Đề tài nghiên cứu trên mẫu gạo lứt Hải Hậu nhằm tối ưu hóa quá trình ngâm, ủ,
từ đó đưa ra quy trình tạo ra sản phẩm gạo lứt nảy mầm phù hợp với nhóm bệnh
nhân tiểu đường với giá thành phải chăng. Ba lô gạo lứt nguyên trấu bóc vỏ thủ
công (B), hạt gạo không bóc vỏ (KB) và gạo lứt bóc vỏ bằng thiết bị công nghiệp
(M) đã được đánh giá khả năng nảy mầm trong thời gian ngâm 1h, 3h và 6h. Các
mẫu hạt sau khi nảy mầm được đánh giá hàm lượng đường tổng theo phương
pháp Bertrand. Kết quả cho thấy mẫu mua có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (60%)
trong khi đó các mẫu bóc, không bóc có tỷ lệ nảy mầm cao hơn (90%). Ngoài ra,
đối với từng nhóm mẫu, thời gian ngâm không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy
mầm. Về hàm lượng đường tổng, mẫu gạo mua có sự suy giảm lớn nhất (45%)
sau 24 giờ ngâm ủ chứng tỏ thời gian 1 ngày là khoảng thời gian tốt nhất để thu
được gạo lứt nảy mầm có chỉ số đường bột giảm. Kết quả này bước đầu cho thấy
có thể sử dụng gạo lứt nảy mầm cho đối tượng bệnh nhân tiểu đường.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất gạo lứt nảy mầm dùng cho người tiểu đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
223
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO LỨT NẢY
MẦM DÙNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Nguyễn Hoàng Linh*, Hoàng Phương Hà, Lê Việt Hoa, Lê Thị Vân Anh
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
*Tác giả liên lạc: linhNH.b7093@st.usth.edu.vn
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu trên mẫu gạo lứt Hải Hậu nhằm tối ưu hóa quá trình ngâm, ủ,
từ đó đưa ra quy trình tạo ra sản phẩm gạo lứt nảy mầm phù hợp với nhóm bệnh
nhân tiểu đường với giá thành phải chăng. Ba lô gạo lứt nguyên trấu bóc vỏ thủ
công (B), hạt gạo không bóc vỏ (KB) và gạo lứt bóc vỏ bằng thiết bị công nghiệp
(M) đã được đánh giá khả năng nảy mầm trong thời gian ngâm 1h, 3h và 6h. Các
mẫu hạt sau khi nảy mầm được đánh giá hàm lượng đường tổng theo phương
pháp Bertrand. Kết quả cho thấy mẫu mua có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (60%)
trong khi đó các mẫu bóc, không bóc có tỷ lệ nảy mầm cao hơn (90%). Ngoài ra,
đối với từng nhóm mẫu, thời gian ngâm không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nảy
mầm. Về hàm lượng đường tổng, mẫu gạo mua có sự suy giảm lớn nhất (45%)
sau 24 giờ ngâm ủ chứng tỏ thời gian 1 ngày là khoảng thời gian tốt nhất để thu
được gạo lứt nảy mầm có chỉ số đường bột giảm. Kết quả này bước đầu cho thấy
có thể sử dụng gạo lứt nảy mầm cho đối tượng bệnh nhân tiểu đường.
Từ khóa: Gạo lứt, gạo lứt nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, hàm lượng đường tổng, tiểu
đường.
PRELIMINARY STUDY FOR PRE-GERMINATED BROWN RICE
PRODUCTION FOR DIABETIC PATIENTS
Nguyen Hoang Linh*, Hoang Phuong Ha, Le Viet Hoa, Le Thi Van Anh
University of Science and Technology of Ha Noi
*Corresponding Author: linhNH.b7093@st.usth.edu.vn
ABSTRACT
The study focuses on soaking and incubating conditions of Hai Hau rice breed to
provide an appropriate procedure to making germinated brown rice for diabetic
patients with low-cost needed. Three samples (manual de-husked, non-husked
and industrial de-husked brown rice)are soaked in three time range (1h, 3h and
6h) followed by the total sugar content analysis by Bertrand method. The results
prove that the percentage of industrial de-husked brown rice is the lowest (60%),
and two other samples have nearly similar percentage of germination (90%). The
difference among germination percentage with three different soaking time is not
considerable. The reduction of total sugar content of the industrial product is
most significant (45%) after 24 hourse of incubation which indicates that the best
period of germination to obtain low amount of total sugar. The preliminary result
reveals the health efficiency of germinated brown rice with diabetic patients.
Keywords: Brown rice, germinated brown rice, germination percentage, total
sugar content, diabetes.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
224
TỔNG QUAN
Gạo cung cấp nguồn gluxit chính và
nhiều loại vitamin, khoáng chất, giúp
thúc đẩy các quá trình sinh hóa trong
cơ thể. Hiện nay, sản phẩm gạo lứt
được đánh giá có nhiều vượt trội về
thành phần dinh dưỡng so với gạo
trắng. Hạt gạo lứt bao gồm mầm
(germ), lá mầm (endosperm) và cám
(bran), trong đó lá mầm chiếm 80%
tổng khối lượng hạt; mầm và cám chứa
10-15% protein, giàu vitamin (đặc biệt
là vitamin B) và là nguồn khóa ng chất
tốt, nhất là những khóa ng chất vi
lượng (Joanne L. Slavin et al., 1999).
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng hàm
lượng chất xơ, axit phytic và các
polyphenol ở gạo lứt cao hơn so với
gạo trắng (Joanne L. Slavin et al.,
1999). Bên cạnh gạo lứt, vài năm gần
đây trên thị trường còn xuất hiện sản
phẩm gạo lứt nảy mầm. Được chứng
minh là giàu dinh dưỡng và cải thiện
yếu tố cảm quan, sản phẩm gạo lứt nảy
mầm mang lại nhiều lợi ích cho sức
khỏe và chất lượng bữa ăn cho người
tiêu dùng. Các chất dinh dưỡng trong
gạo lứt nảy mầm bao gồm vitamin (E,
B1, B6), chất khoáng (sắt, canxi), γ–
amino butyric acid (GABA). Trong
quá trình ngâm ủ, nhờ phản ứng giữa
phytic acid và các khóa ng chất, gạo lứt
nảy mầm sẽ trở nên mềm hơn và dễ tiêu
hóa (A. M. Spanier et al., 2001). Mặt
khác, do một phần tinh bột, đường
trong gạo lứt được sử dụng tạo nguyên
liệu cũng như năng lượng cho quá trình
nảy mầm, hàm lượng đường/bột trong
gạo lứt nảy mầm giảm. Nhờ những đặc
điểm về hàm lượng dinh dưỡng và yếu
tố cảm quan, gạo lứt nảy mầm được
khuyên nên bổ sung vào thực đơn của
bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tiểu đường (Bệnh đái tháo
đường) là nhóm bệnh do các vấn đề
chuyển hóa trong cơ thể liên quan đến
việc tiết hormone insulin và các hoạt
động của hormone này. Các yếu tố ảnh
hưởng đến bệnh tiểu đường gồm có
gene di truyền, các bệnh tật khác trong
cơ thể, chế độ tập luyện và chế độ dinh
dưỡng (Media Centre|Fact sheets).
Gạo lứt nảy mầm đáp ứng đầy đủ
những tiêu chuẩn cần thiết dành cho
người bị bệnh tiểu đường như có quá
trình phân hủy và tạo thành đường
chậm do vẫn còn nguyên vỏ cám.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này
chỉ tập trung vào thành phần, yếu tố
dinh dưỡng mà chưa đề xuất một quy
trình sản xuất tối ưu và hướng tới một
nhóm đối tượng cụ thể (nhóm người bị
bệnh tiểu đường). Vì vậy, mục tiêu đề
tài này là nghiên cứu tối ưu hóa các
điều kiện ngâm ủ giống gạo lứt tám Hải
Hậu nhằm thu được sản phẩm có chỉ số
đường bột thấp, thích hợp làm thức ăn
cho người bị bệnh tiểu đường, với chi
phí đầu tư thấp, thời gian sản xuất ngắn
phù hợp với quy mô hộ gia đình.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Hạt thóc (hạt gạo còn nguyên vỏ trấu)
tám Hải Hậu và sản phẩm gạo lứt Hải
Hậu đã được bóc lớp vỏ trấu bằng thiết
bị công nghiệp (của công ty Donavi,
xuất xứ Nam Định) được thu mua và
bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng
làm nguyên liệu cho nghiên cứu.
Phương pháp
Điều kiện ngâm, ủ của các loại gạo:
Nguyên liệu thí nghiệm chia thành 3
lô: gạo lứt nguyên trấu bóc vỏ thủ công
(B), hạt gạo không bóc vỏ (KB) và gạo
lứt bóc vỏ bằng thiết bị công nghiệp
(M). Mỗi lô lấy 20 hạt, ngâm trong
nước ấm khoảng 50°C trong vòng 1h,
3h hoặc 6h, không tiếp xúc với ánh
sáng. Sau đó, các mẫu gạo được đặt ra
đĩa petri, ủ ở điều kiện 30oC.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
225
Xác định hàm lượng đường tổng trong
gạo lứt bằng phương pháp Bertrand: 2g
gạo lứt được nghiền mịn ra với 100ml
nước cất. Sau đó, cho thêm 20 ml HCl
15% và đun cách thủy hỗn hợp trong
khoảng 2 - 3h nhằm thủy phân hoàn
toàn tinh bột.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nghiên cứu điều kiện nảy mầm
Hình 1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu
Từ Hình 1 có thể thấy tỷ lệ nảy mầm
của mẫu gạo M rất thấp, chỉ ở ngưỡng
60% trong khi đó khả năng này mầm
của mẫu B và KB lên tới 90%. Điều
này có thể giải thích như sau: thứ nhất,
hạt gạo không bóc vỏ đã qua chọn lọc
và hạt còn nguyên cả vỏ trấu nên phần
mầm còn nguyên vẹn. Gạo lứt nguyên
trấu bóc vỏ thủ công được bóc bằng tay
và loại bỏ những hạt gãy nên tỷ lệ nảy
mầm cao hơn. Trong khi đó, mẫu gạo
lứt bóc vỏ bằng thiết bị công nghiệp đã
qua quá trình xay xát công nghiệp,
nhiều hạt gãy, vỡ và không còn giữ lại
được mầm cũng như chất lượng đầu
vào không được đồng đều.Tuy vậy, sản
xuất gạo lứt nảy mầm nên lấy hạt đã
qua xay xát công nghiệp, tuy khả năng
nảy mầm chỉ bằng một nửa nhưng
thuận tiện khi sản xuất trong quy mô
hộ gia đình.
Về thời gian ngâm, với các mẫu khác
nhau trong các khoảng thời gian ngâm
khác nhau (1h, 3h và 6h) tỷ lệ nảy mầm
giữa các mẫu này không khác biệt rõ
rệt theo thời gian ngâm. Vì vậy, để tối
ưu hóa quy trình này, chúng ta chỉ cần
ngâm mẫu trong 1h để đẩy nhanh tốc
độ của quá trình.
Hàm lượng đường tổng
Hình 2. Lượng đường tổng ở trong các mẫu trong ngày thứ nhất
Hình 2 cho thấy sau khi ủ 1 ngày, cả 3
mẫu thí nghiệm đều có hàm lượng
đường tổng số giảm so với đối chứng.
Cụ thể như sau: mẫu KB giảm ít nhất:
340mg (25%), mẫu B giảm 16% và
cuối cùng mẫu M giảm nhiều nhất:
545mg (45%). Hàm lượng đường tổng
số đều giảm so với mẫu đối chứng bởi
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
226
vì giai đoạn nảy mầm của hạt có hoạt
động trao đổi chất rất mạnh nhằm tạo
ra năng lượng và chuẩn bị những điều
kiện cần thiết cho việc phát sinh cơ
quan mới. Quá trình này bao gồm cả
những biến đổi sinh lý sinh hóa như
tăng mạnh quá trình hô hấp tế bào, tăng
tổng hợp một số hormone kích thích
sinh trưởng (như gibberrelin) dẫn đến
việc tăng tổng hợp một số enzyme thủy
phân như amylase, protease... dẫn đến
tăng các phản ứng hóa sinh như phản
ứng thủy phân, phản ứng phân giải
glucose. Chính vì được sử dụng cho
các quá trình trên, lượng đường tổng đã
có sự suy giảm.
Tuy nhiên, theo thời gian, hàm lượng
đường tổng không tiếp tục giảm.
Hình 3. Sự thay đổi lượng đường tổng ở các mẫu ngâm 1h, 3h, 6h so với
mẫu gạo chưa ngâm ủ
Ở thí nghiệm này, chúng tôi chỉ thu
thập số liệu và tập trung nghiên cứu
đến thời gian nảy mầm tối đa là 2 ngày
do từ ngày thứ 3, các mẫu không còn
giữ được mùi hương ban đầu, cùng với
việc màu sắc cũng thay đổi theo, không
phù hợp để tiêu thụ. Trong khoảng thời
gian này, hàm lượng đường tổng sau
ngày ủ thứ nhất đều giảm ở cả 3 mẫu
1h, 3h và 6h. Tuy nhiên, chỉ số này có
xu hướng tăng ở những ngày sau đó.
Điều này có thể được lập luận do trong
quá trình nảy mầm, nhu cầu năng
lượng tăng cao. Vì vậy, không chỉ tinh
bột được thủy phân mà còn có các đại
phân tử khác như lipid. Sản phẩm của
quá trình thủy phân lipid có thể được
trao đổi chất theo hướng ưu tiên tạo
năng lượng thông qua việc biến đổi
thành các hợp chất trung gian thuộc
nhóm gluxit. Đây là kết quả quan trọng
cho thấy, để sản xuất gạo lứt nảy mầm
dùng cho người tiểu đường thì quy
trình ngâm ủ chỉ dừng lại ở 1 ngày (24
giờ).
KẾT LUẬN
Quy trình sản xuất gạo lứt nảy mầm
theo quy mô hộ gia đình được nhóm
nghiên cứu đề xuất như sau.
Hình 4. Quy trình sản xuất gạo lứt nảy mầm theo quy mô hộ gia đình
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
110.00%
120.00%
130.00%
0 1 2
Ngâm 1h
Ngâm 3h
Ngâm 6h
Rửa sạch
gạo lứt
Ngâm 1h ở
nhiệt độ
phòng
Ủ trong
24h
Chế biến
thành phẩm
Ngày
Tỷ lệ (%)
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
227
Nghiên cứu khả năng nảy mầm của ba
lô gạo lứt với cách bóc vỏ khác nhau là
gạo lứt nguyên trấu bóc vỏ thủ công,
hạt gạo không bóc vỏ và gạo lứt bóc vỏ
bằng thiết bị công nghiệp cho thấy tỷ
lệ nảy mầm của lô gạo lứt nguyên trấu
bóc vỏ thủ công, hạt gạo không bóc vỏ
tương đối đồng đều (80 - 90%) và cao
hơn hẳn so với gạo lứt bóc vỏ bằng
thiết bị công nghiệp (xấp xỉ 60%).
Trong khi đó, hàm lượng đường tổng
của gạo lứt nảy mầm trong gạo lứt bóc
vỏ bằng thiết bị công nghiệp lại thấp
nhất (655mg). Tuy vậy, chúng tôi đề
xuất sử dụng mẫu gạo lứt bóc vỏ bằng
thiết bị công nghiệp để xây dựng quy
trình sản xuất gạo lứt này mầm được
chuyên biệt hóa cho nhóm bệnh nhân
bị tiểu đường ở quy mô gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CUNG THỊ TỐ QUỲNH, N. H. (2013). Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
gạo mầm (Gạo GABA) từ gạo lứt Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
51, no. 1, 63–71.
INTERNATIONAL DIABETES FEDERATION. (N.D.). International Diabetes
Federation - Facts & Figures. Retrieved September 16, 2018, from
International Diabetes Federation.
JOANNE L. SLAVIN ET AL. (1999). Plausible Mechanisms for the
Protectiveness of Whole Grains. The American Journal of Clinical Nutrition
70, no. 3 , 459-463.
NGUYỄN KIM VŨ, Đ. H. (2003). Sản xuất bột dinh dưỡng từ gạo lứt nảy mầm.
Viện Công nghệ sau thu hoạch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_nghien_cuu_quy_trinh_san_xuat_gao_lut_nay_mam_dung.pdf