CÁC BÀO QUAN KHÁC (Phần 3)

9.5. Glyoxysome

Là một vi thểchứa các enzyme dùng phân huỷlipid thực vật thành

đường đểnuôi cây con. Tếbào động vật không có bào quan này.

9.6. Không bào (vacuole)

Không bào được hiện ra trong tếbào chất như những túi chứa nước và Hình

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu CÁC BÀO QUAN KHÁC (Phần 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9 CÁC BÀO QUAN KHÁC (Phần 3) 9.5. Glyoxysome Là một vi thể chứa các enzyme dùng phân huỷ lipid thực vật thành đường để nuôi cây con. Tế bào động vật không có bào quan này. 9.6. Không bào (vacuole) Không bào được hiện ra trong tế bào chất như những túi chứa nước và Hình 9.8 Peroxysome (ảnh HVDT- theo Daniel) 3 peroxysome trong tế bào gan. Cả 3 thể vùi và màng lưới nội chất đều thể hiện rõ. các chất tan hoặc tích nước do tế bào chất thải ra. Túi được bao quanh bởi một màng gọi là tonoplast, có thể xem như màng trong của tế bào chất. Có nhiều loại không bào tương ứng với các chức năng khác nhau: Ở một số nguyên sinh động vật có không bào “co bóp” (contractive vacuole) giữ vai trò quan trọng trong việc thải các chất và nước dư ra khỏi tế bào. Nhiều nguyên sinh động vật còn có không bào “dinh dưỡng” (food vacuole) chứa các hạt thức ăn. Các tế bào thực vật chưa trưởng thành chứa nhiều không bào nhỏ. Trong quá trình lớn lên, các tế bào hút thêm nước to ra và nhập lại với nhau thành một không bào lớn chiếm hầu hết thể tích của tế bào trưởng thành. Không bào lớn đẩy tế bào chất ra vách tế bào thành một lớp mỏng. Không bào thực vật chứa một dung dịch lỏng có các chất hoà tan, đây là dung dịch ưu trương nên hút nước do áp suất thẩm thấu. Do đó, không bào tạo một áp lực căng lên vách tế bào thực vật. Nhiều chất quan trọng cho đời sống của tế bào thực vật được chứa ở không bào như các chất hữu cơ chứa nitrogen hoà tan, có cả acid amin, các đường và cả một số protein. Không bào còn có chức năng chứa một số chất thải, các enzyme được tiết vào không bào để phân cắt các chất thải thành các chất đơn giản hơn để được đưa trở lại thể trong suốt (cytosol) và tái sử dụng. Một số chất khác như anthocyanin hay nhóm các sắc tố đó có trong dung dịch của không bào giữ vai trò tạo các màu của hoa, quả và lá mùa thu. 9.7. Vi ống (microtubule) Vi ống phổ biến ở các loại tế bào khác nhau, vì vậy, người ta xem chúng là cấu trúc cố định của tế bào. Số lượng, vị trí và hướng sắp xếp của chúng trong các tế bào khác nhau rất khác nhau. Vi ống có cấu trúc hình ống rỗng ở giữa, chiều dài có khi đạt tới 2,5μm, đường kính từ 150 - 300Å, lòng ống rộng từ 100 - 200Å, thành ống dày 40 - 60Å. Vi ống thường nằm ở lớp ngoài của tế bào chất, sát với tơ cơ (tế bào cơ vân), hoặc theo trục dọc của tế bào (tế bào biểu bì), hoặc theo kiểu phóng xạ. Vi ống liên quan chặt chẽ với ty thể, trung tử, mạng lưới nội sinh chất và với màng nhân. Vi ống có vai trò như bộ xương của tế bào, có nhiệm vụ nâng đỡ tế bào, đồng thời có vai trò là hàng rào để định khu các bào quan trong tế bào, ngoài ra còn có vai trò chuyên chở và vận động tế bào chất. Rosh (1970) cho rằng tính chất đa chức năng của vi ống là do khả năng biến đổi hình thù không gian của ống protein của vi ống. 9.8. Tơ cơ (miofibrin) Có thể xem tơ cơ là cấu trúc của tế bào được phân hoá làm chức năng co rút. Có hai dạng tơ cơ: tơ cơ trơn và tơ cơ vân. Tơ cơ trơn tạo nên cơ trơn, tơ cơ vân có cấu trúc vân ngang tạo nên cơ vân. Hai loại này phổ biến ở động vật đa bào. Tơ cơ trơn đặc trưng cho các nội quan ở động vật có xương sống và cơ thể của nhiều động vật không xương sống bậc thấp. Tơ cơ vân tạo nên cơ của cơ thể cũng như cơ tim của động vật có xương sống và động vật chân khớp. - Tơ cơ vân có cấu trúc sợi, trên chiều dọc có xếp xen kẽ nhiều giải ngang hay là đĩa. Một số đĩa rộng và tối, còn các đĩa khác hẹp và sáng. - Dưới kính hiển vi phân cực, các đĩa tối thể hiện tính lưỡng chiết quang, vì vậy có tên gọi là đĩa A (Anisotropie). Các đĩa sáng thì không thể hiện tính lưỡng chiết quang nên có tên gọi là đĩa I (Isotrope). Các đĩa A và I lần lượt nằm xen kẽ nhau suốt chiều dài tơ cơ. Tơ cơ thường có đường kính vào khoảng 1 - 2μm và dài khoảng 10 - 20μm cho đến vài mm hoặc vài cm. Mỗi đĩa A lại được chia làm đôi bởi 1 giải ngang được gọi là giải H, các đĩa I ở chính giữa cũng được chia làm đôi bởi một giải có tên là tấm Z. Đoạn tơ cơ được giới hạn bởi hai đầu tấm Z được gọi là 1 tiết cơ (sarcomere). Như vậy, có thể xem tiết cơ là đơn vị cấu trúc tuyến tính của tơ cơ (hình 9.9). Các tơ cơ nằm trong tế bào chất của tế bào cơ, lớp tế bào này được gọi là cơ chất (sarcoplasma), trong đó có nhân tế bào, các ty thể và các bào quan khác. Dưới kính hiển vi điện tử cấu trúc siêu hiển vi của tơ cơ vân ở tất cả các động vật thuộc các bậc phân loại khác nhau nói chung đều giống nhau. Mỗi một tơ cơ gồm rất nhiều sợi bé hơn gọi là tiểu tơ cơ (protofibrin). Tiểu tơ cơ chia làm hai loại: + Tiểu tơ cơ dày có cấu trúc protein miozin. + Tiểu tơ cơ mảnh gồm protein actin. Chính các tiểu tơ cơ quyết định cấu trúc các đĩa và giải của tơ cơ vân. Tiểu tơ cơ dày chỉ có ở đĩa A đi qua giải H; tiểu tơ cơ mảnh thì chạy suốt đĩa I và xuyên qua đĩa A xen kẽ với tiểu tơ cơ dày cho đến giải H. Như vậy, giải H là vùng chỉ có tiểu tơ cơ dày, đĩa I là vùng chỉ có tiểu tơ cơ mảnh và đĩa A là vùng có chứa cả tiểu tơ cơ dày và tiểu tơ cơ mảnh. Hình 9.9. Cấu tạo một tiết cơ 1. Actin; 2. Myosin; 3. Một tiết cơ.123 - Tơ cơ trơn: khác với tơ cơ vân, các tơ cơ trơn chỉ gồm có một loại tiểu tơ cơ, có đường kính vào khoảng 1000Å và có chiều dài bằng chiều dài cơ trơn. - Chức năng: sự vận động của hai tiểu tơ cơ (actin và miozim) là tương đối với nhau. Đó là cơ sở của nhiều kiểu vận động như: sự co cơ, sự di chuyển kiểu amip, sự thắt lại giữa tế bào khi phân chia, cũng như sự vận chuyển các túi nhỏ trong tế bào. - Các vi sợi chỉ gồm có actin đóng vai trò cấu trúc. Chúng tạo nên sườn nội bào (cytoskeleton) là một hệ thống các rãnh phức tạp giúp duy trì hình dạng tế bào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_9_cac_bao_quan_kha2_7484.pdf
Tài liệu liên quan