Bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội IX

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã trân trọng ghi vào cương lĩnh và điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một quyết định có tầm lịch sử, chẳng những có ý nghĩa tuyên ngôn trong cuộc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh trước sự phủ định của các thế lực thù địch và bọn cơ hội mà còn đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.

Cũng như chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là những giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, một mặt là để nắm được nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác – quan trọng hơn – là để tìm cách vận dụng giá trị kim chỉ nam đó vào thực tế cuộc sống hiện nay.

Để tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, toàn dân thì một mặt phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách cơ bản, hệ thống ngang tầm với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng; phải tổ chức việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc từ trên xuống dưới nhằm vận dụng và phát triển tư tưởng đó vào thực tiễn công tác của mình; mặt khác phải tìm cách đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, dưới nhiều hình thức, sát hợp với trình độ mỗi tầng lớp nhân dân, có như vậy mới làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự giữ địa vị chỉ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh từ đại hội VII đến đại hội IX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) đã trân trọng ghi vào cương lĩnh và điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một quyết định có tầm lịch sử, chẳng những có ý nghĩa tuyên ngôn trong cuộc đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh trước sự phủ định của các thế lực thù địch và bọn cơ hội mà còn đánh dấu bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta. Cũng như chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là những giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, một mặt là để nắm được nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác – quan trọng hơn – là để tìm cách vận dụng giá trị kim chỉ nam đó vào thực tế cuộc sống hiện nay. Để tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, toàn dân thì một mặt phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh một cách cơ bản, hệ thống ngang tầm với vị trí là nền tảng tư tưởng của Đảng; phải tổ chức việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc từ trên xuống dưới nhằm vận dụng và phát triển tư tưởng đó vào thực tiễn công tác của mình; mặt khác phải tìm cách đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, dưới nhiều hình thức, sát hợp với trình độ mỗi tầng lớp nhân dân, có như vậy mới làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự giữ địa vị chỉ đạo trong đời sống chính trị - tinh thần của xã hội ta. Trong nhiều năm qua, kể từ Đại hội VII, vấn đề đổi mới nhận thức và tư duy lý luận của Đảng luôn là vấn đề được Đảng ta quan tâm. Và quá trình này được Đảng ta tiến hành từ ngay Đại hội VII. Có thể nói rằng, từ Đại hội VII (6-1991) đến Đại hội X (4-2001), quá trình đổi mới này đã hoàn thiện về căn bản. 2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Mục đích: Giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Yêu cầu : Nắm vững được tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Kết hợp phương pháp logic với so sánh, tổng hợp, phân tích, chứng minh… 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Thông qua nội dung các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội VII (6-1991) đến Đại hội IX (4-2001). PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG ĐỀ TÀI “BƯỚC TIẾN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI IX”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ra trong tháng 6 – 1991, có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, đánh giá những việc làm được, chưa làm được và đề ra phương hướng cho sự phát triển của đất nước trong những năm tiếp theo. Ý nghĩa trọng đại của Đại hội VII còn ở chỗ, đây là lần đầu tiên Đại hội thông qua cương lĩnh vạch ra những quan niệm và các phương hướng cơ bản về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thông qua chiến lược ổng định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Khi đề cập “Về vấn đề Đảng”, văn kiện Đại hội VII và cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH có những nội dung liên quan tới tư tưởng Hồ Chí Minh: 1, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. 2, Cái mới trong các văn kiện Đại hội lần này là cùng với chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đảng nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. 3, Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện cụ thể của nước ta. 4, Trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc. 5, Tư tưởng Hồ Chí Minh là phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân ta. Như vậy, cùng với việc đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội VII là một mốc son khẳng định một nấc thang quan trọng trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Về nghiên cứu khoa học, chương trình khoa học – công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX.02 nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh được triển khai từ năm 1991 với 13 đề tài và đến năm 1995 thì kết thúc. Về mặt lãnh đạo của Đảng, các Nghị quyết của Đảng từ sau Đại hội VII trở đi, ở những mức độ tiếp cận khác nhau, bằng những cách tiếp cận khác nhau, đều giới thiệu tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, đáng chú ý là Nghị quyết 09-Nghị quyết/TW, ngày 18 – 02 – 1995, của Bộ Chính trị “Về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay” một lần nữa khẳng định: “Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam”. Nghị quyết nhấn mạnh: “chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc ta”. Lần đầu tiên, bộ chính trị khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh không những vận dụng một cách sáng tạo mà còn “góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”. Nghị quyết nhấn mạnh tư tưởng của Người đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan tỏa ra thế giới. Trên cơ sở nhận định sự nghiệp đổi mới càng mở rộng và phát triển theo chiều sâu, những biến đổi trên thế giới càng lớn, những vấn đề đặt ra ngày càng nhiều, Bộ chính trị đã nêu ra nhiệm vụ phải làm sáng tỏ các vấn đề để tìm lời giải đáp. Muốn đạt được những điều đó, thì việc nghiên cứu lý luận gắn với tổng kết thực tiễn càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nghị quyết của Bộ chính trị chỉ rõ: “Khi các thế lực thù địch ra sức tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì đấu tranh bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng là vấn đề quan trọng, trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra vào nửa sau thập niên cuối của thế kỷ XX(6 - 1996) với nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Đại hội rút ra sáu bài học chủ yếu, mà bài học hàng đầu là “Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới; nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Trong định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta nhấn mạnh “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước”. Nghị quyết của Đảng khẳng định lại nhiều vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu trong các Nghị quyết trước đây của Đảng và nhấn mạnh việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; cả việc học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Đồng thời coi trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Như vậy, kể từ sau Đại hội VII, Đại hội VIII đã có những định hướng nghiên cứu, bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh tương đối cụ thể. Công việc này được tiếp tục trong một số Nghị quyết trong chương trình toàn khóa của Đại hội VIII. Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” khẳng định: “Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người…”. Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) BCH TW khóa VIII nêu 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ thứ ba nhấn mạnh “đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Tháng 4 – 2001, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Sau 10 năm kể từ Đại hội VII (1991 - 2001), chúng ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. 13 đề tài của CHương trình KX.02 được nghiệm thu trong hai năm (1995 - 1996). Giai đoạn 1996 – 2000, một số đề tài được bổ sung, hoặc nghiên cứu sâu hơn làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Một số sách công cụ, tư liệu gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập, Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, gồm 10 tập, được xuất bản, khẳng định độ tin cậy cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng trong thời gian này, một số hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam, có những chủ đề liên quan đến việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là Hội thảo Việt Nam học (lần 1), năm 1997, Việt Nam trong thế kỷ XX năm 2000, Việt Nam học (lần 2) năm 2004. Cùng với các hội thỏa, các nhà nghiên cứu, các chính khách, các cá nhân và các tổ chức tiến bộ trên thế giới đã cho ra mắt độc giả những công trình công phu, nghiêm túc, đầy tâm huyết về Hồ Chí Minh. Những thành tựu nêu trên là cơ sở rất quan trọng giúp Đảng ta có một bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận. Đại hội IX khẳng định lại tính đúng đắn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII và nhấn mạnh: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xhcn trêm nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nếu như Đại hội VII mới chỉ trình bày một cách đơn giản và sơ lược về tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là “kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta”, thì Đại hội IX vừa làm sâu sắc thêm khái niệm, vừa chỉ rõ nguồn gốc, nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ: “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân; về quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”. Rõ ràng, Đại hội IX đã nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh. Hội nghị lần thứ năm của BCH TW khóa IX nêu rõ: “Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, trình độ lý luận của Đảng ta có bước phát triển rõ rệt. Đảng ta đã không ngừng đổi mới phương pháp tư duy lý luận, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục bện giáo điều, chủ quan, duy ý chí, mở ra bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, làm cho nước ta có báo cáo phát triển ngày càng mạnh mẽ; giải đáp có căn cứ khoa học một số vấn đề về lý luận và thực tiễn; nhận thức đầy đủ hơn về nội dung, giá trị và tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng”. Trong nhiệm kỳ Đại hội IX, BCH TW Đảng ra chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 27 – 3 – 2003, “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Kể từ khi khởi xướng sự nghiệp đổi mới và Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng (1991), đây là lần đầu tiên Ban bí thư trung ương Đảng có chỉ thị đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc vận động được triển khai trên phạm vi cả nước, học tập nghiên cứu 9 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu trong Đại hội IX. Hội nghị lần thứ chín BCH TW khóa IX (1-2004) có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là kiểm điểm nửa nhiệm kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, đồng thời nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội trong những năm tiếp theo. Một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, Nghị quyết nhấn mạnh việc thực hiện tốt chỉ thị của Ban bí thư về “đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Đưa việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thành một trong những nội dung sinh hoạt của mỗi chi bộ, thành chương trình rèn luyện tu dưỡng của mỗi cán bộ Đảng viên. Mỗi cán bộ, Đảng viên không chỉ học tập, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn phải vận dụng nhuần nhuyễn vào thực tiễn công tác, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Đặc biệt, phải coi trọng việc nghiên cứu vận dụng một cách toàn diện và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đại hội X của Đảng (4-2006) không có gì phát triển thêm về tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục khẳng định việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Trong 4 bài học lớn mà Đại hội X rút ra, thì bài học hàng đầu là “trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đại hội nhấn mạnh, đổi mới không phải xa rời, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Trong công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đảng ta khẳng định “kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”. Sau Đại hội X, ngày 7-11-2006, thay mặt Bộ chính trị, đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ký ban hành chỉ thị số 06CT/TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chỉ thị nêu rõ: “Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo”. Cuộc vận động này đã bắt đầu được triển khai từ ngày 3-2-2007 và kéo dài đến hết nhiệm kỳ Đại hội X (4-2011). Hằng năm, vào dịp ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, có tổ chức sơ kết. Sau 3 năm thực hiện chỉ thị số 23-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là một chủ trương lớn của Đảng, vừa mang tính cấp bách trong tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên thanh niên, học sinh,… Nội dung cơ bản của cuộc vận động là thực hiện 4 xây, 4 chống. 4 xây gồm: Cần, kiệm, liêm ,chính, chí công vô tư; ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm; ý thức phục vụ nhân dân; và 4 chống gồm: chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ngày 23-1-2008, Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện cuộc vận động, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả bước đầu, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới; thảo luận, quán triệt mục tiêu, chủ trương, phương hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động trong năm này. Định hướng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện chỉ thị số 19-CT/TW của Ban bí thư trung ương về kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 – 11-6-2008) trong năm 2008, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là học tập tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, với tinh thần “bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền lợi đều của dân” của Bác, coi đó là chiếc gương soi để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của ngành, của địa phương, cơ quan, đơn vị”. Tổng bí thư yêu cầu cần quán triệt một số điểm cơ bản sau đây: “Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất cao về nhận thức ở tất cả các ngành, các cấp, trước hết là cán bộ chủ chốt, về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay. Hai là, để thực hiện được định hướng trên, cần gắn các nội dung và hình thức tiến hành cuộc vận động với các nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua, lồng ghép nội dung cuộc vận động vào mọi hoạt động của mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Ba là, phải tổ chức, động viên, lôi cuốn được tất cả đảng viên, cán bộ công chức, tầng lớp nhân dân tự giác tham gia cuộc vận động, coi đó là nhân tố quyết định thành công. Bốn là, quán triệt nguyên tắc nêu gương trong thực hiện đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm là, phải huy động được toàn bộ hệ thống chính trị ở tất cả các cấp, các ngành tham gia cuộc vận động. Sáu là, coi trọng sự tham gia giúp đỡ của nhân dân đối với đội ngũ công nhân, đảng viên, công chức. Bảy là, thực hiện chương trình toàn khóa, năm 2008, cần tạo nên bước chuyển mạnh mẽ, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, có những nội dung cụ thể, thiết thực. Tám là, để tạo điều kiện cho các ngành, địa phương triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả cuộc vận động, Ban chỉ đạo các cấp cần rà soát các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện cuộc vận động để bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh, theo hướng trên cơ sở định hướng chung, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của ngành, địa phương”. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Nhìn chung , qua hơn hai mươi năm đổi mới, từ chỗ bước đầu Đảng ta đề cập tư tưởng và lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh, rồi trình bày một cách còn sơ lược khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại hội VII (6-1991), đến Đại hội IX (4-2001) đã có bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), khi trình bày về nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định: “Từ Đại hội VII, một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng là nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng”. Từ gia tài lý luận của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng định có một triết lý phát triển Hồ Chí Minh làm nền tảng cho triết lý phát triển Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta, là sự khái quát sâu sắc những quy luật phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 75 năm qua. Nghiên cứu, làm sáng tỏ hệ thống và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những luận điểm sáng tạo của Người là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu cửa công tác tổng kết quy luật và bài học lý luận nhằm đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thách thức, nắm lấy vận hội để nhanh chóng vượt lên trong thế kỷ mới. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải được tiếp tục đẩy mạnh với quy mô toàn diện, hệ thống và sâu sắc hơn nữa, tương xứng với vị trí là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. MỤC LỤC Phần thứ nhất. 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích yêu cầu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu . 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 Phần thứ hai: Nội dung đề tài. “BƯỚC TIẾN MỚI TRONG TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TỪ ĐẠI HỘI VII ĐẾN ĐẠI HỘI IX”. 3-12 Phần thứ ba: Kết luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_doi_tuong_va_ph2_nghc_tthcm_5143.doc
Tài liệu liên quan