Giá trị được hiểu như là một khía cạnh của nhân cách làm nền tảng để
thúc đẩy thái độ và hành vi. Tìm hiểu về giá trị nhân văn ở trẻ nhằm mục
tiêu định hướng hành vi, nhân cách, phương thức bộc lộ cảm xúc cho trẻ.
Nghiên cứu sử dụng công cụ Picture-based Value scale for children (PBVS-C,
Doring, 2010) để khảo sát trên 270 trẻ bình thường thuộc ba khối lớp 1, 2, 3
(tuổi trung bình 7,21) đang theo học các trường tiểu học công lập tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Phổ quát là giá trị được trẻ
hướng đến nhiều nhất, trong khi kích thích là giá trị ít được ưa chuộng nhất.
Trẻ nữ coi trọng các giá trị thuộc nhóm giá trị Bảo tồn nhiều hơn trẻ nam.
So với các khối lớp nhỏ hơn, trẻ khối 3 hướng nhiều hơn đến các giá trị thuộc
nhóm Bảo tồn và ít ưa chuộng các giá trị thuộc nhóm Cởi mở để thay đổi và
tự nâng cao. Những kết quả này là gợi ý ban đầu để mở rộng nghiên cứu trên
trẻ em ở những địa phương khác trên cả nước
14 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bước đầu khám phá về hệ giá trị nhân văn ở trẻ em Việt Nam: Khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp chỉ có ý
nghĩa thống kê duy nhất với giá trị Quyền lực (F = 3,044; p < 0,05). Đối với
4 phân nhóm giá trị, tương tác Giới tính x Khối lớp không có ý nghĩa thống
kê cho bất cứ nhóm giá trị nào.
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 10 giá trị nhân văn cơ bản, trẻ
em tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng ưa chuộng những giá trị
thuộc nhóm giá trị Tự siêu việt (Phổ quát, Nhân ái) và Bảo tồn (Truyền
thống và Tuân thủ). Ngược lại, trẻ ít có xu hướng chọn lựa ưu tiên những
giá trị trong các nhóm giá trị Tự nâng cao (Thành đạt, Quyền lực) hoặc giá
trị Cởi mở để thay đổi (Sáng tạo, Kích thích). Một số khác biệt về giới tính
và khối lớp, cũng như trong ưu tiên khi so sánh với các quốc gia phương
Tây cũng được tìm thấy.
Ưu tiên giá trị như trên có thể xuất phát từ nhiều đặc điểm tâm lý lứa
tuổi và điều kiện văn hóa-xã hội. Wiener (1988) cho rằng sự ưu tiên về sự
lựa chọn các giá trị trong hệ giá trị nhân văn của con người thường bắt
nguồn từ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa đặc thù trong
quá khứ. Các điều kiện đó ảnh hưởng tới môi trường sinh sống, sản xuất và
sinh hoạt của một cộng đồng người, chi phối cách thức họ định giá về các
mối quan hệ và quyết định thứ bậc ưu tiên giữa các giá trị khác nhau. Các
giá trị này được lưu truyền giữa các thế hệ, thông qua tương tác xã hội và
giáo dục, xét cả ở cấp độ gia đình, cộng đồng hay xã hội, thể hiện sợi dây
liên hệ liên tục giữa quá khứ và hiện tại. Trong khuôn khổ lý thuyết này,
một số giả thuyết lý giải cho kết quả thu được có thể được đề xuất. Thứ
nhất, xét về cơ cấu ưu tiên giá trị trên tổng mẫu, kết quả trong nghiên cứu
này dù có vài khác biệt với các công bố ở những nước phương Tây, vẫn có
407
thể phù hợp với lý thuyết và thực tiễn văn hóa-giáo dục tại Việt Nam. Theo
Trương Thị Khánh Hà (2016), trong gia đình Việt Nam truyền thống, trẻ
em được giáo dục các giá trị và hành vi ứng xử từ bé dưới ảnh hưởng của
tinh thần Nho giáo. Một nếp gia đình truyền thống quan tâm trước hết
đến việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương, bổn phận, trách
nhiệm của người con đối với người thân trong gia đình, sự kính trọng,
chăm sóc đấng sinh thành hay đấng dưỡng dục, sống vì mọi người Do
các giá trị Tự siêu Việt trong lý thuyết của Schwartz rất phù hợp với truyền
thống, quy tắc ứng xử liên cá nhân đã tồn tại trong xã hội, việc trẻ em Việt
Nam đề cao các giá trị trong nhóm này là điều có thể dự đoán và giải thích
được. Ngược lại, các giá trị quá thiên về đầu tư cá nhân (Quyền lực, Thành
đạt,) không được ưu tiên do có thể đi ngược lại hoặc va chạm với các giá
trị cộng đồng đã và đang được lưu hành (Trương và cộng sự, 2015).
Thứ hai, khi bàn luận về sự khác biệt ưu tiên giá trị có thể liên quan
đến biến giới tính, những khác biệt này có thể xuất phát từ văn hóa và tư
tưởng của người Việt hiện đại đi theo chế độ phụ hệ và hình ảnh người
đàn ông đóng vai trò trụ cột trong gia đình và ngoài xã hội. Theo nhiều tác
giả như Trương Thị Khánh Hà (2016) hay Trần Thị Minh Đức (2018), vẫn
còn tồn tại những hạn chế trong hình dung của xã hội về cách ứng xử và
trách nhiệm có liên quan đến giới, cụ thể là tư tưởng trọng nam khinh nữ,
những giá trị mang nặng định kiến giới áp đặt bởi xã hội (ví dụ con trai
nên có chí tiến thủ, học hành thành tài, dũng cảm, gánh vác việc lớn trong
gia đình, còn con gái được mong đợi sẽ tỏ ra chăm chỉ, khéo léo, đảm đang,
trách nhiệm, có đủ “công, dung, ngôn, hạnh” Ảnh hưởng này từ phía xã
hội có thể bắt đầu từ sớm và kết quả về một số khác biệt giữa hai giới tính
về ưu tiên giá trị có thể phản ánh hiện tượng này.
Thứ ba, sự khác biệt về ưu tiên các giá trị có thể phụ thuộc vào sự phát
triển nhận thức theo lứa tuổi/giai đoạn phát triển của trẻ. Dương Thị Diệu
Hoa (2012) chỉ ra rằng việc lĩnh hội giá trị ở trẻ chính là quá trình tác động
có mục đích, có phương pháp của người lớn. Trẻ học giá trị thông qua việc
tham gia vào các hoạt động có định hướng của gia đình và nhà trường,
nhất là vai trò quyết định của cha mẹ đối với việc hình thành giá trị ở trẻ
trong những năm đầu đời. Để quá trình giáo dục giá trị cho trẻ em thành
công, đòi hỏi người lớn không chỉ dạy luân lý mà phải kết hợp với những
408
hành vi ứng xử có đạo đức. Sự học tập thông qua trải nghiệm mang lại cho
trẻ nhiều kinh nghiệm quý, giúp trẻ củng cố những luân lý đã tiếp thu hoặc
có thể từ bỏ các giá trị không phù hợp đã được hình thành. Ngoài ra, theo
thời gian, sự phát triển về nhận thức và đạo đức xã hội của trẻ cũng dần
có thay đổi, mang tính xã hội hóa hơn và dần ít đi tính bộc phát (Doring,
2010). Do đó, trong một xã hội cộng đồng như tại Việt Nam, việc trẻ lớn
dần ưu tiên hơn các giá trị hướng về cộng đồng (Tự siêu việt và Bảo tồn) và
giảm mức độ ưu tiên với các giá trị hướng về cá nhân (Cởi mở để thay đổi,
Tự nâng cao) có thể tìm được cách giải thích phù hợp.
Nghiên cứu về hệ giá trị nói chung và các giá trị nhân văn nói riêng
ở trẻ em là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới tại Việt Nam. Dù vậy, ý
nghĩa của nghiên cứu ban đầu này là quan trọng và thiết thực. Tính cần
thiết của nghiên cứu về giá trị nhân văn ở trẻ em nằm ở mục tiêu vừa tìm
hiểu, vừa đưa ra chất liệu đủ để suy tư về định hướng hành vi, nhân cách,
phương thức đáp ứng các nhu cầu riêng của trẻ. Nghiên cứu cũng giúp nhà
giáo dục, các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về trẻ, hiểu rõ hơn
quan điểm và cách nhìn nhận của bản thân trẻ cũng như mong đợi của
phụ huynh đối với con cái mình. Thông qua nghiên cứu này, nhóm tác giả
mong muốn có thể áp dụng thêm những cơ sở lý thuyết về giá trị nhân văn
và công cụ Picture-based Value scale for children (PBVS-C, Doring, 2010)
để tìm hiểu sâu hơn về động cơ thúc đẩy hành động của trẻ em trong học
tập, hướng xử lý tình huống – hướng hành động của trẻ trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Nguyễn Tuấn Anh (2021). Hệ giá trị và hành vi ủng hộ xã hội ở thanh niên (Sách
chuyên khảo). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Tuấn Anh (2018). Hệ giá trị của thanh niên theo lý thuyết của Schwartz.
Tạp chí Tâm lý học, số 4/2018, tr.73-84.
Trần Thị Minh Đức (2008). Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Trương Thị Khánh Hà (chủ biên) (2016). Giáo dục giá trị cho trẻ em trong gia
đình. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2012). Giáo trình Tâm lý học phát triển. NXB
Đại học Sư phạm Hà Nội.
409
Tiếng nước ngoài
Allport, G. W., & Vernon, P. (1931). A test for personal values. The Journal of
Abnormal and Social Psychology, 26(3), 231-248.
Blisky, W, & Doring, A. (2013). Assessment of children’s value structures and
value preferences. Swiss Journal of Psychology, 72(3), 123-136.
Doring, A. K. (2010). Assessing children’s values: an exploratory study. Journal of
Psychoeducational Assessment, 28, 564-577.
Doring, A. K. (2018). Measuring children’s values from around the world: Cross-
cultural adaptations of the Picture-Based Value Survey for Children
(PBVS-C). Studia Psychologica, 1(18), 49-59.
Rokeach, M. (1973). The nature of human values. Free Press.
Rozycka-Tran, J., Khanh Ha, T. T., Cieciuch, J., & Schwartz, S. H. (2017).
Universals and specifics of the structure and hierarchy of basic human
values in Vietnam. Health Psychology Report, 5(3), 193-204.
Schwartz, S. H. (2006). Basic human values: Theory, measurement, and
applications. Revue Française de Sociologie, 47.
Schwartz, S. H. (1992). Universals in the content and structure of values: Theory
and empirical tests in 20 countries. In M. Zanna, M. (Ed.), Advances in
experimental social psychology, 25, 1-65. Academic Press.
Schwartz, S. H., & Rubel, T. (2005). Sex differences in value priorities: Cross-
cultural and multimethod studies. Journal of Personality and Social
Psychology, 89(6), 1010-1028.
Truong, T. K. H., Nguyen, V. L., & Różycka-Tran, J. (2015). Similarities and
differences in values between Vietnamese parents and adolescents. Health
Psychology Report, 3(4).
Wiener, Y. (1988). Forms of value systems: A focus on organizational effectiveness
and cultural change and maintenance. The Academy of Management
Review, 13(4), 534-545.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_kham_pha_ve_he_gia_tri_nhan_van_o_tre_em_viet_nam_k.pdf