Máu bão hòa oxy rời
khỏi nhau thai qua TM
rốn. Từ TM rốn, 20-50% máu vào ống TM
(ductus venosus), kết
hợp một đoạn ngắn
với TM chủ dưới trước
khi đổ vào sàn nhĩ
phải. Phần còn lại đến
gan, sau đó tái kết hợp
với TM chủ dưới thông
qua TM gan.
91 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các bất thường của ống động mạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC BẤT THƯỜNG CỦA
ỐNG ĐỘNG MẠCH
BS. TRẦN THỊ TUYẾT LAN
Viện tim TP. HCM
TUẦN HOÀN THAI NHI
• Máu bão hòa oxy rời
khỏi nhau thai qua TM
rốn. Từ TM rốn, 20-
50% máu vào ống TM
(ductus venosus), kết
hợp một đoạn ngắn
với TM chủ dưới trước
khi đổ vào sàn nhĩ
phải. Phần còn lại đến
gan, sau đó tái kết hợp
với TM chủ dưới thông
qua TM gan.
• Phần máu trong TMCD
có nguồn gốc từ ống
TM sẽ ưu tiên chảy qua
lổ bầu dục, qua van 2
lá, vào thất trái, rồi qua
van ĐMC, vào ĐMC lên
và cung ĐMC, cấp máu
bão hòa oxy cho đầu,
cơ tim và thân trên
thông qua ĐM vành,
cảnh và dưới đòn. Một
phần nhỏ máu còn lại
sẽ tiếp tục đến eo ĐMC
và ĐMC xuống.
• Máu không bão hòa
oxy từ TM chủ trên
cùng với phần lớn máu
không có nguồn gốc từ
ống TM trong TM chủ
dưới đổ vào nhĩ phải,
qua van 3 lá, xuống
thất phải, qua van
ĐMP vào ĐMP.
• Từ ĐMP, khoảng 20%
máu chảy đến phổi,
phần còn lại qua ống
ĐM, vào ĐMC xuống,
hợp thành dòng chảy
lớn, cấp máu cho cơ
quan nội tạng và thân
dưới cơ thể, rồi theo 2
ĐM rốn trở về tuần
hoàn nhau thai.
• Vì vậy, tuần hoàn thai nhi về cơ bản là tuần
hoàn song song với 3 luồng thông : ống
TM, lổ bầu dục và ống ĐM.
• Não, tuần hoàn mạch vành và thân trên
được cấp máu bởi máu bão hòa oxy qua
thất trái.
• Trái lại, thân dưới chủ yếu nhận máu không
bão hòa oxy từ thất phải.
ỐNG ĐỘNG MẠCH (Ductus arteriosus)
• Là một mạch máu lớn,
thành mạch có cơ, nối
liền thân ĐMP và ĐM
chủ.
• Dòng máu trong ÔĐM có
vận tốc cao nhất trong hệ
tuần hoàn thai nhi và vận
tốc tăng theo tuổi thai.
• Shunt ÔĐM ở người ước
tính nhận khoảng 78%
cung lượng thất phải và
46% cung lượng tim kết
hợp.
• Sự thông thương của ÔĐM
tùy thuộc nồng độ
Prostaglandin E2 (PGE2)
tuần hoàn.
• Dòng máu qua ÔĐM tùy
thuộc kháng lực giường
mạch máu phổi.
• Giường mạch máu phổi trải
qua thay đổi từ tam cá
nguyệt thứ 3 của thai kỳ như
tăng PO2 tạo ra kháng lực
và vì vậy làm giảm dòng
chảy qua ÔĐM (giống quá
trình sinh lý sau sinh)
2 dấu * chỉ vị trí của ĐM phổi phải và trái
• Sự nhạy cảm của ÔĐM với PGE2 có ý
nghĩa lâm sàng đáng kể vì việc sử dụng
chất ức chế PGE2 ở mẹ như Indomethacin
có thể gây đóng ÔĐM với những hậu quả
nguy hiểm.
• Có sự co thắt ÔĐM sinh lý khi gần sanh,
giải thích cho vận tốc tăng trong ÔĐM
tương quan với vận tốc ĐMP.
• Về gần cuối thai kỳ, tưới máu phổi tăng và
vì phổi là vị trí chủ chốt chuyển hóa PGE2,
nên có sự co thắt ÔĐM do tăng thoái biến
PGE2.
EO ĐỘNG MẠCH CHỦ
• Là phần của cung ĐM chủ
nằm giữa chổ chia nhánh
ĐM dưới đòn trái và phần
nối vào ĐM chủ xuống.
• Là vùng chuyển tiếp giữa
cung ĐM chủ ( nơi vận
chuyển máu bão hòa oxy lên
đầu và thân trên ) và ĐM
chủ xuống ( nơi vận chuyển
máu không bão hòa oxy
xuống thân dưới )
• Chỉ có 10-15% CLT được vận chuyển qua eo vì phần
lớn máu trong ĐM chủ lên được phân phối tới cơ tim,
đầu và chi trên thông qua ĐM vành, cảnh và dưới đòn.
• Một trong những yếu tố huyết động học quan
trọng nhất ảnh hưởng đến hướng dòng chảy qua
eo là tương quan kháng lực của tuần hoàn não
và nhau thai.
• Nếu kháng lực nhau thai (bình thường rất thấp)
tăng đủ cao, thì 2 vòng tuần hoàn (thân trên và
thân dưới) có thể tách biệt nhau, với máu được
tống ra từ thất trái sẽ chỉ tưới máu cho tim và
thân trên, với flow đến eo và ĐMC xuống rất ít (vì
nhau thai không còn giữ vị trí kháng lực thấp nhất
nữa).Trong khi đó, thất phải độc quyền tưới máu
cho thân dưới.
• Khi kháng lực nhau thai tiếp tục tăng, có thể
phát hiện dòng chảy ngược ở eo ĐM chủ.
• Vì vậy, eo ĐM chủ là ví dụ đại diện cho tính
đàn hồi của tuần hoàn thai nhi để thích nghi
với những tình huống thay đổi. Ví dụ, trong
các trường hợp giảm cung lượng thất trái
(những bệnh lý làm nghẽn đường ra thất
trái), dòng máu từ ÔĐM qua eo ĐMC sẽ
chảy ngược lên cấp máu cho ĐM chủ lên và
cung ĐM chủ.
CÁC MẶT CẮT THỂ HIỆN ÔĐM TRÊN SIÊU ÂM
1. Mặt cắt dọc cung Ống động mạch (sagittal):
• CS phía sau, ĐMC lên cắt nghiêng ở trung tâm, NT ở phía sau và toàn bộ
ĐMC xuống.
• Hội tụ “ hình Y” của ÔĐM và eo ĐMC vào ĐMC xuống
• ĐMP xuất phát từ TP theo hình vòng cung tù Hình ảnh “Hockey stick”
Dấu * chỉ nơi xuất phát ĐMP (T); PA, ĐMP; PV, Van ĐMP; Isthmus, Eo ĐMC
Phân biệt: Mặt cắt dọc eo ĐMC
• ĐMC xuất phát từ trung tâm của ngực theo hình vòng cung
nhọn Hình ảnh “candy cane”
• NT, ĐMP (P) và khí quản (P) ở phía sau
IAS,Vách liên nhĩ; BC, Thân tay đầu; DAo, ĐMC xuống; IVC, TM chủ dưới;
DV, Ống TM; RB, Khí quản phải; RPA, ĐMP (P)
Cung Ống động mạch: - nằm thấp hơn cung ĐMC
- không có mạch máu lên đầu
- hướng từ ĐMP qua ĐMC (shunt P-T)
2. Mặt cắt cạnh dọc cung
ống ĐM (parasagittal):
• NT, NP, TP, Van 3 lá, ĐM
phổi bao xung quanh ĐMC
cắt ngang
Dấu * chỉ vị trí ĐMP (T)
DA, Ống ĐM
3. Mặt cắt buồng tống thất
phải (RV outflow view):
• Buồng nhận và buồng
tống TP nằm cùng mặt
phẳng hầu như thẳng góc
với nhau.
• ĐMP bao quanh ĐMC và
chia thành ĐMP (T) và
ÔĐM
• NT nằm ở phía sau ĐMC
RV 1, buồng nhận TP; RV 2, buồng
tống TP; FO, lổ bầu dục
• Hình ảnh “Let your fingers do the walking”
4. Mặt cắt 3 mạch máu (three-vessels view):
• ĐMP- ĐMC lên- TM chủ trên xếp hàng trên một đường thẳng
Hình ảnh “line-dot-dot”
• ÔĐM nối vào ĐMC
xuống ở bên trái cột
sống.
• ĐMC lên và TM chủ
trên cắt ngang nằm
ở bên phải
5. Mặt cắt 3 mạch máu-khí quản (three-vessel-trachea view):
• Cung ĐMC và ÔĐM cùng nhau hợp vào ĐMC xuống ở bên trái
cột sống và khí quản Hình V bên trái khí quản.
• TM chủ trên cắt ngang nằm ở bên phải cung ĐMC
DOPPLER ỐNG ĐỘNG MẠCH
a; vận tốc đỉnh tâm thu
b; vận tốc đỉnh tâm trương
c; thời gian gia tốc
d; tích phân thời gian-vận tốc
tâm thu
e; tích phân thời gian-vận tốc
tâm trương
Phổ ÔĐM gồm 2 đỉnh: Tâm thu và
Tâm trương
Vận tốc tăng từ từ cho đến khi đạt
đỉnh và sau đó giảm từ từ hình
tam giác cân.
75%: dòng TTr bắt đầu trước khi
Tthu về baseline.
25%: dòng TTr bắt đầu sau khi Tthu
về baseline
Hình ảnh ÔĐM ở mặt cắt dọc cung ÔĐM và mặt cắt 3 mạch
máu-khí quản.
Dạng phổ ỐĐM có một đỉnh tâm thu cao điển hình và một
đỉnh thứ 2 thì tâm trương (mũi tên) với chỉ số mạch cao.
Vận tốc trung bình của Ống động mạch
Tâm thu Tâm trương
Trước 13 tuần Có Không
Trước 18 tuần 44 cm/s Có
Sau 18 tuần 70.8 cm/s Có
Ref: Brezinka et al, Ultrasound obestat gynecol 1994;4: 121-23
Vận tốc tăng từ 30 cm/s ở tuần 12 đến > 100 cm/s lúc sinh
DOPPLER EO ĐM CHỦ
Hình ảnh eo ĐM chủ ở mặt cắt dọc cung ĐM chủ
Dạng phổ có sườn lên dốc (thời gian gia tốc ngắn), sườn
xuống giảm từ từ và một khuyết hẹp (mũi tên) trong đa số t/h.
Tam cá nguyệt 3: flow đảo ngược nhỏ trong thời gian rất ngắn
( trước tuần 20: không có)
Hình ảnh ĐM chủ ngang và eo ĐM chủ ở mặt cắt ngang
Dạng phổ của cung ĐM chủ có sườn xuống của dòng tâm
thu liên tục với dòng tâm trương và suy giảm theo hàm mũ.
Vận tốc trung bình đỉnh tâm thu của eo ĐMC từ tuần 11
đến lúc sanh khoảng 30-100 cm/s
Dạng phổ có được ở mặt cắt dọc cung ĐMC và mặt cắt ba
mạch máu-khí quản khi đặt cửa sổ Doppler lớn ở eo ĐMC :
phổ eo ĐMC chồng lên phổ ÔĐM
DOPPLER NHÁNH ĐM PHỔI
a; vận tốc đỉnh tâm thu
b; vận tốc cuối tâm trương
c; thời gian gia tốc
Dạng phổ có sườn lên dốc từ đầu kỳ TThu và sau đó là dòng
vận tốc thấp cho đến cuối tâm trương.
Hình trên: dòng TTr liên tục cho đến Tthu kế tiếp
Hình dưới: dòng TTr trở về baseline trước kỳ Tthu kế tiếp
CÁC BẤT THƯỜNG CỦA ỐNG ĐM
I- Bất thường về giải phẫu học:
- Ống ĐM/cung ĐMC bên phải, cung ĐMC đôi
II- Bất thường về chức năng:
- Ống ĐM đóng sớm/co thắt/hẹp
III- Bất thường về hướng dòng chảy trong ÔĐM:
- Ngược dòng
- Xuôi dòng nhưng tưới máu ngược
IV- Bệnh lý Ống ĐM sau sinh:
- Còn Ống ĐM
- Phình Ống ĐM
I- Bất thường về giải phẫu học
A; Bình thường, ĐMC ngang và
eo hợp với ĐMP và ÔĐM vào
ĐMC xuống Hình V ở bên trái
khí quản
B; Cung ĐMC bên (P) và ÔĐM
bên (P) Hình V bên phải khí
quản
C; Cung ĐMC và ĐMC ngang bên
(P), ÔĐM bên (T) và chổ nối cung
ĐMC-ÔĐM tạo thành hình vòng
nhẫn xung quanh khí quản
Hình U
D; Cung ĐMC đôi với ÔĐM bên
(T). ĐMC ngang chia thành 2
cung (P) và (T) bao quanh khí
quản
1. Cung ĐMC bên phải với ÔĐM bên phải
(right V-sign) :
• Hình V bên phải khí quản và không có
vòng nhẫn, tương phản với hình V bên
trái bình thường.
• Đa số kèm với dị tật tim, chủ yếu là bất
thường nón-thân, khó xác định đường đi
chính xác của ÔĐM.
• Các mạch máu của thân tay đầu có hình
ảnh soi gương của cung ĐMC bên trái
bình thường
Mặt cắt ba mạch máu ở thai nhi có Cung ĐMC và ÔĐM bên phải.
Đứt đoạn NST 22q11 được xác định sau sinh.
2. Cung ĐMC bên phải và ÔĐM bên trái
(U-sign):
• Hình U bao xung quanh khí quản, tạo
thành vòng nhẫn mở (so với vòng nhẫn
kín của cung ĐMC đôi)
• Thường là dấu hiệu đơn độc, hiếm khi
kèm với dị tật tim hoặc ngoài tim.
• Hầu hết các t/h có bất thường xuất phát
ĐM dưới đòn trái từ vùng nối ÔĐM và
ĐMC xuống, gọi là hội chứng túi thừa
Kommerell
Hình U điển hình ở mặt cắt ba mạch máu-khí quản:
Cung ĐMC bên phải khí quản và ÔĐM bên trái
Hình ảnh này gợi ý rất nhiều Cung ĐMC bên phải
nhưng không cho phép phân biệt rõ với Cung ĐMC đôi
3. Cung ĐMC đôi:
• Cung ĐMC có đường đi
bên phải khí quản nhưng
chia đôi trực tiếp ở ngang
mức khí quản thành một
cung phải và một cung trái,
tạo thành hình lambda (ג)
Thực quản và khí quản bị
bẫy giữa 2 cung phải và
trái
• Phía sau khí quản, cả 2
cung nhập lại thành ĐMC
xuống, có đường đi ở
trung tâm và phía trước
cột sống.
• Thường cung bên trái hẹp
hơn cung bên phải
• ÔĐM thường ở bên trái
và nối với cung ĐMC trái
hoặc ĐMC xuống. Từ mỗi
cung phải và trái đều
xuất phát ĐM cảnh chung
và ĐM dưới đòn.
• Có thể thấy hình ảnh khí
quản bị chèn ép
Mặt cắt ba mạch máu-khí quản ở thai nhi có cung ĐMC đôi
• Hình A: cung ĐMC bên phải, ÔĐM bên trái gợi ý U-sign
• Hình B: khi mặt cắt nghiêng về phía đầu nhiều hơn, chổ chia
của cung ĐMC thành phải và trái (ג-sign) được bộc lộ.
Chẩn đoán chính xác hơn nhờ vào Doppler màu.
Hình ảnh Doppler màu của cung ĐMC đôi
4. Những bất thường tim và ngoài tim có liên quan:
• Bất thường NST (Trisomy 21, đứt đoạn 22q11) nên
được loại trừ dù cung ĐMC bên phải chỉ là dấu hiệu
đơn độc
• Dị tật tim thường gặp với “right V-sign” hơn là “U-sign”
• Dị tật tim điển hình thường gặp với cung ĐMC bên
phải là Tứ chứng Fallot, Không lổ van ĐMP-VLT hở,
Thân chung ĐM, Không lổ van ĐMP, Không lổ van 3 lá
và Thất phải 2 đường ra.
• Cung ĐMC bên phải + bất thường nón-thân tăng
nguy cơ bất thường đứt đoạn NST 22q11
• Dị tật ngoài tim có thể tìm thấy nhưng không điển hình
II-Bất thường về chức năng
1. ỐNG ĐM CO THẮT/HẸP/ĐÓNG SỚM
• Tắc nghẽn hoàn toàn ÔĐM ở thai nhi là cực kỳ
hiếm gặp.
• Co thắt tự phát ÔĐM rất hiếm gặp trừ khi là
một phần của bệnh lý TBS phức tạp.
• Hầu hết do thuốc ức chế tổng hợp
prostaglandin sử dụng ở mẹ như Indomethacin
và các thuốc khác (ASA, Ibuprofen, Celecoxib,
Diclofenac...)
• Nguy cơ co thắt ÔĐM tăng về cuối thai kỳ, có lẽ
liên quan đến những thay đổi sinh lý và giải
phẫu của ÔĐM ở cuối thai kỳ.
• Co thắt ÔĐM liên quan đến liều lượng, thời gian
sử dụng thuốc ở mẹ và tuổi thai
• Không nên dùng thuốc ức chế tổng hợp
prostaglandin sau 32 tuần và trong thời gian dài
• Co thắt ÔĐM do thuốc có thể hồi phục sau vài
ngày ngưng thuốc
• Sinh lý bệnh:
- ỐĐM đóng sớm gây tăng hậu tải thất phải phì đại
thất phải, suy chức năng thất phải, dãn thất phải và nhĩ
phải, hở van 3 lá, thiếu máu cơ nhú, đứt cơ nhú và sa
van.
- Tăng áp lực lên thân ĐMP dẫn đến dày lớp nội mạc
ĐMP tăng áp lực ĐMP và TAĐMP vĩnh viễn sau
sinh.
- Tăng áp lực lên ĐMP, van ĐMP và xoang Valsava dẫn
đến dãn thân và nhánh ĐMP và hẹp hở van ĐMP.
- Áp lực lên xoang Valsava làm phát triển bất thường
van ĐMP và làm ĐMP dãn lớn hơn nữa gây chèn ép
hoặc tắc nghẽn đường dẫn khí nhuyễn khí quản, ứ
dịch trong phổi tạo ra những vi nang phổi
Sơ đồ các khả năng xảy ra sau khi ÔĐM đóng trước sinh:
• Tăng áp lực lên thân ĐMP + Hở van ĐMP tăng
• Dày lớp nội mạc ĐMP TAĐMP vĩnh viễn (PPHT)
• Dãn xoang Valsava + Suy chức năng van ĐMP: hở hoặc hẹp (PR-PS)
• Phát triển bất thường làm thiểu sản van ĐMP+hở phổi nặng phình dãn
thân ĐMP và các nhánh , chèn ép đường dẫn khí
Các dấu hiệu siêu âm
Co thắt ống động mạch
• Mặt cắt 4 buồng/2D: Thất
phải dãn, giảm động
• Mặt cắt buồng tống TP và ba
mạch máu: Dãn ĐMP và hẹp
ÔĐM.
• Doppler màu và Doppler
xung:
- Hở van 3 lá với vận tốc
dòng hở tối đa >200 cm/s.
- Dòng xoáy ở ÔĐM. Vận
tốc tâm thu ÔĐM tăng từ 200-
300 cm/s (bt<120cm/s), vận
tốc tâm trương >35cm/s với PI
2).
Ống động mạch đóng sớm
Mặt cắt 3 mạch máu:
• Tuần 29: Ống ĐM là một ống dài nối ĐMP và ĐMC xuống
• Tuấn 34: chú ý đoạn hẹp bắt đầu từ ĐMP về phía ĐMC xuống
Siêu âm ở tuần 35 cho thấy hở van 3 lá nhẹ
Vận tốc ÔĐM tăng : tâm thu 220 cm/s
và tâm trương 42 cm/s
Thai 32 tuần, được chuyển đến vì thất trái nhỏ.
Siêu âm thấy thất trái kích thước bình thường, trái lại thất phải dãn lớn với phì đại thất
phải, hở van 3 lá và không thấy ÔĐM (hình A và B)
Siêu âm theo dõi thấy hở van 3 lá tiến triển và được mổ lấy thai lúc 34 tuần.
Siêu âm 1h sau sinh: TP nhỏ, phì đại và mỏm TP có nhiều cơ, và không có ÔĐM (hình C)
Bé được cho thở oxy. Dự hậu tốt với thoái triển phì đại TP và buồng TP phát triển những
tuần sau đó.
• Siêu âm tim thai ở tuần 22 vì con trước bị HC thiểu sản thất trái cho kết quả bình thường.
• Siêu âm tuần 34: Thất phải phì đại nhiều (chiều dày thành TP ttr 6-7mm, bt < 3-4mm); Sa van và
hở van 3 lá nặng; Van ĐMP mở ra khó khăn và không có flow trong thân ĐMP; ÔĐM đã đóng.
• Mẹ đã dùng NSAID vài ngày trước khi siêu âm.
• Thai được kích thích sanh sớm ở tuần 35, cân nặng 1800 gr. Sau sinh, bé tím nhiều và được
thông khí hỗ trợ lập tức nhưng vẫn còn tím, suy hô hấp và tăng áp ĐMP nặng. Bé chết 6h sau
sinh.
• Siêu âm 45 phút sau sinh: Dãn và phì đại TP, Hở van 3 lá nặng với sa lá vách van 3 lá (có thể
do đứt cơ nhú) (Hình A,B). Rất ít flow qua ĐMP. Nhĩ phải giải áp bắng shunt P-T qua lổ bầu dục.
ÔĐM đã đóng (Hình C)
• Siêu âm tim thai ở tuần 34 cho thấy: Tim to, dãn thân ĐMP, thất phải phì đại và giảm
co bóp, hở van 3 lá nặng. Tăng cản âm của những vi nang ở phổi (Hình A)
• Thai được sinh tự nhiên lúc 39 tuần. Sau sinh, bé tím nặng SaO2 = 30% dù được thở
máy và suy hô hấp nặng với PaCO2= 80 mmHg. XQ phổi cho thấy ứ dịch nặng với cơ
hoành bị đẩy xuống thấp. Bé chết 3h sau sinh.
• Siêu âm 30 phút sau sinh cho thấy ÔĐM đã đóng.
• Chẩn đoán phân biệt:
- Hẹp eo ĐMC- Thiểu sản cung ĐMC: Mất cân đối
TT-TP (TP>TT), ĐMC lên nhỏ
• Dự hậu:
- Kích thích sanh sớm
có thể có lợi nếu suy
thất phải nặng lên
giảm kháng lực mạch
máu phổi giảm tải thất
phải.
- Nhẹ: Suy hô hấp nhẹ
và có thể hồi phục
- Nặng: phù nhau thai
và thai chết hoặc suy hô
hấp nặng và tử vong
sau sinh.
III- Bất thường về hướng dòng chảy
CÁC BỆNH LÝ PHỤ THUỘC ỐNG ĐỘNG MẠCH SAU SINH
Tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ÔĐM
• Hội chứng thiểu sản thất trái
(HLHS)
• Hẹp eo ĐM chủ
• Đứt đoạn cung ĐM chủ
• Hẹp van ĐM chủ nặng
Tuần hoàn phổi phụ thuộc ÔĐM
• Hẹp van ĐMP nặng
• Không lổ van ĐMP-VLT kín
(hội chứng thiểu sản thất
phải)
• Không lổ van 3 lá với hẹp
phổi nặng
• Tứ chứng Fallot
• Bệnh Ebstein
• Chuyển vị đại động mạch
với VLT kín
Tuần hoàn phổi và hệ thống tách biệt
1. ĐẢO NGƯỢC DÒNG CHẢY TRONG ÔĐM
• Gặp ở nhóm bệnh lý có tắc nghẽn đường thoát
thất phải nặng (tuần hoàn phổi phụ thuộc ÔĐM).
• Đường kính ÔĐM hơi nhỏ so với tuổi thai, thay
đổi từ 2-4 mm.
• ÔĐM ngoằn ngoèo thường gặp trong bệnh lý
hẹp van ĐMP nặng hoặc Không lổ van ĐMP.
• Vận tốc thay đổi từ 90-200 cm/s và không có
flow tâm trương.
Bệnh lý Tứ chứng Fallot:
Hình A: Tứ chứng Fallot nhẹ, ÔĐM nhỏ với antegrade flow Tthu và TTr
Hình B: Tứ chứng Fallot nặng, ÔĐM với retrograde flow TTr, nguy cơ cao
có tuần hoàn phụ thuộc ÔĐM sau sinh
Không lổ van ĐMP- VLT kín: mặt cắt ba mạch máu
• ĐM chủ ngang với antegrade flow (mũi tên xanh)
• ĐM phổi nhỏ với retrograde flow (mũi tên đỏ)
Bệnh lý Không lổ van 3 lá-TLT hạn chế-Hẹp van ĐMP: mặt cắt ba mạch
máu-khí quản
• Hình A: ĐMP nhỏ so với ĐMC dãn
• Hình B: Doppler xung ở ÔĐM cho thấy retrograde flow, dấu hiệu tắc
nghẽn đường thoát TP nặng và tuần hoàn phổi phụ thuộc ÔĐM sau sinh
Bệnh lý Không lổ van ĐMP-VLT hở:
• Hình A: mặt cắt 5 buồng, ĐM chủ cỡi ngựa, dấu * chỉ vị trí TLT
• Hình B: mặt cắt 3 mạch máu, ÔĐM ngoằn ngoèo với retrograde flow
đổ vào ĐMP (không nhìn thấy)
Bệnh lý Ebstein và
loạn sản van 3 lá:
• Retrograde flow
trong ĐMP liên
quan đến 100%
chết trong bào thai
hoặc sơ sinh
• Antegrade flow
trong ĐMP là tiên
lượng sống rất tốt
với độ đặc hiệu
85%, độ nhạy
100%
2. XUÔI DÒNG NHƯNG TƯỚI MÁU NGƯỢC
• Gặp ở bệnh lý tắc nghẽn đường thoát thất trái
(tuần hoàn hệ thống phụ thuộc ÔĐM )
• Đảo shunt qua lổ bầu dục thành T-P
• Dòng chảy trong ống ĐM vẫn xuôi dòng (shunt P-T)
• Đảo dòng trong ĐM chủ lên, ĐM chủ ngang và eo
ĐM chủ do tưới máu ngược từ ÔĐM ( thấy rõ ở
mặt cắt ba mạch máu-khí quản và mặt cắt dọc
cung ĐM chủ)
• ÔĐM và thân ĐM phổi dãn do tưới máu bù trừ
Bệnh lý Hẹp van ĐM chủ nặng: Doppler màu và Doppler xung qua van 2 lá
• Hình A: Giảm flow tâm trương đổ đầy thất trái s/v thất phải
• Hình B: Hở van 2 lá nặng với shunt T-P qua lổ bầu dục
• Hình C: Sóng đơn pha của van 2 lá thì TTr và phổ hở van 2 lá toàn TThu
Bệnh lý Hẹp eo ĐM chủ:
• Flow đảo ngược ở ĐM chủ lên và
ĐM chủ ngang ở mặt cắt dọc cung
ĐM chủ và mặt cắt ba mạch máu-
khí quản
Bệnh lý Hội chứng thiểu sản thất trái : mặt cắt ba mạch máu
• Hình A: Không nhìn thấy ĐM chủ lên trên 2D
• Hình B: Flow đảo dòng ở ĐM chủ ngang
Bệnh lý Hội chứng thiểu sản thất trái
- TT < TP
- Thiểu sản van 2 lá
- ĐM chủ lên nhỏ
- Flow đảo ngược ở cung ĐM chủ
trên mặt cắt ba mạch máu-khí quản
- Doppler xung ở ĐM chủ lên và eo
ĐM chủ thấy phổ ngược do ÔĐM
tưới máu ngược lên.
• Là thông nối còn tồn tại giữa
ĐMC xuống và ĐMP do bất
thường đóng ÔĐM sau sinh
• Tần suất:
- 1/2000-2500 trẻ sinh sống,
bao gồm 5-10% tất cả các
BTBS.
- Nam : nữ = 1:3
- Phổ biến ở trẻ sinh non
(45% ở trẻ < 1750g, 80% trẻ
< 1200g). ÔĐM lớn gây suy
tim ở 15% trẻ sinh non
< 1750g, 40-50% trẻ < 1500g
IV-Bệnh lý ống động mạch sau sinh
1. CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
• Yếu tố nguy cơ:
- Di truyền:
• COĐM ở trẻ sinh đủ tháng thường do
bất thường cấu trúc. Tần suất tăng ở
nhiều hội chứng di truyền gồm bất
thường NST (Trisomy 21, 4p-
syndrome), đột biến đơn gen
(Carpenter’s syndrome, Holt-Oram
Syndrome), Char syndrome (PDA+ bất
thường ở mặt và bàn tay)
• Gia đình có 1 người con bị COĐM, cơ
hội 3% ở người con kế tiếp
- Yếu tố nhiễm trùng và môi trường:
• Nhiễm Rubella trong tam cá nguyệt 1,
đặc biệt trong 4 tuần đầu
• Fetal valproate syndrome (bất thường
sọ-mặt, thiểu sản móng)
• Sinh lý bệnh:
- Vào lúc sinh, áp lực O2 tăng và sự sụt giảm
nồng độ Prostaglandin PG-E2 và PG-I2 (một
phần được hình thành bởi nhau thai) gây đóng
ÔĐM.
- Quá trình đóng chức năng do co thắt cơ trơn
ÔĐM thường xảy ra trong 10-15 giờ đầu sau
sinh.
- Sau đó, quá trình tăng sinh sợi của nội mạc bắt
đầu và hoàn tất trong 2-3 tuần.
- ÔĐM còn tồn tại sau 3 tháng được xem là bất
thường
• Lâm sàng: tùy kích thước ÔĐM và tuổi thai
lúc sinh
- ÔĐM nhỏ: hiếm khi có triệu chứng
- ÔĐM to: triệu chứng suy tim (chậm tăng cân,
khó thở khi bú, thở nhanh, nhịp tim nhanh). Ở
trẻ sinh non: suy hô hấp, ngưng thở hoặc
những biến chứng nghiêm trọng khác như
hoại tử ruột. Dấu hiệu suy tim xảy ra sớm và
nặng hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Theo thời
gian, có thể gây tăng áp động mạch phổi và
tăng kháng lực mạch máu phổi dẫn đến hội
chứng Eisenmenger.
• Chẩn đoán: XQ phổi, ECG
và Siêu âm tim. Thông tim
chỉ cần thiết để điều trị
- Shunt nhỏ: XQ phổi và
ECG bình thường
- Shunt lớn:
* XQ phổi thấy ưu thế
nhĩ trái và thất trái, tăng tuần
hoàn phổi.
* ECG thấy dấu hiệu lớn
thất trái
* Siêu âm tim:
• Điều trị:
- Ức chế tổng hợp Prostaglandin (Vd: Indomethacin)
- Thông tim bít ÔĐM bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật cột
cắt ÔĐM
• Trẻ sinh non có suy hô hấp: đóng ÔĐM bằng chất ức
chế tổng hợp PG (Indomethacin)
• Trẻ đủ tháng: Indomethacin thường không hiệu quả.
* Trẻ > 1 tuổi: thông tim đóng ÔĐM bằng dụng cụ
* Trẻ < 1 tuổi, có nhiều biến thể giải phẫu của ÔĐM:
Phẫu thuật cột cắt ÔĐM
Các biến thể hình thái học của ÔĐM
Phân loại Krichenko
• Type A: “hình nón”, đầu ĐMC nở
rộng, co thắt gần đầu ĐMP
• Type B: “cửa sổ”, rất lớn và ngắn
• Type C: “hình ống”, không co thắt
• Type D: “phức tạp”, co thắt nhiều chổ
• Type E: “giãn dài”, co thắt ở đầu xa
Bít ống ĐM bằng Gianturco coil
Bít ống ĐM bằng Nit-Occlud coil
Bít ống động mạch bằng Amplatzer
Hình ảnh siêu âm ÔĐM sau khi được bít bằng dụng cụ
Hình ảnh Phẫu thuật cột cắt ÔĐM
2. PHÌNH ỐNG ĐỘNG MẠCH
• Là sự dãn dạng ống hay dạng túi dọc theo ống
ĐM
• Tần suất: khoảng 8%
- N/c tử thiết trẻ sơ sinh cho tần suất 0.8%
- N/c khảo sát trên 200 thai nhi ở tam cá nguyệt 3
phát hiện 1.5% có phình ÔĐM
• Khoảng 25% có kèm bất thường NST Trisomy
21, Trisomy 13, hội chứng Smith-Lemli-Opitz, hội
chứng Ehlers- Danlos type IV, hội chứng Marfan
• Đa số không có triệu chứng lâm sàng trừ khi có
chèn ép khí quản (suy hô hấp, thở rít)
• Phát hiện nhờ siêu âm ở tam cá nguyệt 3 hoặc
XQ sau sinh: thấy chổ lồi trên ÔĐM
• Đường kính phình ÔĐM đo trên siêu âm ở trẻ sơ
sinh thay đổi từ 6.8 – 14 mm.
• Dự hậu: thường lành tính. 70% kích thước phình
nhỏ lại và tự đóng ÔĐM sau sinh; 30% phình có
huyết khối cũng sẽ tự tiêu biến sau 1 tháng.
• Sinh bệnh học: vẫn còn chưa rõ ràng
- Có lẽ do tuần hoàn thai nhi thay đổi ở tam cá nguyệt
3 (huyết áp động mạch và cung lượng tim là cao
nhất), thành ÔĐM yếu (do thiếu sự hình thành gối
nội mạc trong ÔĐM để chuẩn bị đóng ÔĐM sau
sinh) hoặc cả hai.
- Tỉ lệ cao ở mẹ bị tiểu đường: hiện diện các yếu tố
tuần hoàn làm thay đổi tuần hoàn nhau thai. Siêu âm
thấy tăng chức năng tâm thu thất phải và thay đổi
kiểu flow ĐM rốn gợi ý tăng kháng lực nhau thai.
Đồng thời, các yếu tố tuần hoàn ảnh hưởng trực tiếp
sự phát triển gối nội mạc hoặc làm giảm sự lắng
đọng chất nền ngoại bào trong ÔĐM.
- Bất thường lắng đọng chất nền ngoại bào trong
thành ÔĐM còn có thể xảy ra trong bệnh lý mô liên
kết.
• Phẫu thuật cắt bỏ
Phình ÔĐM nếu:
- ÔĐM và phình còn tồn
tại sau 4-6 tuần
- Có liên quan bệnh lý
mô liên kết
- Huyết khối lan rộng
đến những mạch máu
khác hoặc gây thuyên
tắc
- Chèn ép đáng kể các
cấu trúc kế cận
• Biến chứng: tỉ lệ không
rõ
- Vỡ phình (tỉ lệ cao ở
bệnh lý mô liên kết)
- Huyết khối lan rộng
đến ĐMP và ĐMC, gây
thuyên tắc
- Nhiễm trùng
- Chèn ép đường dẫn
khí và thần kinh thanh
quản quặt ngược
Hình ảnh ÔĐM vào tuần 23 và 35 của thai kỳ
• Bên trái: hình ảnh ÔĐM bình thường ở tuần 23 ở mặt cắt
buồng tống thất phải
• Bên phải: hình ảnh Phình ÔĐM ở mặt cắt ba mạch máu
Hình ảnh ÔĐM trên 2D và Doppler màu ở mặt cắt ba mạch máu
Siêu âm sau sanh: Phình ÔĐM dạng túi ở mặt cắt cạnh ức trục ngang
Dấu hiệu “ ba ngôi sao” và các giai đoạn thoái triển tự nhiên của Phình ÔĐM:
a; giai đoạn chèn ép c; giai đoạn hình thành huyết khối
b; giai đoạn khu trú d; giai đoạn tổ chức hóa bít lòng túi phình
Hình A: Doppler màu cho thấy
hình ảnh shunt ÔĐM từ ĐMC qua
ĐMP ở mặt cắt cạnh ức ngang
cao. Dấu hiệu “ba ngôi sao” bao
gồm ĐMC lên, Thân ĐMP và
ĐMC xuống.
Hình B: Dấu hiệu “Tai thỏ” bao
gồm: tai phải là ĐMC ngang, tai
trái là tận cùng là phình ỐĐM ở
mặt cắt cạnh ức ngang cao
Hình C-D-E: Hình ảnh 3D màu ở
mặt cắt cạnh ức ngang cao cho
thấy hình ảnh Phình ÔĐM và dấu
hiệu “Tai thỏ”
TA=transverse arch of aorta; AAo=ascending
aorta; DAA=ductus arteriosus aneurysm;
DAo=descending aorta; MPA=main pulmonary
artery.
Hình A: Phình ÔĐM điển hình
với chổ lồi của ÔĐM dãn to ở
mặt cắt cạnh ức ngang cao.
Hình B: ÔĐM ngắn hơn với
phình dãn ÔĐM
Hình C-D: Shunt ÔĐM bất
thường với Phình ÔĐM không
điển hình, chỉ dãn dài không
phình to.
AAo=ascending aorta; aDAA=atypical
ductus arteriosus aneurysm; DAA=ductus
arteriosus aneurysm; DAo=descending
aorta; MPA=main pulmonary artery;
TA=transverse arch of aorta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_bat_thuong_cua_ong_dong_mach_1722.pdf