Bước đầu phác họa hình dung xã hội của người trưởng thành về trẻ vị thành niên “Ổn về mặt cảm xúc” tại một số địa phương ở Việt Nam

Tìm hiểu về hình dung xã hội về một cá nhân được cho là phát triển “tốt/ổn”

về mặt cảm xúc là một hướng nghiên cứu quan trọng trong việc kết nối vấn

đề cảm xúc và văn hóa. Tuy nhiên, do hướng tiếp cận này vẫn còn rất mới

mẻ ở Việt Nam, nghiên cứu bước đầu này được xây dựng để tìm hiểu hình

dung xã hội về đặc điểm của trẻ vị thành niên được cho là phát triển “tốt/

ổn” về mặt cảm xúc tại một số địa phương ở Việt Nam. Đây là một nghiên

cứu định tính được triển khai dựa trên những cuộc phỏng vấn bán cấu trúc

với 44 người trưởng thành ở ba địa phương (TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và

Cần Thơ). Người tham gia được mời gọi mô tả một trẻ vị thành niên (12-18

tuổi) mà họ từng quen biết được chính họ đánh giá là “ổn về mặt cảm xúc”.

Kết quả cho thấy năng lực trong mối quan hệ, khả năng điều chỉnh cảm xúc

và khả năng thiết lập ranh giới trong-ngoài là những yếu tố trung tâm trong

hình dung về trẻ vị thành niên “ổn về mặt cảm xúc” tại Việt Nam. Các yếu

tố gia đình, nhất là phong cách nuôi dạy của cha mẹ, được nhắc đến thường

xuyên nhất đối với quá trình xây dựng năng lực cảm xúc của vị thành niên.

Những kết quả thu được cũng như những tồn tại về phương pháp nghiên

cứu trong nghiên cứu bước đầu này giúp đưa ra những gợi ý quan trọng cho

những đề tài về hình dung xã hội về cảm xúc có quy mô lớn hơn tại Việt

Nam sau này.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bước đầu phác họa hình dung xã hội của người trưởng thành về trẻ vị thành niên “Ổn về mặt cảm xúc” tại một số địa phương ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong một số mô hình năng lực của xúc hiện đại, ví dụ như mô hình của Mikolajczak và cộng sự (2009). Điều này có thể cho thấy một trẻ vị thành niên, dù là người Việt Nam hay phương Tây, có khả năng điều chỉnh cảm xúc hiệu quả và thể hiện bản thân hòa hợp trong các mối quan hệ xã hội đều có thể có nhiều khả năng được những người xung quanh đánh giá là “ổn về mặt cảm xúc”. Bên cạnh đó, một số tiêu chí/đặc điểm về mặt cảm xúc ở trẻ vị thành niên vốn không hoặc chưa được ghi nhận trong các mô hình tư liệu về năng lực hoặc trí tuệ cảm xúc trước đây được ghi nhận trong dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu bước đầu này tại Việt Nam, ví dụ như đặc điểm về “ranh giới giữa bên trong và bên ngoài”. Giới hạn này bao gồm cả cấp độ mối quan hệ (những người có quan hệ thân thiết và những người xa lạ) và nội tâm (nhận thức về giới hạn của sự thân thiết). Trên bình diện lý thuyết, việc tranh luận về bản chất xã hội và/hoặc cảm xúc của đặc điểm này có thể được tiếp diễn. Dù vậy đây là một điểm cần lưu ý trong những nghiên cứu tiếp theo có quy mô lớn hơn để kiểm chứng liệu đây có phải là một nét đặc trưng trong hình dung xã hội về chân dung cảm xúc ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam và/hoặc các nước Á Đông khác hay không. Giả thuyết này cũng có thể giải thích cho sự xuất hiện của các năng lực trí tuệ trong hình dung về trẻ vị thành niên có năng lực cảm xúc tốt. Thoạt nhìn, sự xuất hiện này là đáng ngạc nhiên vì cảm xúc và trí tuệ rất khác nhau về bản chất và không liên kết với nhau một cách có hệ thống (Brasseur, 2013). Tuy nhiên, dựa vào nguyên tắc đặc trưng của việc xây dựng hình dung xã hội (Jodelet, 2003; Moscovici, 2000), mối liên hệ giữa các năng lực trí tuệ và hình dung về trẻ vị thành niên “ổn về mặt cảm xúc” có thể được hiểu như sau: năng lực trí tuệ có thể được xem như một thuộc tính thường xuyên gắn liền với hình ảnh về một người có năng lực cảm xúc tốt chứ không hẳn là một thành phần của hình dung về các năng lực cảm xúc. Nói cách khác, trong hình dung của người trưởng thành ở Việt Nam, trẻ vị thành niên được cho là “ổn về mặt cảm xúc” có thể cũng là là trẻ có năng lực trí tuệ cao, nhưng những năng lực trí tuệ này không thể giải thích được các năng lực cảm xúc mà trẻ đang có. Kết quả thu được về hình dung của người trưởng thành về trẻ vị thành niên “ổn về mặt cảm xúc” trong nghiên cứu này cũng có thể được làm sáng 393 tỏ bằng góc nhìn tâm lý phát triển cảm xúc. Đã trải qua quá trình nội tâm hóa các chiến lược điều chỉnh cảm xúc và kinh qua nhiều trải nghiệm cảm xúc trong những giai đoạn trước đó, trẻ vị thành niên dần phân biệt rõ hơn ranh giới giữa việc biểu hiện cảm xúc chân thực trong những môi trường thân mật và những cảm xúc mang tính quy ước trong những liên kết xã hội ít thân thiết hơn. Điều này phù hợp với giả thuyết của một số tác giả trước đây (Holodynski, & Friedlmeier, 2006; Denham, 2006). Từ góc nhìn này, sự ưu tiên của giới hạn bên trong-bên ngoài, khả năng điều chỉnh cảm xúc và các năng lực trong mối quan hệ có thể được hiểu rõ hơn. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu bước đầu cũng cho thấy rằng đa số người trưởng thành được phỏng vấn đề cao tầm quan trọng của các yếu tố giáo dục gia đình và vòng kết nối bạn bè của trẻ vị thành niên trong sự phát triển, xây dựng đời sống cảm xúc nói chung. Nghiên cứu sơ bộ này cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, nguyên tắc chọn mẫu không ngẫu nhiên và sử dụng hình thức trực tuyến để thực hiện phỏng vấn nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu thu thập được. Cụ thể, tầng lớp trí thức và/hoặc trung lưu thành thị dễ tiếp cận với thông tin nghiên cứu so với những người trưởng thành làm việc trong các lĩnh vực khác hoặc có trình độ văn hóa khác, từ đó khiến cho mẫu tham gia không thể mang tính đại diện cho dân số Việt Nam trưởng thành. Ngoài ra, quy mô cỡ mẫu trong nghiên cứu này hiện chưa lớn và còn có nhiều chênh lệch đáng kể về các biến nhân khẩu học như tỷ lệ giới tính (nữ nhiều hơn nam) hoặc trình độ văn hóa (đa số đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông). Vì thế, trong những nghiên cứu xa hơn trong tương lai, việc lưu ý đến quy mô cỡ mẫu lớn hơn và đa dạng hơn về thành phần nhân khẩu học (đối tượng nam giới, đa dạng vùng miền, nghề nghiệp, trình độ văn hóa) là điều rất cần thiết để có thể xây dựng được hình dung chung của người trưởng thành tại Việt Nam về hình ảnh trẻ vị thành niên lý tưởng về mặt cảm xúc. V. KẾT LUẬN Những kết quả trong nghiên cứu sơ bộ này bước đầu cho thấy cách hình dung của một số người trưởng thành tại Việt Nam về một trẻ vị thành niên được đánh giá là “ổn về mặt cảm xúc” trong môi trường sống xung 394 quanh họ. Theo đó, năng lực trong mối quan hệ, khả năng điều chỉnh cảm xúc và khả năng thiết lập ranh giới trong-ngoài là những yếu tố trung tâm trong hình dung xã hội về trẻ vị thành niên “ổn về mặt cảm xúc” tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các yếu tố gia đình, nhất là phong cách nuôi dạy của cha mẹ, được nhắc đến thường xuyên nhất đối với quá trình xây dựng năng lực cảm xúc của vị thành niên. Những ghi nhận về kết quả cũng như những hạn chế (nhất là cỡ mẫu và thành phần mẫu) từ nghiên cứu này sẽ là bước đầu để những nghiên cứu cùng chủ đề sau này đạt được sự thông hiểu sâu rộng hơn về hình dung đặc trưng của người Việt Nam về đời sống cảm xúc của trẻ vị thành niên nói riêng và những độ tuổi khác nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abric, J. C. (1994). Pratiques sociales et représentations. Presses Universitaires de France. Brasseur, S. (2013). “Étude du fonctionnement des compétences émotionnelles chez les jeunes à haut potentiel intellectuel” (Doctoral dissertation, Université Catholique de Louvain). Denham, S. A. (2005). Assessing social‐emotional development in children from a longitudinal perspective for the National Children’s Study. Battelle Memorial Institute. Degenne, A., & Vergès, P. (1973). Introduction à l’analyse de similitude. Revue française de sociologie, 14(4), 471-511. Durbrow, E., Alampay, L., Masten, A., Sesma, A., & Williamson, I. (2001). Mothers’ conceptions of child competence in contexts of poverty: The Philippines, St Vincent, and the United States. International Journal of Behavioral Development, 25, 438-443. Ekman, P., & Friesen, W. V. (1971). Constants across cultures in the face and emotion. Journal of Personality and Social Psychology, 17, 124-129. Esnard, C. (1998). Les représentations sociales du handicap mental chez les professionnels médico-sociaux. Revue européenne du Handicap mental, 5(19). 10-23. Friedlmeier, W., Corapci, F., & Cole, P. M. (2011). Emotion Socialization in Cross‐Cultural Perspective. Social and Personality Psychology Compass, 5, 410-427. Halberstadt, A, & Lozada, F. (2011). Emotion Development in Infancy through the Lens of Culture. Emotion Review, 3(2), 158-168. 395 Holodynski, M., & Friedlmeier, W. (2006). Development of emotions and emotion regulation. Springer. Jodelet, D. (2003). Représentations sociales: un domaine en expansion. In Les représentations sociales. Presses Universitaires de France. Mikolajczak, M. (2009). Going beyond the ability-trait debate: The three-level model of emotional intelligence. E-Journal of Applied Psychology, 5(2), 25-31. Miyake, K., Chen, S.-J., & Campos, J. J. (1985). Infant temperament, mother’s mode of interaction, and attachment in Japan: An interim report. Monographs of the Society for Research in Child Development, 50(1-2), 276-297. Moscovici, S. (2000). Social Representations. Polity Press. Trommsdorff, G., Cole, P. M., & Heikamp, T. (2012). Cultural Variations in Mothers’ Intuitive Theories: A Preliminary Report on Interviewing Mothers from Five Nations about Their Socialization of Children’s Emotions. Global Studies of Childhood, 2(2), 158-169. Trương, T. K. H., & Nguyễn, T. T. V. (2015). Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học xã hội và nhân văn, 1(31). Vergès, P., & Bouriche, B. (2001). L’analyse des données par les graphes de similitude. Tham khảo ngày 13/06/2021, https://www.scienceshumaines. com/textesInedits/Bouriche.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_phac_hoa_hinh_dung_xa_hoi_cua_nguoi_truong_thanh_ve.pdf
Tài liệu liên quan