Các bể trầm tích trước Kainozoi và tài nguyên dầu khí

Các thành tạo Trước Kainozoi không những chỉ lộ trên bề mặt thạch quyển thuộc phần đất liền, các đảo, mà còn bị chôn vùi thành móng của hầu hết các bể trầm tích khác nhau cả trên đất liền và ngoài khơi Việt Nam. Một số các thành tạo này đã có các biểu hiện dầu khí, trong đó đã phát hiện được nhiều tầng chứa hydrocarbon quan trọng có tuổi Paleozoi và Mesozoi (Hình 15.1).

Phần lớn các tầng chứa lộ trên mặt chỉ biểu hiện các sản phẩn biến đổi của dầu khí đó là asphalt và đá phiến cháy. Các biểu hiện này phân bố rất rộng trong các thành tạo Trước Kainozoi của Việt Nam,

song ít được chú ý thăm dò do giá trị kinh tế thấp. Các điểm lộ dầu lỏng hay quánh trong các thành tạo Trước Kainozoi được phát hiện trên đất liền Việt Nam rất hạn chế như vùng Núi Lịch (Yên Bái) và ở đầm Thị Nại (Quy Nhơn). Tuy vậy, trong móng của các bể trầm tích Đệ Tam khác nhau (cả

trên đất liền và ngoài khơi Việt Nam cũng như nhiều vùng lân cận) đã phát hiện được nhiều tầng chứa dầu Trước Kainozoi quan trọng. Các biểu hiện khí (chủ yếu là khí metan) trong các thành tạo Trước Kainozoi khá phổ biến trên đất liền Việt Nam, đặc biệt là trong các bể trầm tích chứa than

Trias. Phát hiện, thăm dò và đánh giá các biểu hiện của hệ thống dầu khí trong các thành tạo Trước Kainozoi có những mức độ, quan điểm và kết quả khác nhau qua các giai đoạn nghiên cứu địa chất ở Việt Nam.

pdf64 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các bể trầm tích trước Kainozoi và tài nguyên dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Các bể trầm tích trước Kainozoi và tài nguyên dầu khí 15 455 Chương 15. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam Cũng như một số khoáng sản khác của Việt Nam, dầu khí trong một số thành tạo Trước Kainozoi đã được phát hiện từ đầu thế kỷ 20. Song do nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, các đối tượng này đã không được chú ý thăm dò. Cuối thế kỷ 20, nhờ nhiều phát hiện mỏ dầu khí trong các tầng chứa móng của các bể trầm tích khác nhau, các thành tạo Trước Kainozoi đã trở thành đối tượng hấp dẫn về tiềm năng dầu khí và được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam hiện nay. 2. Thăm dò và phát hiện dầu khí trong các thành tạo Trước Kainozoi ở Việt Nam Các thành tạo Trước Kainozoi không những chỉ lộ trên bề mặt thạch quyển thuộc phần đất liền, các đảo, mà còn bị chôn vùi thành móng của hầu hết các bể trầm tích khác nhau cả trên đất liền và ngoài khơi Việt Nam. Một số các thành tạo này đã có các biểu hiện dầu khí, trong đó đã phát hiện được nhiều tầng chứa hydrocarbon quan trọng có tuổi Paleozoi và Mesozoi (Hình 15.1). Phần lớn các tầng chứa lộ trên mặt chỉ biểu hiện các sản phẩn biến đổi của dầu khí đó là asphalt và đá phiến cháy. Các biểu hiện này phân bố rất rộng trong các thành tạo Trước Kainozoi của Việt Nam, song ít được chú ý thăm dò do giá trị kinh tế thấp. Các điểm lộ dầu lỏng hay quánh trong các thành tạo Trước Kainozoi được phát hiện trên đất liền Việt Nam rất hạn chế như vùng Núi Lịch (Yên Bái) và ở đầm Thị Nại (Quy Nhơn). Tuy vậy, trong móng của các bể trầm tích Đệ Tam khác nhau (cả trên đất liền và ngoài khơi Việt Nam cũng như nhiều vùng lân cận) đã phát hiện được nhiều tầng chứa dầu Trước Kainozoi quan trọng. Các biểu hiện khí (chủ yếu là khí metan) trong các thành tạo Trước Kainozoi khá phổ biến trên đất liền Việt Nam, đặc biệt là trong các bể trầm tích chứa than Trias. Phát hiện, thăm dò và đánh giá các biểu hiện của hệ thống dầu khí trong các thành tạo Trước Kainozoi có những mức độ, quan điểm và kết quả khác nhau qua các giai đoạn nghiên cứu địa chất ở Việt Nam. 2.1. Phát hiện dầu khí Trước Kainozoi thời kỳ lập bản đồ địa chất trước năm 1960 Các biểu hiện dầu khí trong các thành tạo Trước Kainozoi đã được phát hiện khá sớm (1910) trên đất liền Việt Nam tại vùng Núi Lịch (Yên Bái) từ những ngày khởi đầu của công tác khảo sát và lập bản đồ địa 1. Giới thiệu 456 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Hình 15.1. Vị trí phân bố các biểu hiện và phát hiện dầu khí Trước Kainozoi của Việt Nam và kế cận 1-4 - Móng Pre-Cz của các bể Đệ Tam gồm: 1-granitoid Mz móng bể Cửu Long; 2-granitoid Mz và đá khác của các bể Nam Côn Sơn; 3-trầm tích Pz, ít magma Mz móng đa dạng bể Sông Hồng; 4-trầm tích Pz, ít Mz và magma móng thềm Tây Nam. 5-14 - Khí và condensat Pre-Cz: Ia (5-9) metan trong bể than Trias, 5-phải sông Đà, 6-trái sông Đà, 7-Tây Thái Nguyên, 8-Quảng Ninh, 9-Nông Sơn; Ib (10-12) trong các bể Mz, 10-Viêng Chăn, 11-Savannakhet, 12- Khorat; Ic (13-14) mỏ, 13-carbonat Pz Nam Phong, 14-cát kết Mz. 15-21 - Dầu Pre-Cz: IIa trong carbonat Pz, 15-vùng núi Lịch (Yên Bái), 16-móng Đông Bắc và 17-móng Nam bể Sông Hồng; IIb mỏ trong carbonat Pz, 18-móng bể Tây Lôi Châu, 19-móng bể Chumphon; IIc mỏ trong granitoid Mz, 20-móng bể Cửu Long, 21-móng Đại Hùng. 22-25 - Các điểm lộ asphalt và phiến cháy Pre-Cz (III): 22-trong carbonat Mz vùng Sơn La; 23-trong carbonat Pz đảo Cát Bà; 24-trong cát kết thượng (Mz) suối vùng Mường Pha Lan; 25- trong cát kết Mz2 đảo Phú Quốc. 457 Chương 15. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam chất (Durandin 1914, 1915). Vài năm sau đó đã tiến hành khoan 1 giếng thăm dò và phát hiện được các thân cát, các thấu kính đá vôi Devon bị nứt nẻ hang hốc có chứa dầu, song vì quy mô quá nhỏ nên đã bị gác lại (Dusault 1921). Trong các năm 1950 - 1952, asphalt trong các thành tạo Mesozoi thuộc Tây Bắc đã được phát hiện và khai thác để phục vụ nhu cầu địa phương (ảnh 15.1). 2.2. Thăm dò dầu khí Trước Kainozoi theo phương pháp truyền thống sau năm 1960 Tìm kiếm và thăm dò dầu khí theo phương pháp truyền thống đã được tiến hành cùng với công trình tổng hợp về địa chất dầu khí đầu tiên ở Việt Nam (Kitovani, 1964). Thăm dò dầu khí được tiến hành theo quy hoạch trong đó các đối tượng Trước Kainozoi thuộc miền Bắc Việt Nam được xếp sau miền võng Hà Nội (MVHN). Bể Mesozoi An Châu đã được tiến hành tìm kiếm, thăm dò theo phương pháp truyền thống hướng vào các đối tượng cấu tạo thuộc các tập trầm tích Mesozoi lấp đầy bể. Do đó các giếng khoan thăm dò chỉ dừng lại trong các đối tượng tạo bể mà không khoan tới móng Paleozoi. Kết quả tìm kiếm, thăm dò bể trong suốt thập kỷ 70 của thế kỷ 20 chưa phát hiện được các biểu hiện dầu khí, trong khi đó các sản phẩm biến đổi của hydrocarbon dưới dạng asphalt và đá phiến cháy phân tán phổ biến và có nơi khá tập trung trong các đá phiến vôi Paleozoi thuộc miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Các điểm lộ dầu và asphalt trong các thành tạo Trước Kainozoi vùng Yên Bái, Sơn La, Quy Nhơn đã được điều tra và đánh giá lại trong nhiều năm cuối thế kỷ 20 (1973 - 1982) cho thấy chúng có qui mô nhỏ (Lê Thành và nnk. 1997 [5]). Tuy vậy hàng loạt các diện lộ khác của các thành tạo Trước Kainozoi chứa asphalt, phiến cháy, bitum thuộc nhiều khu vực Đông Bắc, Việt Bắc và nhiều nơi khác chưa được thăm dò và đánh giá. Trong khi đó nhiều diện phân bố Ảnh 15.1. Dấu vết còn lại của một số các hào, hố khai thác asphalt trong các năm 1952-1956 tại thung lũng bản Sài Lương - huyện Mai Sơn (chưng 1.000 kg asphalt được 5-10 kg dầu) 458 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam asphalt do các công trình xây dựng và làm đường mới lộ ra ở Sơn La đang bị khai thác thủ công một cách tự do (ảnh 15.2). Một số phát hiện “than” và “huyền” trong các thành tạo Mesozoi (Theo kết quả nghiên cứu bào tử phấn: asphalt Sài Lương, than To Pan có tuổi Đệ Tam) có nhiều dấu hiệu liên quan với dầu khí và asphalt. Mỏ “than” dính - ướt Tô Pan (Sơn La), chứa than cháy rất nhanh, ít tro, mùi khét nhựa đường, toả nhiệt rất cao giống với asphalt Mường Tùng (Sơn La). Than “huyền” trong hệ tầng trầm tích Mesozoi đảo Phú Quốc có tỷ lệ asphalt cao với vết vạch mầu nâu và khi bắt cháy đều cho mùi nhựa đường. Ngoài các biểu hiện dầu và asphalt, trên đất liền Việt Nam còn có nhiều các biểu hiện khí metan trong các bể trầm tích chứa than Trias thuộc nhiều khu vực như Quảng Ninh, Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Nông Sơn và nhiều nơi khác (Hình 15.1). Do chú trọng việc khai thác than nên nguồn khí này đã bị lãng phí ngày một thêm trầm trọng (T.N. Toản 2003). 2.3. Tìm kiếm, thăm dò các đối tượng Trước Kainozoi theo phân tích bể và play Phát hiện các tích tụ và mỏ dầu khí lớn trong các tầng chứa móng Trước Kainozoi của nhiều bể trầm tích Đệ Tam khác nhau thuộc Việt Nam và một số vùng lân cận trong nhiều năm gần đây không những chỉ có giá trị kinh tế rất lớn mà còn thúc đẩy mạnh việc vận dụng các phương pháp “phân tích bể” và đánh giá “play” “Phân tích bể” đã khôi phục lại những điều kiện động lực hình thành, phát triển, trưởng thành, già cỗi và biến dạng của các bể Trước-Kainozoi. Điều này đã thể hiện trong đánh giá các bể Mesozoi Khorat và phát hiện mỏ khí Nam Phong (1987). Phân tích bể giúp cho việc đánh giá lại tiềm năng dầu khí Trước Kainozoi của Nam Việt Nam và Thái Lan có thêm nhiều thông tin đối sánh mới (1995 - 1997) giữa các mỏ dầu Ảnh 15.2. Hang khai thác asphalt (địa phương gọi là đá dầu) trong đá vôi Permi-Trias Sơn La nằm ven đường từ bản Nà-Tòng đến ủy-ban Nhân dân xã Mường Tùng huyện Mường Lay - Sơn La (P.T. Điền, 12-2000) 459 Chương 15. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam trong các tầng chứa móng Trước Kainozoi như carbonat (NangNuan) và granitoid (Rạng Đông, Bạch Hổ). Đánh giá “play” đã thực sự được áp dụng khi phân tích bể Meso - Tethys Sông Đà (2002 - 2003). 3. Khái quát khung cấu trúc của các thành tạo Trước Kainozoi ở Việt Nam Các đơn vị thành hệ - cấu trúc Trước Kainozoi lộ trên đất liền rất đa dạng, phức tạp vì chúng liên quan với nhiều hệ thống cấu trúc khác nhau và đã trải qua nhiều thời kỳ tiến hoá kế tiếp nhau. Hầu hết các đặc điểm ban đầu của các thành tạo Trước Kainozoi đã bị biến đổi và chỉ để lại một số dấu vết với mức độ bảo tồn khác nhau trên bình đồ cấu trúc hiện trạng trong khu vực. Hiện tồn tại rất nhiều mô hình cấu trúc, kiến tạo khác nhau về các thành tạo Trước Kainozoi thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (T.V. Trị và nnk. 1978, P.C. Tiến và nnk. 1989, N.X. Bao và nnk. 1990, N.X. Tùng, T.V. Trị và nnk. 1992, L.D. Bách và nnk. 1996 v.v...). Để dựng lại những nét cơ bản của các bể Trước-Kainozoi, không những chỉ dựa trên cơ sở một số đặc điểm thành phần của các thành tạo này mà cần hiểu rõ qui luật phân bố, tiến hoá của chúng trong mối liên kết toàn khu vực Đông Nam A. Bình đồ cấu trúc hiện trạng thể hiện rõ Đông Nam Á là nơi “gặp gỡ” của các đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) và các đại lục (Âu - Á và Ấn - Úc). Phân tích mô hình hiện trạng, khung cấu trúc Trước Kainozoi của Việt Nam thuộc 4 miền chính như sau (Hình 15.2): • Miền cấu trúc uốn nếp và lớp phủ nền Bắc Bộ; • Miền cấu trúc khối lục địa Đông Dương; • Miền cấu trúc á kinh tuyến Shan Thái ; • Miền cấu trúc bị chôn vùi dưới Biển Đông. Tuy vậy, các đơn vị thành hệ - cấu trúc Trước Kainozoi còn liên quan với nhiều quá trình phát triển kiến tạo do lịch trình tiến hoá của các mảng Âu - Á, lục địa Gondwana, các đại dương Tethys, các bể nội lục khác nhau. Trên cơ sở phân tích các yếu tố (tiêu chí) cấu trúc và thành phần (thành hệ - cấu trúc), mỗi miền cấu trúc đều có những đặc điểm riêng về quy luật phân đới và đặc điểm của các tổ hợp thành phần của vỏ thạch quyển trong từng đới (Hình 15.3). 3.1. Miền cấu trúc uốn nếp và vùng phủ nền Trước Kainozoi Bắc Bộ (I) Đây là hệ thống cấu trúc có nhiều tên gọi khác nhau như “miền cấu trúc vỏ lục địa Việt - Trung” (chương 4) hay “nền Việt - Hoa” thuộc chuẩn nền Dương Tử (Trần Văn Trị và nnk. 1977) v.v... Miền cấu trúc này là phần nối tiếp về phía Nam của các đới thành hệ cấu trúc Đông - Nam Trung Quốc. Phía Tây - Nam tiếp giáp với miền cấu trúc khối lục địa Đông Dương theo đứt gãy khâu Sông Mã; phía Tây tiếp giáp với miền cấu trúc á kinh tuyến Shan Thái theo đứt gãy trượt bằng Điện Biên - Lai Châu - Uttaradit. Phần lớn các đới cấu trúc uốn nếp của miền này đều có dạng tuyến. Các đới uốn nếp cổ nhất của miền này là địa khiên Proterozoi bị biến chất rất mạnh thuộc đới Sông Hồng. Các khối uốn nếp địa khiên Proterozoi - Cambri dưới thuộc đới Nậm Cô và Sông Chảy bị biến chất vừa. 460 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Hình 15.2. Sơ đồ các miền cấu trúc chính trên đất liền Việt Nam liên quan với khu vực Đông Nam Á (Theo Bunopas, Vella 1992 và sơ đồ địa chất Đông Á của Tsuchida và Wakita, 1999) Chỉ dẫn I. Miền cấu trúc uốn nếp và lớp phủ nền Bắc Bộ: Ia - Đới uốn nếp Tây Bắc; Ib - Đới uốn nếp - biến chất địa khiên Sông Hồng - Sông Chảy - Phú Ngữ; Ic - Đới uốn nếp địa khiên Duyên hải Đông Bắc; Id - Lớp phủ nền Việt Bắc rìa Nam nền Dương Tử. II. Miền cấu trúc địa khối Đông Dương: IIa - Đới uốn nếp dạng khối Trường Sơn; IIb - Địa khối cổ Kon Tum; IIc - Đới cung đảo - núi lửa cổ Tây Nam Kon Tum; IId - Cung va chạm xâm nhập - phun trào Mesozoi muộn Đà Lạt; IIe - Đới biển hồ sót Mesozoi Khorat - Savanakhet; IIf - Đới cấu trúc Paleozoi- Mesozoi Tây Nam. III. Miền cấu trúc á kinh tuyến Shan-Thái: IIIa - Đới uốn nếp Mường Tè và bể Mesozoi Phong Sa Lỳ; Các đới khác không có trong Việt Nam. IV. Miền cấu trúc Trước Kainozoi bị chôn vùi dưới thềm lục địa Việt Nam và các khối lục địa sót Hoàng Sa và Trường Sa: IVa - Móng trềm tích Pz-Mz vịnh Bắc Bộ; IVb - Móng trầm tích Pz và magma Mz Bắc Trung Bộ; IVc - Cung magma Mz móng thềm Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; IVd - Móng trầm tích và trầm tích núi lửa Pz-Mz thềm lục địa Tây Nam. Các đới cấu trúc Trước Kainozoi khác lân cận không thuộc Việt Nam như Himalaya - V, xem trong chương 4. 461 Chương 15. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam Hình 15.3. Các đới thành hệ - cấu trúc và biểu hiện dầu khí Pre-Cz của Việt Nam và kế cận (Tổng hợp từ các bản đồ địa chất Campuchia, Lào và Việt Nam, P.C.Tiến và nnk. 1989; bản đồ địa chất Thái Lan của S.Bunopas, P.Vella, 1992; bản đồ địa chất Trung Quốc của Ma Lifang và nnk., 1996 và nhiều tài liệu khác) 1 - Lớp phủ trầm tích N2-Q ven bờ, biển; 10 - Đới xâm nhập - núi lửa Mz2 do va chạm; 2 - Lớp vỏ đại dương E3-N1 đáy Biển Đông; 11 - Các bể Mz có than T3n-r - metan; 3 - Móng granitoid Mz của bể Cửu Long; 12 - Các bể trầm tích - phun trào axit Mz; 4 - Móng magma Mz, ít các đá Pz khác; 13 - Đai núi lửa giữa - trước cung Pz3-Mz; 5 - Móng Pre-Cz của Trường Sa Hoàng Sa; 14 - Nêm tăng trưởng turbidit - flysh Mz; 6 - Móng trầm tích Pz-Mz của nhiều bể; 15 - Bể Meso-Tethys Sông Đà và Qinghai; 7 - Móng Pz-Mz đa dạng bể Sông Hồng; 16 - Paleo - Tethys, và Tethys nông Pz2-3; 8 - Bể trước núi Mz2 vụn thô màu nâu-đỏ; 17 - Các đới uốn nếp Caledoni (S3 - D1); 9 - Magma nhiều pha tạo núi Mz2 Tú Lệ; 18 - Các khối lộ lục địa nguyên khai Ar-Pr. Địa danh và sự phân bố của các biểu hiện và phát hiện dầu khí Trước Kainozoi xem hình 15.1. 462 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Các thành tạo magma mafic, siêu - mafic (ophiolit) kiểu vỏ đại dương cổ và trầm tích biển Paleozoi sớm - giữa (Paleo - Tethys) đều bị biến dạng từ biến chất thấp đến biến chất mạnh do uốn nếp Caledoni, trong đó có các đai uốn nếp dạng tuyến thuộc các đới Sông Mã, Cô Tô - Tấn Mài. Các lớp phủ nền Paleozoi giữa - trên phân bố bình ổn trong các biển nền Tethys nông với chiều dày và diện phân bố ổn định đặc biệt trong vùng Việt Bắc (Bắc Sơn). Song từ cuối Permi và đặc biết trong Mesozoi sớm, các hoạt động kiến tạo - magma đã biến cải miền cấu trúc này thành nhiều đới khác nhau gồm: đới uốn nếp dạng tuyến Tây Bắc (Tây Nam Bắc Bộ); các đới uốn nếp - địa khiên Paleozoi và nền Việt Bắc; các cấu trúc nội lục Mesozoi Đông Bắc Bắc Bộ. a. Đới uốn nếp dạng tuyến Tây Bắc (Ia) Đới uốn nếp này là phần kéo dài về phía Đông - Nam của đới Quinghai - Xizang - Tây Vân Nam tới Lai Châu - Ninh Bình theo hướng TB - ĐN ra biển (Nam vịnh Bắc Bộ, Hình 15.2 và 15.3). Phía Tây Nam đới uốn nếp Tây Bắc tiếp giáp với các khối Trường Sơn (Mesozoit Việt - Lào) qua đứt gãy khâu Sông Mã; phía Tây tiếp giáp với đới Mường Tè qua đứt gãy Điện Biên - Lai Châu; phía Đông Bắc tiếp giáp với vùng nền và địa khiên Việt Hoa qua hệ thống đứt gãy Sông Hồng. Đây là đới thành hệ - cấu trúc Trước Kainozoi phức tạp và đa dạng nhất trong khu vực. Các thành tạo kiểu Paleo - Tethys và nền Tethys nông phân bố trên các đới nâng rìa Tây Nam và Đông Bắc; còn trong Trung tâm lại phân bố rộng rãi các thành tạo phun trào mafic và trầm tích biển khơi carbonat và carbonat - lục nguyên Permi - Trias. Đây là đặc trưng tiêu biểu của hệ thống cấu trúc Mesozoi chỉ tồn tại trong đới Sông Đà - Ninh Bình. Sự phổ biến rộng rãi của các phức hệ magma mafic và các tập trầm tích biển khơi Mesozoi sớm chỉ rõ sự tồn tại của một nhánh đại dương mới được hình thành vào cuối Permi đầu Trias và phát triển cực đại trong Trias sớm - giữa, nối liền với Meso - Tethys rộng hơn ở Tây Nam Trung Quốc, sang Tây Nam Á và Nam Âu. Tuy vậy, Meso - Tethys Sông Đà là nhánh đại dương hẹp hình thành trong Permi - Trias do tách giãn đáy bể sau cung Tethys nông hậu - Hercyni, phát triển chủ yếu trong Trias sớm - giữa và kết thúc vào cuối Trias muộn do chịu ảnh hưởng của uốn nếp Indosini và các chuyển động tạo núi Mesozoi muộn. Nhiều tác giả khác cho rằng Meso - Tethys Sông Đà này là một tách giãn (rift) nội lục (chương 4). Uốn nếp Indosini đã tác động mạnh lên toàn bộ các thành tạo từ Carni trở về trước và hình thành đới uốn nếp dốc đứng có trục kéo dài hướng TB - ĐN dọc theo sông Đà qua Ninh Bình ra biển. Đặc điểm này cho thấy cuối Trias đã có sự hội tụ của các khối lục địa Đông Dương di động từ phía Tây - Nam tới và chạm với mảng lục địa kết chắc Việt Hoa phía Đông Bắc, trong đó đai uốn nếp Tây Bắc là đới thúc trồi khi Meso - Tethys Sông Đà bị tiêu biến. Pha tạo núi Mesozoi muộn thể hiện rõ nhất trong đới Tú Lệ thuộc Tây Bắc với các thành tạo molas màu đỏ trước núi (foreland) và các phức hệ phun trào- xâm nhập magma đa pha mang tính kiềm cao. Tạo núi Mesozoi muộn đã kết cấu lại diện mạo của Bắc Bộ và Trường Sơn, hình thành các khối, các đới nâng tương phản với các bể nội lục và các trũng trước - núi. Tiêu biểu nhất là sự thu hẹp Meso - Tethys 463 Chương 15. Các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam Sông Đà và hình thành dãy núi Phăng Xi Păng cao nhất Đông Dương trên cánh trồi đứt gãy nghịch Sông Đà (ảnh 15.3). b. Vùng nền và các đới uốn nếp Caledoni kiểu địa khiên Đông Bắc (Ib, Ic, Id) Đây là vùng phủ nền Paleozoi giữa - trên Việt Bắc (Id) phân bố rộng, ổn định và nằm kề gối trên các đới địa khiên biến chất - uốn nếp Proterozoi và Paleozoi dưới - giữa thuộc các đới Sông Hồng - Sông Chảy (Ib) và đới Cô Tô, Tấn Mài (Ic). Đới Cô Tô - Tấn Mài là phần kéo dài của đới Caledoni Cathaysia Đông Nam Trung Quốc - Ic (Hình 15.2, 15.3). Cấu trúc uốn nếp Caledoni chỉ thật điển hình trong vùng duyên hải Quảng Ninh nối liền với đai uốn nếp Caledoni Cathaysia. Thành tạo tiêu biểu cho đới là các tập trầm tích và trầm tích núi lửa dạng flys tuổi Ordovic muộn - Silur hệ tầng Tấn Mài/Cô Tô. Các thành tạo này phân bố thành các dải kéo dài hướng tây nam tới đông bắc qua Tấn Mài và nhiều đảo ngoài biển trong đó có quần đảo Cô Tô. Chúng đều có cấu trúc phân nhịp dạng flys bị biến chất và uốn nếp dốc đứng. Các tập phủ nền gối chờm lên các đới uốn nếp địa khiên nêu trên. Chúng phân bố rộng trong các vùng Việt Bắc, vịnh Bái Tử Long và Hạ Long với chiều dày ổn định (1.000 - 1.500m) có thành phần chủ yếu là trầm tích carbonat Tethys nông tuổi Paleozoi giữa - muộn. Trên đảo Cát Bà lộ ra rất nhiều đá vôi Paleozoi muộn chứa các dải vật chất hữu cơ bị than hoá, tương tự như đá phiến cháy Devon của Hoa Nam. Hệ thống cấu trúc nền - địa khiên Đông Bắc bị các hoạt động và magma Mesozoi làm biến dạng và biến cải thành các đới nâng Paleozoi và các bể nội lục Mesozoi An Châu và Sông Hiến. Các pha uốn nếp Indosini và tạo núi Mesozoi muộn tuy có ảnh hưởng đến các cấu trúc của Đông Bắc nhưng yếu hơn so với Tây Bắc và Trường Sơn. Ảnh 15.3. Hẻm sông Đà tại Pá Vinh - Sơn La biểu thị hệ thống đứt gãy nghịch Sông Đà gây ra. Phần cánh nâng chờm phía Bắc đứt gãy là đá vôi Anisi hệ tầng Đồng Giao (T2a đg). Phần cánh sụt là các tập phiến vôi-sét và phiến sét-vôi Ladini hệ tầng Nậm Thẳm (T2l nt) đang bị chúc chìm và tiêu biến chậm từ từ dưới gầm đứt gãy. 464 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 3.2. Miền cấu trúc khối lục địa Trước Kainozoi Đông Dương (II) Miền cấu trúc khối lục địa Đông Dương còn được gọi là “miền cấu trúc vỏ lục địa Đông Dương” trong chương 4. Miền cấu trúc này tiếp giáp về phía Đông - Bắc với miền cấu trúc Bắc Bộ qua đứt gãy khâu Sông Mã, về phía Tây với miền cấu trúc Sibumasu qua đứt gãy Lai Châu - Điện Biên - Uttaradit, về phía Tây - Nam với vịnh Thái Lan với hệ thống đứt gãy Three - Pagoda, về phía đông với miền cấu trúc bị chôn vùi dưới biển Đông qua đứt gãy á kinh tuyến 1090. Đây là miền cấu trúc khá rộng lớn chiếm toàn bộ diện Trung và Nam Đông Dương như đới Trường Sơn, địa khối cổ Kon Tum và diện khá lớn của nền Sunda (Sundaland). Đây là ba hệ thống có các đơn vị thành hệ - cấu trúc Trước Kainozoi khác biệt nhau, nhưng đều chịu tác động chung của chuyển động nâng - sụt dạng khối tảng Indosini. Vì vậy, cấu trúc dạng khối là đặc trưng tiêu biểu của miền cấu trúc này; song, sự phân dị giữa các đới trong miền này được phân biệt rõ qua các đặc trưng về thành hệ - cấu trúc của chúng (Hình 15.2 và 15.3). a. Đới cấu trúc dạng khối Indosini Trường Sơn (IIa) Đới này phân bố giữa các hệ thống đứt gãy sâu Sông Mã và Tam Kỳ. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với hệ thống cấu trúc Bắc Bộ dọc theo đứt gãy Sông Mã. Phía Nam và Tây Nam giáp với địa khối cổ Kon Tum qua đứt gãy Tam Kỳ. Phía Tây tiếp giáp với hệ thống cấu trúc á kinh tuyến Shan Thái có ranh giới là đứt gãy Uttaradit. Phía Đông bị chôn vùi dưới các bể Kainozoi thuộc rìa Tây Biển Đông. Cấu trúc đặc trưng của đới này là các khối uốn nếp kiểu địa khiên Paleozoi dưới - giữa tương đối gần đẳng thước phân bố rộng rãi; còn lớp phủ nền Tethys nông phân bố hạn chế do ảnh hưởng của các hoạt động Hercyni. Các hoạt động kiến tạo Hercyni và Indosini đã ảnh hưởng rõ liên quan với sự hình thành các đới dạng khối nâng và sụt xen kẽ nhau. Phần nâng do Hercyni gồm có đới Paleozoi Sông Cả, khối nâng Proterozoi - Paleozoi Phu Hoạt, đới nâng Paleozoi Bình - Trị - Thiên. Phần sụt chủ yếu là các bể Mesozoi Sầm Nưa - Hoành Sơn. Toàn bộ các khối cấu trúc nâng và sụt này đều được tiếp tục nâng cao thành dãy các khối nâng Trường Sơn do pha tạo núi Indosini. Các cấu trúc lõm hậu - Indosini rất hạn chế gồm bể Nông Sơn, bể hồ biển sót Khorat - Savanakhet phân bố dọc theo Đông và Tây dãy Trường Sơn và có thể phân thành hai phụ đới Đông và Tây TrườngSơn (IIa): Phụ đới Đông Trường Sơn là phần cấu trúc dạng khối nâng trồi chiếm ưu thế. Không chỉ các khối nâng Proterozoi - Cambri Phu Hoạt, khối nâng Paleozoi Sông Cả và các khối Paleozoi Bình - Trị - Thiên mà cả các khối sụt như bể Trias Sầm Nưa - Hoành Sơn và bể Trias - Jura Nông Sơn đều được nâng cao thành dãy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_15_6082.pdf