Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Việt Nam là nước được thế giới đánh giá cao về sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị

khoa học cũng như kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam nói chung và trong các

cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, nguồn tài nguyên cây thuốc và

kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc bản địa đang ngày càng mai một.

Bài viết này bước đầu giới thiệu sơ lược cách chữa bệnh bằng một số cây thuốc ở vùng đồng

bào dân tộc thiểu số, cụ thể là cây thuốc ở người Chăm, người Raglai và Kơho ở hai tỉnh Ninh

Thuận. Qua đó bài viết nêu lên những đề xuất và kiến nghị trong việc nghiên cứu, bảo tồn và

vận dụng tốt cây thuốc vào cuộc sống người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở

vùng nông thôn và miền núi hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện ở Lào Cai, Hà Tây, Thừa Thiên - Huế, đã phát hiện ra nhiều giá trị y học cổ truyền quý giá và hàng trăm cây thuốc mới. Riêng tại tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, nằm ở vùng Nam Trung Bộ, là tỉnh quanh năm đầy nắng gió, đa dạng về địa hình: rừng núi, trung du, đồng bằng và vùng biển là môi trường thuận lợi để các loại cây thuốc phát triển và một kho tàng tri thức bản địa về cách dùng cây cỏ làm thuốc của dân tộc Chăm, Raglai, Cơ Ho. Hiện mỗi tỉnh có hàng trăm loại cây (Bình Thuận có hơn 200 loài; Ninh Thuận có hơn 300 loài) là dược liệu quý (tô mọc, sa nhân, thanh học, hà thủ ô) được nhân dân, phần lớn là người Raglai, Cơ Ho, Chăm trong vùng thu hái, chế biến làm thuốc chữa bệnh. Đến nay đã tích lũy hàng trăm bài thuốc gia truyền độc đáo và một đội ngũ lương y, lương dược dân gian (phần lớn người Chăm), trải rộng không những trong tỉnh mà còn rộng khắp cả nước. Như người Raglai và Cơ Ho vùng Kà Lon biết sử dụng cây thuốc có sẵn tại khu vực để chữa bệnh. Ngoài những bệnh thông thường như cảm sốt, đau đầu, đau bụng còn nổi tiếng chữa bệnh phụ nữ sau khi sanh (hầu như người đàn ông sau 35 tuổi đều biết) như huyết trắng, sa tử cung Người Chăm nổi tiếng chữa bệnh về dạ dày, thấp khớp, suy nhược thần kinh, gãy xương Đặc biệt, tỉnh Ninh Thuận có Hội Y học cổ truyền (HYHCT) phát triển mạnh nhất ở khu vực miền Trung được thành lập 1992. Hơn 10 năm qua, Hội Y học cổ truyền Ninh Thuận đã tập hợp được 300 phương thuốc gia truyền của 210 hội viên cống hiến và xuất bản các tập san phổ biến những bài thuốc hay, những cây thuốc quý. Đồng thời, Hội đã tổ chức điều tra, thống kê trên 300 loài thực vật làm thuốc ở địa phương, đã sưu tầm 15 tác phẩm y học cổ truyền Hán Nôm, dịch thuật 10 tác phẩm có giá trị. Đặc biệt, Chi hội Y học cổ truyền xã Xuân Hải (huyện Ninh Hải) đã đúc kết được 136 bài thuốc gia truyền của đồng bào dân tộc Chăm, huyện Ninh Sơn đúc kết được 50 bài thuốc của đồng bào Raglai. Việc phát triển và trồng dược liệu được quan tâm hơn, qua thực hiện Chỉ Thị 03/BYT-CT ngày 01/03/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “khôi phục vườn thuốc nam và tăng cường sử dụng phương pháp xoa bóp day ấn của y học cổ truyền để chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Tỉnh Hội triển khai trồng một số dược liệu có giá trị cao như sa nhân, nha đam. Riêng huyện Ninh Hải có 7 vườn thuốc nam: 1 vườn ở Trung tâm y tế huyện, 1 vườn ở xã Phước Hải, 5 vườn ở 5 trường học Như vậy, cây thuốc nam đã có tầm quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm ở Ninh Thuận, mang nét độc đáo trong nền Y học cổ truyền Việt Nam nói chung và y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số nói riêng. Bà Nà - Núi Chúa (Đà Nẵng) là khu nghỉ mát, cao 1.482m, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 40km. Theo kết quả điều tra, đã thống kê được 251/544 loài cây làm thuốc. Ngành y tế Đà Nẵng đã sớm nghĩ đến việc trồng cây thuốc tại Bà Nà - nơi lý tưởng cho việc trồng cây thuốc ở miền Trung, với những cây thuốc quý hiếm như cây sâm Ngọc Linh, đương quy, mộc hương 4. KẾT LUẬN Việt Nam là nước được thế giới đánh giá cao về sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng như kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam nói chung và trong các cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng. Cây thuốc dân tộc và tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp phần trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của các dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho con người và sự tồn tại bền vững của ngành y học cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn tài nguyên cây thuốc và kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc đang được nghiên cứu nhằm khai thác tiềm năng của chúng vào việc phát triển các dạng thuốc mới, nhưng dường như chúng ta chưa lưu ý nhiều đến việc bảo tồn chúng. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng mai một. Nhiều cây thuốc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta còn rất thiếu thông tin về quá trình đã và đang xảy ra ở cộng đồng có liên quan đến sử dụng, bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, v.v Những vùng sâu, vùng xa trong nước vẫn chưa kiểm kê đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc của mình. Với phương châm kế thừa vốn cổ truyền của y học dân tộc, xây dựng một nền y học hiện đại, Đảng và Nhà nước đề ra nhiệm vụ cho ngành y tế là vừa phải áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng thuốc cổ truyền, vừa tiến hành nghiên cứu, ứng dụng. Đây là loại kinh nghiệm chữa bệnh ít biết về lý luận, nhưng thực tế đã được áp dụng từ lâu đời với những hiệu quả kỳ diệu, do kinh nghiệm “cha truyền, con nối” mà tồn tại. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của con người và thiên nhiên, việc sử dụng dược liệu truyền thống, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc ngày càng bị mai một thì việc điều tra, sưu tầm, bảo vệ, giới thiệu và khai thác nguồn dược liệu trên rừng núi có tầm quan trọng lớn lao. Hơn nữa, tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là tài sản vô cùng quý giá của các cộng đồng, quốc gia cũng như nhân loại nói chung và các đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tri thức này được tích lũy trải qua hàng ngàn đời từ những mò mẫm bước đầu trong quá trình đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, bệnh tật của con người. Tuy nhiên, hầu hết tri thức này ở các cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam lại chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác trong phạm vi nhỏ hẹp gia đình, dòng họ, làng bản và ít khi lan rộng ra ngoài. Trong khi đó, hiện nay do nhiều lý do khác nhau, thế hệ trẻ của các cộng đồng đó lại ngày càng ít có điều kiện trau dồi nguồn tri thức quý báu này của cha ông mình. Thiết nghĩ ngành thực vật dân tộc học - một ngành khoa học với phương pháp tiếp cận thực tiễn, nghiên cứu sẽ cung cấp cho chính quyền, Nhà nước nhiều biện pháp giải quyết một cách thỏa đáng. Bằng cách này, các tri thức thực vật dân tộc ở cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam mới có thể được bảo tồn như một phần của hệ thống văn hóa - sinh thái, giúp duy trì sự phát triển tri thức văn hóa và thực tiễn địa phương, củng cố mối liên kết giữa các cộng đồng dân tộc với môi trường (cây cỏ) của họ. Đây chính là điều vô cùng thiết yếu góp phần vào việc bảo tồn và phát triển cây thuốc quý ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Đình Hoa, 1998, Dân tộc H’Mông và thế giới thực vật, NXB Văn hóa Dân tộc. 2. Trần Công Khánh, 2002, Cây thuốc dân tộc và vấn đề bảo tồn tri thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc, Trường Đại học YDược, Hà Nội. 3. Gary J.Martin, 2002, Thực vật dân tộc học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. GS.Vũ Văn Chuyên, 1991, Bài giảng Thực vật học, NXB Y học, Hà Nội. 5. Levi - Bowan, E. 1954, Return to Laughter. Harper Brother, New York. 6. Bộ Y tế, 1971, Danh mục cây thuốc miền Bắc Việt Nam, NXB Y học. 7. Đỗ Tất Lợi, 1969, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 8. Võ Văn Chi, 1997, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học. 9. DS.Trình, 2003, Bài báo cáo nghiên cứu tại Phan Lâm, Phan Sơn (Bình Thuận). 10. Trần Công Khánh, Trần Văn Ơn, Trần Khắc Bảo, Trần Đình Lý. 2003, Điều tra tài nguyên cây thuốc phục vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam. 11. Hội nghị tổng kết 10 năm Y học cổ truyền tỉnh Ninh Thuận, 1992 - 2001. 12. Các báo cáo của Chi hội Y học cổ truyền xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận các nhiệm kỳ. 13. Tài liệu điền dã tại thôn Phước Nhơn, Xuân Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận, 9/2004. [1] Các báo cáo của Chi hội Y học cổ truyền xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Bình Thuận các nhiệm kỳ. Nguồn: Website khoa Nhân học (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_tim_hieu_cay_thuoc_4442.pdf
Tài liệu liên quan