
Để khắc phục vấn đề trên chúng ta cần chú ý các vấn
đề sau:
1- Vật liệu trồng nên sử dụng hợp lý các chất độn
như xơ dưà, tro trấu vừa phải; bổ sung thêm đất, tăng
cường phân hữu cơ hoai có hàm lượng mùn, và dinh
dưỡng cao. Các loại vật liệu này cần trộn đều và ủ
một thời gian trước khi cho vào chậu trồng.
2- Khắc phục hiện tượng thiếu sắt nên bón phân đạm
và lân theo nhu cầu cuả cây. Không nên bón quá dư
thưà, chúng ta có thể cung cấp chất sắt cho cây thông
qua việc bón sunfat sắt, chelat sắt hoà tưới vào gốc,
hoặc phun lên lá 2 tháng /lần nồng độ sử dụng 2 – 3%
.
3- Khắc phục thiếu mangan: điều chỉnh lượng phân
kali bón cho cây phù hợp, có thể dùng sunfat mangan
hoà tươí cho cây hoặc phun lên lá nồng độ sử dụng
0,1%0. phun 3 - 4 lần trong năm.
4- Khắc phục thiếu kẻm: Do khi bón nhiều phân lân
sẽ dẫn đến sự thiếu kẻm nên chúng ta cần bón vưà
phải lượng phân lân. có thể bổ sung chất kẻm thông
qua sử dụng chất sunfat kẻm, có thể hoà tưới vào gốc
hoặc phun lên lá 2- 3 lần trong năm, với nồng độ sử
dụng 4 – 5%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4_8944.pdf