Các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Bài báo trình bày thực trạng biểu hiện hành vi hung tính của một số trẻ 5-6 tuổi ở trường

mầm non thành phố Hà Nội có đối chiếu với ý kiến của giáo viên dạy trẻ và cha mẹ của trẻ thông

qua quan sát, điều tra viết, phỏng vấn và nghiên cứu trường hợp. Hành vi hung tính của trẻ được

nghiên cứu không nhiều nhưng rất cần được quan tâm do tính chất đặc biệt của nó làm ảnh hưởng

không tốt đến bản thân trẻ và người xung quanh. Trẻ bộc lộ hung tính thông qua hành vi ngôn ngữ

và phi ngôn ngữ, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó thông qua hành vi phi ngôn ngữ một

cách trực tiếp tới đối tượng nhiều hơn. Trẻ em trai có biểu hiện hành vi hung tính cao hơn nhưng

không nhiều so với trẻ em gái. Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hiện trạng biểu hiện hành vi

hung tính ở trẻ 5-6 tuổi Việt Nam, lĩnh vực còn ít được quan tâm tìm hiểu.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mạnh đồ vật xuống đất, dẫm đạp lên đồ vật. Các hành vi hung tính phi ngôn ngữ của trẻ thường xảy ra bất ngờ, nhanh, rất khó kiểm soát nên sự can thiệp của giáo viên đôi khi không kịp thời, sẽ dẫn đến để lại vết tích, tổn thương cho trẻ khác, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục. Gia đình và nhà trường cần quan tâm tới những hành động này ở trẻ để tìm ra được phương pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa hung tính ở trẻ. 2.5.4. So sánh hành vi hung tính của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính Theo kết quả quan sát, nhìn chung các bé trai có mức độ biểu hiện hành vi hung tính cao hơn (Điểm trung bình = 22,29) so với các bé gái (Điểm trung bình = 18,91). Bé trai biểu hiện hung tính bằng hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đều cao hơn đôi chút so với bé gái (Điểm trung bình = 10,24 so với 9,09; Điểm trung bình = 11,71 so với 9,45). Cách thức bộc lộ hành vi hung tính một cách trực tiếp và gián tiếp giữa 2 giới tính cũng có sự khác nhau với điểm trung bình lần lượt là: 11,76 so với 9,45 và 10,18 so với 9,09. Kiểm định bằng Independent Simple T-Test cho kết quả sig = 0,021 <p = 0,05: có sự khác biệt biểu hiện hành vi hung tính giữa nam và nữ. Quan sát thực tế thấy ở độ tuổi này, các bé trai thường xảy ra nhiều xích mích, xung đột với nhau trong khi hoạt động và chơi hơn so với các bé gái. Khi tình huống xảy ra, bé trai dễ nổi giận, khó kiểm soát được hành động của mình hơn, thường chọn phương án giằng co, xô đẩy, gây gổ với nhau để giải quyết sự việc. Trong khi đó, với trường hợp tương tự, các bé gái sẽ bộc lộ kín đáo hơn, sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề, có thể trút cảm xúc vào đồ vật khác chứ không trực tiếp tác động đến đối phương. Trên thực tế theo những quan sát trực tiếp, bé trai có biểu hiện hành vi hung tính với tần suất nhiều hơn, mức độ cao hơn. Trong các hoạt động ở trường, các bé trai dễ xung đột và có những hành vi gây hấn với các bạn xung quanh, đặc biệt là giữa các bé trai với nhau, hơn so với bé gái. Tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều ( Bảng 5). N.T.N. Mai, T.T. Trang / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 1 (2021) 53-66 63 Bảng 4. So sánh biểu hiện hành vi hung tính của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính So sánh biểu hiện hành vi hung tính theo giới tính Giới tính Số trẻ Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Hành vi hung tính Trai 17 22,29 7,840 1,902 Gái 11 18,91 4,847 1,461 Hung tính ngôn ngữ Trai 17 10,24 3,666 0,889 Gái 11 9,09 1,868 0,563 Hung tính phi ngôn ngữ Trai 17 11,71 4,552 1,104 Gái 11 9,45 3,236 0,976 Hung tính trực tiếp Trai 17 11,76 5,056 1,226 Gái 11 9,45 2,806 0,846 Hung tính gián tiếp Trai 17 10,18 3,087 0,749 Gái 11 9,09 2,343 0,707 Bảng 5. Biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính Biểu hiện hành vi hung tính thông qua ngôn ngữ Nam Nữ Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Trẻ cãi lại cô giáo khi không hài lòng 1,47 0,80 1,09 0,36 Trẻ nói hỗn với bạn bè khi bực tức 1,18 0,39 1,18 0,48 Trẻ lớn tiếng với bạn khi có mâu thuẫn, xích mích với bạn đó 1,41 0,71 1,09 0,36 Trẻ la hét, quát tháo bạn bè trong lúc chơi đùa 1,35 0,70 1,64 0,97 Trẻ nói bậy 1,12 0,33 1,18 0,48 Trẻ giận bạn này nhưng lại nói tục với bạn khác 1,20 0,56 1,00 0,00 Khi giận dữ bạn bè, trẻ mắng chửi đồ vật xung quanh 1,00 0,00 1,00 0,00 Trong những cuộc xích mích, trẻ có những lời nói khiêu khích bạn bè xung quanh 1,50 0,80 1,09 0,36 Ghi chú: Min = 1; Max = 3. Sự khác biệt trong biểu hiện hành vi hung tính giữa trẻ nam và nữ thông qua hành vi phi ngôn ngữ có kết quả như sau (Bảng 6). Như vậy, có thể nhận thấy có khác biệt trong biểu hiện hành vi hung tính giữa bé trai và bé gái tuy không nhiều. Sự khác biệt này chủ yếu ở các hình thức biểu hiện, trong đó rõ nét nhất là hình thức phi ngôn ngữ trực tiếp. 2.5.5. Trường hợp bé trai LS1 Tuổi: 5 tuổi 10 tháng Tên thường gọi: Bin Nghề nghiệp của bố: Tự do Nghề nghiệp của mẹ: Nhân viên bán hàng. Hoàn cảnh gia đình: Bé là con duy nhất trong gia đình, bố mẹ đã li hôn 3 năm, hiện bé sống cùng mẹ và ông bà ngoại. Một số đặc điểm tâm lý: LS1 là một em bé trí tuệ bình thường, nhanh nhẹn, quan sát tốt và rất để ý đến những ai đang nhìn hoặc nói đến tên mình. Trẻ dễ bị kích động, không thích chia N.T.N. Mai, T.T. Trang / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 1 (2021) 53-66 64 sẻ, ích kỉ và thích làm mọi thứ theo ý mình, không để ý đến người khác. Trẻ có vốn từ vựng phong phú và khá hoạt ngôn. Trẻ để ý quan sát rất kĩ mọi người và vật xung quanh. Trẻ nhận ra hôm nay bạn nào đi học, trong lớp thiếu đồ dùng gì, Vào những ngày đầu tiên người nghiên cứu tới lớp, bé hay chạy ra hỏi “Cô viết gì thế?”, lần khác hỏi “Cô viết tên con à?”. LS1 rất thích tham gia các hoạt động, đặc biệt là những hoạt động vui chơi, được vận động. Trong tiết học, bé thường khó ngồi yên, luôn xoay người, vận động tay chân, nói leo lời cô giáo, nghịch đồ dùng xung quanh lớp, trêu bạn. Đặc biệt trong hoạt động giáo dục thể chất, bé rất thích tập và thường tranh tập với các bạn khác. Khi các bạn tập chưa đúng thường nói leo chê bai, cười cợt, bêu xấu bạn. Ở lớp, bé không có bạn thân, các bạn nữ không thích chơi cùng và hay nói “Bin ki bo”,“Bin xấu tính”. Bé thích xem xe đua và Siêu anh hùng Batman. Trò chơi yêu thích của bé là lắp ráp súng và dao kiếm sau đó giả vờ đi bắn mọi người xung quanh. Khi chơi cùng các bạn, bé luôn chủ động lấy những miếng ghép mình cần từ các bạn khác và khi các bạn đòi thường lờ đi. Bé không thích xếp hàng và hay chen lấn, đẩy bạn đằng trước, thích đứng ở giữa hoặc phía trên. Khi được cô quan tâm trò chuyện, bé thường tránh né nói về cảm xúc của mình. Biểu hiện hành vi hung tính của trẻ khi ở trường: Điểm biểu hiện hành vi hung tính của LS1 theo quan sát: 38 điểm - Mức độ 3. Bảng 6. Biểu hiện hành vi hung tính thông qua hành vi phi ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính Biểu hiện hành vi hung tính thông qua phi ngôn ngữ Nam Nữ Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Trẻ sử dụng vật dụng bất kỳ để đánh bạn 1,50 0,80 1,36 0,81 Trẻ sử dụng bộ phận cơ thể gây đau đớn cho người khác 1,94 0,90 1,09 0,36 Khi thấy các bạn đánh nhau trẻ thích thú đứng xem và xông vào đánh cùng 1,68 0,90 1,00 0,00 Trẻ bị kích động khi bạn giật đồ chơi 1,53 0,72 1,36 0,81 Trẻ xích mích với bạn này nhưng lại đánh bạn khác 1,50 0,80 1,00 1,25 Khi bực tức trẻ thường hậm hực và có hành vi mạnh với đồ vật xung quanh 1,40 0,51 1,27 0,77 Khi nổi giận với ai trẻ thường đập phá đồ đạc của họ 1,50 0,62 1,27 0,77 Khi nổi giận, trẻ có hành vi ăn vạ 1,50 0,80 1,27 0,77 Ghi chú: Min = 1; Max = 3. Những biểu hiện thường xuyên của trẻ: cãi lại cô; la hét, quát tháo bạn khi chơi; sử dụng bộ phận cơ thể đánh bạn; trẻ kích động khi bị bạn lấy đồ và xông vào đánh bạn; hành vi mạnh với đồ vật xung quanh; khi nổi giận với ai trẻ thường đập phá đồ đạc của họ. Nếu có bạn giành lại hoặc cầm đồ chơi mà LS1 đang chơi, bé thường hét lên “Nào” “Đi ra” “Trả đây” và lấy tay đập vào lưng, dùng chân đạp bạn. Ngoài ra, bé hay có hành động tranh giành với các bạn trong lớp. Khi cô giáo bảo cả lớp lấy ghế, bé thường chạy ra giằng ghế của bạn, có khi nhấc ghế ra cố tình làm vướng, va vào người bạn khác và tỏ ra thích thú. Cả trong giờ ăn và giờ ngủ cũng vậy, bé thường lấy thìa và tranh giường với các bạn. LS1 hay chen lấn, đẩy bạn đằng trước. Khi được cô giáo nhắc nhở, bé thường tỏ ra cứng đầu, đổ lỗi “bạn trêu con” “cái này của con”, không nghe theo lời cô. Có lần trong giờ chơi LS1 tranh đồ chơi, hét to, N.T.N. Mai, T.T. Trang / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 1 (2021) 53-66 65 đánh bạn, cô giáo nghiêm khắc ra cầm tay bé yêu cầu đứng lên và ngồi vào ghế, LS1 giằng tay cô ra, lấy tay còn lại đập vào tay cô và kiên quyết ngồi lì xuống, không nghe lời. Sự chăm sóc của gia đình và mối quan hệ của trẻ với người lớn: Do bố mẹ li hôn khi bé còn nhỏ nên ông bà rất thương và chiều cháu. Trẻ ít khi được gặp bố. Mẹ đi làm cả ngày nên chủ yếu ông bà là người chăm sóc nhiều nhất cho bé. Bà có chia sẻ với cô giáo: “Mẹ đi làm về là chỉ cầm điện thoại, toàn tôi chăm là chủ yếu. Ở nhà mẹ nói “nó” chả nghe, chỉ bám tôi và ông nó thôi”. Bé thường tự chơi một mình với đồ chơi hoặc xem ipad, tivi. Cách ứng xử của cô giáo với trẻ: khi trẻ không tập trung chú ý trong giờ học, cô chỉ nhắc nhở 1-2 lần rồi thôi, “Ngày nào cũng thế, chị chả nói được”. Nếu trẻ gây gổ, cãi nhau với bạn, cô thường yêu cầu ra ngồi ghế, phê bình trẻ. Tuy nhiên bé thường tỏ thái độ không hợp tác, tỏ ra không biết và nếu cô có thái độ dứt khoát, lời nói răn đe hơn, bé sẽ giãy khóc, khua tay đạp chân. Cô H. có chia sẻ “biết bạn này tính như thế nên nhiều khi mình phải chiều theo, nhẹ nhàng nhắc nhở nếu không lại ăn vạ, gây ảnh hưởng cho lớp lắm”. Nhận xét và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hung tính ở trẻ: Quan sát và tìm hiểu thêm về gia đình trẻ cho nhận định: hoàn cảnh gia đình có thể là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình cảm, nhận thức, hành vi của trẻ. Tuổi này trẻ đặc biệt cần tình yêu thương của người thân, nhất là cha mẹ nhưng LS1 phải chịu cảnh cha mẹ li hôn. Đây là yếu tố gây tổn thương về mặt tâm lý - tình cảm cho bé. Mẹ bận rộn ít quan tâm. Bố ít khi gặp. Ông bà ngoại vì thương nên rất chiều, ít nhắc nhở, uốn nắn cháu và luôn đáp ứng theo mọi ý thích của bé. Có thể do thiếu tình cảm của cha, sự quan tâm chăm sóc của mẹ làm bé có trạng thái cảm xúc tiêu cực kết hợp với sự nuông chiều của ông bà đã khiến bé trở nên hung hăng, bướng bỉnh, không để ý đến người xung quanh và chỉ hành động theo ý muốn của mình. Cũng vì vậy khi đến trường, trẻ rất dễ bị kích động, khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân. 3. Kết luận Thực trạng hành vi hung tính của trẻ 5-6 tuổi được nghiên cứu cho thấy trẻ bộc lộ hung tính chủ yếu để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bên trong thông qua hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hành vi hung tính của trẻ được nghiên cứu ở lứa tuổi này không nhiều nhưng rất cần quan tâm tìm hiểu và giáo dục. Không có khác biệt lớn giữa trẻ trai và trẻ gái dù trẻ trai có mức độ hung tính cao hơn đôi chút. Trẻ bộc lộ hung tính thông qua cả hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách trực tiếp và gián tiếp nhưng có xu hướng nghiêng về hành vi phi ngôn ngữ trực tiếp. Với những trẻ này, cần quan tâm đến hoàn cảnh và đời sống tâm lý của bé để thấu hiểu và có hướng giúp đỡ, giáo dục. Làm sao để trẻ hiểu đây là hành động không nên làm, hướng dẫn trẻ cách kiểm soát những cảm xúc và hành vi tiêu cực; giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và dạy trẻ cách thể hiện tình yêu thương với mọi người và vật xung quanh; dạy trẻ cách giải quyết, ứng xử phù hợp trong những tình huống tranh giành đồ chơi, trêu đùa với bạn Quan trọng nhất là gia đình và nhà trường cần quan tâm yêu thương và giáo dục trẻ bằng tình cảm một cách phù hợp, không sử dụng những phương pháp răn đe, trừng phạt mang tính bạo lực. Thực trạng này cần được tiếp tục tìm hiểu làm rõ các yếu tố ảnh hưởng để có cơ sở đề ra những biện pháp giúp giảm thiểu hành vi và ảnh hưởng tiêu cực của loại hành vi này. Tài liệu tham khảo [1] S.L.D.D. Barry, H. Schneider, N. Sébastien, Conduites agressives chez l’enfant - Perspectives développementales et psychosociales, Presses de l’Université du Quebec, 2009, pp. 3-7. [2] T.T.M. Duc, Hostile behaviors analyzed from a psychosocial perspective, National University Press, Hanoi, 2010 (in Vietnamse). [3] N.T.T. Anh, Discuss the causes, impacts, and manifestation of aggressive behaviors in elementary students, Ho Chi Minh City University of Education Press, 2012 (in Vietnamese). [4] E.R. Tremblay, Prévenir la violence dès la petite enfance, Odile Jacob, Paris, 2008. N.T.N. Mai, T.T. Trang / VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 37, No. 1 (2021) 53-66 66 [5] M.P.M. Drolet, R. Hasanb(collaboration de), La violence au préscolaire et au primaire - Les défis et les enjeux de la collaboration entre l’école et les parents, Presses de l’Université du Québec, 2006. [6] S.L.D.D. George, M. Tarabulsy, A. Marc, Provost, Jean - Pascal Lemelin, André Plamondon et Caroline Dufresne, Développement social et émotionnel chez l’enfant et l’adolescent - Applications platiques et cliniques, Tome 2 - Samuel Giroux et Marie - Claude Guay: Chapitre 5 - TDAH et comportements agressifs: impact sur le développement psychoaffectif de la petite enfance à l’âge adulte, Presses de l’Université du Québec, 2012, pp. 131-136. [7] N.T.N. Mai, Pediatric Psychopathology at preschool age, University of Education Press, Hanoi, 2018 ( in Vietnamese). [8] T.T. Tham, Current situation of child’s aggressive behavior in interacting with friend from 24 months to 36 months, Education Journal Special Edition April, 2016, pp. 44-48 (in Vietnamese). [9] D. Marcelli, Enfance et psychopathologie, Masson, 2009, pp. 228-232. [10] H. Piéron, Vocabulaire de la psychologie, Quadrige/Presses Universitaires de France, 1992, pp. 11. [11] S.J. Postel, Dictionnaire de Psychiatrie et de psychopathologie clinique, Larousse, Paris, 1993, pp. 1-7. [12] G.M. Tarabulsy, R. Tremblay (dir.), Le développement émotionnel et social de l’enfant, Saint- Foy, Presses de l’Université de Québec, 1996. Y o p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_bieu_hien_hanh_vi_hung_tinh_cua_tre_5_6_tuoi_o_truong_ma.pdf