- Căn nguyên: thường do các loài trichophyton hoặc microsporum gây nên.
- Vị trí: thường xuất hiện ở móng tay và móng chân.
-Triệu chứng lâm sàng: bị một móng saulan dần ra các móng khác (hàng
tháng). Thường bị bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng ra, khi có đám
nấm ở mu bàn tay lan xuống. Tổn thương ban đầu thường có điểm trắng, móng
mất độ bóng, điểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc màu
vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách
khỏi nền móng.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: cần cạo vảy móng đem soi tìm sợi nấm hay bào
tử đốt.
- Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh vảy nến móng, các móng
cùng bị mộtlúc và trên da cũng có tổn thương, vảy nến móng xét nghiệm nấm âm
tính. Các bệnh móng khác: viêm quanh móng do vi khuẩn, hoặc bệnh móng do
nấm men Candida (bệnh này thường gây viêm ở quanh chân móng, đôi khi có dịch
mủ).
Điều trị bảo tồn: khi tổn thương mới ít móng, vẹt ít (1/3 móng) thì tiến
hành như sau: Ngâm móng vào nước ấm 40-50
0
C, cạo gọt phần mủn đến khi đau
rớm máu thì thôi sau đó chấm cồn iốt 10 %, mỡ arievich, hoặc bôi kem Nizoral kết
hợp với uống thuốc chống nấm như gricin, sporal.
Khi toànbộ móng nhiễm nấm thì bóc móng bằng phẫu thuật (nhanh gọn
nhưng đau, chảy máu, tai biến do phẫu thuật có thể xảy ra, sót sơi nấm lại tái phát
) đắp dung dịch ureplast trước 3 ngày rồi bóc không đau, không chảy máu, kết hợp
bôi thuốc tại chỗ và uống thuốc chống nấm.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các bệnh nấm da (dermatomycoses)- kỳ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BỆNH NẤM DA
(Dermatomycoses)
(Kỳ 4)
PGS Nguyễn Ngọc Thụy
2.5. Nấm móng:(Onychomycosis).
- Căn nguyên: thường do các loài trichophyton hoặc microsporum gây nên.
- Vị trí: thường xuất hiện ở móng tay và móng chân.
-Triệu chứng lâm sàng: bị một móng sau lan dần ra các móng khác (hàng
tháng). Thường bị bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng ra, khi có đám
nấm ở mu bàn tay lan xuống. Tổn thương ban đầu thường có điểm trắng, móng
mất độ bóng, điểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc màu
vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách
khỏi nền móng.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: cần cạo vảy móng đem soi tìm sợi nấm hay bào
tử đốt.
- Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh vảy nến móng, các móng
cùng bị một lúc và trên da cũng có tổn thương, vảy nến móng xét nghiệm nấm âm
tính. Các bệnh móng khác: viêm quanh móng do vi khuẩn, hoặc bệnh móng do
nấm men Candida (bệnh này thường gây viêm ở quanh chân móng, đôi khi có dịch
mủ).
Điều trị bảo tồn: khi tổn thương mới ít móng, vẹt ít (1/3 móng) thì tiến
hành như sau: Ngâm móng vào nước ấm 40- 50 0C, cạo gọt phần mủn đến khi đau
rớm máu thì thôi sau đó chấm cồn iốt 10 %, mỡ arievich, hoặc bôi kem Nizoral kết
hợp với uống thuốc chống nấm như gricin, sporal.
Khi toàn bộ móng nhiễm nấm thì bóc móng bằng phẫu thuật (nhanh gọn
nhưng đau, chảy máu, tai biến do phẫu thuật có thể xảy ra, sót sơi nấm lại tái phát
) đắp dung dịch ureplast trước 3 ngày rồi bóc không đau, không chảy máu, kết hợp
bôi thuốc tại chỗ và uống thuốc chống nấm.
+ Uống thuốc: Tháng I Gricin 4 viên/ngày.
Tháng II cách nhật.
Tháng II : tuần 2 lầ.n
Tổng liều 220 viên.
+ Điều trị nấm móng bằng Spozal Ngày uống 2 viên Spozal 0,1 g x 2
lần/ngày, uống liên tục 7 ngày sau nghỉ 3 tuần uống lặp lại như trên. Nấm móng
tay uống 2-3 đợt, nấm móng chân uống 3 hoặc 4 đợt.
Chú ý : không nên dùng thuốc chống nấm với người có bệnh gan, thận, phụ
nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
2.6 Nấm tóc:
2.6.1. Bệnh trứng tóc (hay còn gọi là bệnh tóc hột) căn nguyên do các loài
nấm piedra alba gây trứng tóc trắng, và piedra nigra gây trứng tóc đen. ở Việt Nam
thường gặp loại piedra nigra chủ yếu gây tổn thương ở tóc. Điều kiện thuận lợi để
nấm gây bệnh khi để tóc ẩm, như gội đầu ban dêm, đội mũ ngay sau khi gội đầu,
hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, lây truyền khi dùng chung mũ lược. Khi nhiễm nấm
thì dọc theo thân tóc có các hạt nhỏ bằng hạt vừng màu đen bám chặt vào thân tóc.
Các hạt nhỏ chính là sợi nấm và bào tử đốt tạo nên rất cứng và chắc làm gãy thân
tóc. Nấm lan từ sợi tóc này sang sợi tóc khác.
- Triệu chứng cơ năng: không ngứa nhưng làm người bệnh khó chịu.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: cho sợi tóc vào lam kính có KOH 20% soi kính
hiển vi tìm bào tử nấm và sợi nấm.
- Điều trị :
+ Trứng tóc: gội đầu xà phòng nước ấm,chải mỡ benzosali, hoặc gội đầu xà
phòng Sastid, Nizorral hay Kelog.
2.6.2. Nấm tóc do microsporum hoặc trichophyton: Trên da đầu có các đám
đỏ, hình tròn, hình ô van, hay hình rắn bò bong vảy ranh giới rõ, tóc bị phạt gãy
cách da đầu 1 vài mm, có khi chỉ còn chấm đen, chân tóc có thể có bự trắng như
nhúng trong bột, hay còn gọi chân tóc "đi bít tất" vẩy da thường có màu trắng hay
màu trắng xám. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Bệnh có thể lây từ chó mèo sang
người.
Thể thâm nhiễm mưng mủ: bị vùng đầu, có các ổ mủ ở nang lông (áp xe
nang lông) liên kết thành 1-2 đám viêm mạnh, giới hạn rõ, trên mặt đầy vảy mủ,
cạy các vảy ra có các hố lõm có mủ màu vàng, mủ rất hôi, trông giống tổ ong, tóc
bị trụi (Kerion de celse).
Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm cạo vảy da hoặc nhỏ chân tóc đem soi
tìm sợi nấm.
Chẩn doán phân biệt: trên lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh
sau:
- Rụng tóc pelade.
- Rụng tóc da dầu.
- Viêm chân tóc.
- Chốc do liên cầu.
+ Điều trị : nấm tóc do Trichophyton, Microsporum thì nhổ sợi tóc bệnh,
chấm cồn iốt 2%, bôi thuốc màu và uống Grisefoulvin 1g/ngày x 1 tháng, có thể
bôi kem Nizoral, Lamisil,Tróyd hoặc uống Nizoral hay Sporal..
3. Điều trị và phòng bệnh nấm da:
3.1. Nguyên tắc: phát hiện sớm, đièu trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn
vị rồi mới điều trị.
Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục.
Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.
-Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm
khuẩn phụ.
- Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột
kích
- Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.
- Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
- Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen
mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
3.2. Điều trị cụ thể:
Phác dồ điều trị cục quân y:
Tuần 1: cồn BSI 2% bôi sáng, chiều, một lần
Tuần 2: sáng bôi BSI 2%, chiều bôi mỡ benzosali
Tuần 3 : mỡ benzosali bôi ngày một lần cho đến khi khỏi, mịn
da .
Trường hợp nấm diện rộng, mắc nhiều năm, tái phát nhiều lần, hay do
Trichophyton rubrum thì cho uống kháng sinh chống nấm: Griseofulvin 0,25g x 4
viên/ngày x 1 tháng, kết hợp với bôi thuốc như trên.
3.4. phòng bệnh:
- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị nhiều rồi mới
điều trị.
- Tuyên truyền VSPB, nhắc nhở nếp sống vệ sinh, giữ khô các nếp kẽ, tránh
mặc quần áo lót chặt...bằng ni lon, cần cắt móng móng tay, cắt tóc ngắn, giữ khô
các nếp kẽ sau khi tắm.
Rắc bột phòng nấm, tẩm chất chống nấm vào quần áo....
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_benh_ky_4_8833.pdf