Nghiên cứu này đánh giá khả năng thu nhận hoạt chất sinh học của lan gấm Anoectochilus
formosanus Hayata bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men bởi chủng Lactobacillus acidophilus
ATCC-4356. Dịch chiết thu được từ mỗi phương pháp xử lý được đánh giá về hàm lượng polyphenol tổng
số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lên men lactic cho
hiệu quả thu nhận hàm lượng hoạt chất cao nhất và tăng cường khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 108
CFU/ml trong thời gian 72 giờ lên men cao hơn so với xử lý vi sóng và siêu âm. Kỹ thuật lên men lan gấm
thu được hàm lượng polyphenol tổng số 11,762 mg GAE/g mẫu, polysaccharide tổng số 48,914 mg GE/g
mẫu và tăng khả năng kháng oxy hóa lên gấp 3 lần so với mẫu đối chứng. Lên men lactic lan gấm giúp
tăng cường chất có hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này có thể đề xuất sử dụng lên men lactic A.
formosanus trong sản phẩm thực phẩm chức năng.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm (Anoectochilus formosanus) bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men lactic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRÍCH LY CÁC CHẤT CÓ HOẠT
TÍNH SINH HỌC TỪ LAN GẤM (Anoectochilus formosanus) BẰNG
PHƯƠNG PHÁP VI SÓNG, SIÊU ÂM VÀ LÊN MEN LACTIC
Nguyễn Thị Thắm1,*, Lâm Bích Ngọc1, Liêu Mỹ Đông1
1Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh
*Email: suonghatham@gmail.com
Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá khả năng thu nhận hoạt chất sinh học của lan gấm Anoectochilus
formosanus Hayata bằng phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men bởi chủng Lactobacillus acidophilus
ATCC-4356. Dịch chiết thu được từ mỗi phương pháp xử lý được đánh giá về hàm lượng polyphenol tổng
số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lên men lactic cho
hiệu quả thu nhận hàm lượng hoạt chất cao nhất và tăng cường khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 108
CFU/ml trong thời gian 72 giờ lên men cao hơn so với xử lý vi sóng và siêu âm. Kỹ thuật lên men lan gấm
thu được hàm lượng polyphenol tổng số 11,762 mg GAE/g mẫu, polysaccharide tổng số 48,914 mg GE/g
mẫu và tăng khả năng kháng oxy hóa lên gấp 3 lần so với mẫu đối chứng. Lên men lactic lan gấm giúp
tăng cường chất có hoạt tính sinh học. Nghiên cứu này có thể đề xuất sử dụng lên men lactic A.
formosanus trong sản phẩm thực phẩm chức năng.
Từ khóa: Anoectochilus formosanus Hayata, vi sóng, siêu âm, lên men Lactobacillus acidophilus.
1. MỞ ĐẦU
Lan gấm Anoectochilus formosanus thuộc chi Anoectochilus của họ lan Orchdoideae, phát triển ở độ
cao 1500 m, được tìm thấy ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, ở Việt Nam loài này
được tìm thấy ở Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng . Theo đông y, từ lâu lan gấm (dạng tươi hoặc khô)
được đun sôi với nước điều trị chứng đau ngực, đau bụng, sốt, cao huyết áp, rối loạn chức năng gan, điều
trị bên ngoài vết thương rắn cắn. Trong những thập kỷ gần đây, các chất khác nhau được phân lập từ lan
gấm chứng minh được rằng lan gấm có khả năng kháng oxy hóa [1], phòng ngừa và điều trị sơ gan [2],
giảm suy hô hấp ở thai nhi [3], tăng cường hệ miễn dịch, chống khối u [1], ngăn ngừa chứng loãng xương
sau giai đoạn mãn kinh [2] điều trị các bệnh về thần kinh, tim mạch, cao huyết áp. Hiện nay, A.
formosanus được chế biến để sản xuất túi trà, tuy nhiên quy trình xử lý có thể phá hủy hoạt tính của một
số chất, hiệu quả trích ly các hợp chất có giá trị dược học không cao.
122
Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông
Hiện nay có nhiều phương pháp trích ly các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật trong đó
phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng là một trong những công nghệ tiềm năng trong việc khai
thác hợp chất có trong thảo dược nhờ giảm thời gian và nhiệt độ chiết và tăng hàm lượng các chất. Phương
pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng ra đời sau phương pháp siêu âm 35 năm, là phương pháp giúp nâng cao
hiệu quả trích ly so với phương pháp truyền thống [4]. Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng siêu âm
trong chiết xuất hoa bia, tăng độ tinh khiết của polysaccharide, ứng dụng của vi sóng rút ngắn thời gian
trích ly, tăng hàm lượng các chất thu được, ức chế enzyme polyphenoloxidase gây hóa nâu trái cây [5].
Bên cạnh hai phương pháp trên, quá trình lên men cũng được xem xét như một hướng trích ly các hợp
chất có hoạt tính sinh học hiệu quả [6]. Kỹ thuật lên men xuất hiện từ rất lâu đời, là một ứng dụng quan
trọng trong ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Quá trình lên men gây ra sự phá vỡ hoặc những biến
đổi sinh học từ chất nền phức tạp là thành phần thảo dược thành các thành phần tương thích dưới tác động
của enzyme, do đó điều chế các đặc tính của sản phẩm hoặc thay đổi hàm lượng hợp chất sinh học [7]. Kỹ
thuật lên men cũng cho thấy gia tăng khả năng thu nhận các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm [6]. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đánh giá khả năng trích ly có hỗ trợ siêu âm, vi sóng và lên men vẫn chưa được
công bố đầy đủ. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả trích ly các chất có hoạt
tính sinh học từ lan gấm bằng ba phương pháp trên thông qua các chỉ tiêu đánh giá hàm lượng polyphenol
tổng số, polysaccharide tổng số và khả năng kháng oxy hóa.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Lan gấm, chủng vi sinh vật và hóa chất
Sinh khối lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) in vitro được cung cấp bởi phòng công nghệ
tế bào Thực vật, viện Sinh học Nhiệt đới TpHCM, lan gấm được bảo quản ở 40C.
Chủng vi khuẩn lactic: Lactobacillus acidophilus ATCC-4356 được nhân lên trên môi trường MRS ở
37oC sau 22 giờ nuôi cấy, sinh khối thu nhận và dùng cho quá trình tiếp theo.
Hóa chất: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazy (DPPH) (Sigma), thuốc thử anthrone (Merck), acid sulfuric,
methanol, thuốc thử Folin-Ciocalteu, Na2CO3 xuất xứ Trung Quốc.
2.2. Phương pháp chiết xuất dịch lan gấm
Chuẩn bị mẫu lan gấm: lan gấm được lựa chọn bỏ phần rễ và lá hư úa, rửa sạch, để ráo nước. Cân 20
± 0.01g lan gấm, xay nhuyễn, chuyển vào cốc 250 ml, sau đó dùng nước cất định mức lên 100 ml.
Xử lý vi sóng: Tiến hành thí nghiệm ở thiết bị vi sóng Electrolux công suất cực đại 1250 W công suất
vi sóng 600 W, 800 W, 1000 W trong thời gian vi sóng 30s, 45s, 75s, 105s, 150s, 180s, 210s. Sau khi vi
sóng, hỗn hợp được ly tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút. Thu được dịch chiết.
Xử lý siêu âm: Tiến hành thí nghiệm ở thiết bị Sonics công suất cực đại 750 W, tần số 20 kHz ở công
suất 20%, 25%, 30%, 35%, 40% trong thời gian siêu âm là 5 phút, 10 phút, 15 phút. Sau khi siêu âm, hỗn
hợp được ly tâm 5000 vòng/ phút trong 10 phút. Thu được dịch chiết.
123
Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi
sóng, siêu âm và lên men lactic
Xử lý lên men Lactobacillus acidophilus: Sinh khối vi khuẩn Lactobacillus acidophilus sau khi thu
nhận được hiệu chỉnh bằng máy đo quang phổ và bổ sung vào dịch lan để đạt nồng độ 107 CFU/ml, 108
CFU/ml, 109 CFU/ml và tiến hành lên men trong thời gian 24h, 48h, 72h, 96h. Sau khi kết thúc quá trình
lên men, hỗn hợp được ly tâm 5000 vòng/phút trong 10 phút. Thu được dịch chiết.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý thống kê
2.3.1. Phương pháp phân tích
Xác định hàm lượng polyphenol tổng số được xác định theo mô tả của Li Ru-Lai và cộng sự với một
số thay đổi được thể hiện như sau: 0,1 ml dịch lan gấm thêm 0,9 ml nước khử ion và 5 ml thuốc thử Folin-
Ciocalteu, sau 3 phút thêm 4 ml dung dịch Na2CO3 7,5%. Hỗn hợp lắc đều và giữ trong bóng tối 30 phút.
Sau đó, độ hấp thụ của hỗn hợp được đo ở bước sóng 765 nm. Kết quả được thể hiện bằng mg GAE/g mẫu
dựa trên đường chuẩn acid gallic.
Xác định hàm lượng polysaccharide tổng số được mô tả theo Zhang và cộng sự với những thay đổi
như sau: 0,1 ml dịch lan gấm thêm 1,9 ml nước khử ion và thêm 8 ml thuốc thử anthrone 0,2% trong dung
dịch acid sulfuric đậm đặc. Hỗn hợp được ủ 30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó, độ hấp thụ của hỗn hợp
được đo ở bước sóng 630 nm. Kết quả được thể hiện bằng mg GE/g mẫu dựa trên đường chuẩn D-glucose.
Xác định khả năng kháng oxy hóa theo phương pháp 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazy (DPPH) dựa trên
mô tả của Chang và cộng sự với những thay đổi như sau: 1 ml dịch lan gấm thêm 1 ml nước khử ion và 10
ml thuốc thử DPPH 0,8 µM trong methanol. Hỗn hợp được ủ trong bóng tối trong 60 phút. Sau đó, độ hấp
thụ của hỗn hợp được đo ở bước sóng 517 nm. Kết quả được thể hiện bằng mg VitC/g mẫu dựa vào đường
chuẩn acid ascorbic.
2.3.2. Xử lý thống kê
Các nghiệm thức được lặp lại ba lần để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, kết quả được trình bày
ở dạng giá trị trung bình ± giá trị sai số. Đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu thí nghiệm được
thực hiện bằng phương pháp thống kê ANOVA kiểm định LSD với α= 0,05 trên phần mềm Statgraphics,
tính toán và thể hiện đồ thị trong Excel 2010.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của quá trình xử lý vi sóng đến hoạt tính sinh học của lan gấm
Ảnh hưởng của vi sóng đến hàm lượng polyphenol tổng số và polysaccharide tổng số được trình bày
ở Hình 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng polyphenol và polysaccharide của mẫu có xử lý vi sóng
cao hơn so với mẫu đối chứng (p<0,05). Ở công suất 600 W, 800 W, 1000 W hàm lượng polyphenol và
polysaccharide đạt cao nhất lần lượt ở 180s (7,025 mg GAE/g mẫu, 40,114 mg GE/g mẫu), 75s (7,818 mg
GAE/g mẫu, 41,220 mg GE/g mẫu) và 75s (7,338 mg GAE/g mẫu, 37,220 mg GE/g mẫu). Điều này là do
công suất vi sóng càng lớn mang năng lượng điện trường lớn làm tốc độ đổi chiều của các phân tử lưỡng
cực trong vật liệu diễn ra mãnh liệt, ma sát giữa các phân tử này sinh ra nhiệt lượng và áp lực cao gây vỡ
tế bào thực vật giải phóng các chất [8]. Ở công suất thấp, năng lượng vi sóng thấp nên cần thời gian dài để
124
Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông
đạt đến điểm sôi của nước, thời gian gia nhiệt tăng kết hợp với sự phá vỡ tế bào do ma sát tạo điều kiện
cho dung môi dễ xâm nhập vào gian bào nguyên liệu, lôi kéo các chất ra ngoài [4]. Mặt khác, khi xét ở
cùng công suất vi sóng, thời gian vi sóng kéo dài càng gia tăng thêm hàm lượng các chất. Điều này cho
thấy công suất và và thời gian vi sóng ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thu nhận hoạt chất. Tuy nhiên,
khi công suất vi sóng cao và thời gian vi sóng kéo dài làm giảm hàm lượng các chất nhanh chóng, vi sóng
210s, hàm lượng polyphenol ở 600 W, 800 W và 1000 W giảm lần lượt 7,2%, 48,67% và 58,86%, hàm
lượng polysaccharide giảm lần lượt 10,67%, 22,45% và 34,02%. Điều này có thể do năng lượng vi sóng
lớn và thời gian vi sóng kéo dài làm gia tăng nhiệt độ dịch chiết lên cao dễ xảy ra các phản ứng oxy hóa,
phản ứng trùng hợp làm thay đổi cấu trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất. Khả năng bắt gốc tự do
DPPH của mẫu có xử lý vi sóng tăng cao hơn so với mẫu đối chứng (p<0,05), và ở mỗi công suất khác
nhau 600 W, 800 W, 1000 W đạt khả năng kháng oxy hóa cao nhất ở khoảng thời gian khác nhau 105s,
75s và 45s (Hình 2). Kết quả này tương thích với kết quả hàm lượng polyphenol và polysaccharide tổng số
thu được ở trên vì đây là những hợp chất có khả năng bắt gốc tự do [9]. Vi sóng ở 210s làm giảm khả năng
bắt gốc tự do DPPH ở tất cả các công suất. Thời gian gia nhiệt kéo dài đã làm giảm hoạt tính kháng oxy
hóa của một số hợp chất nhạy nhiệt.
Hình 1. Hàm lượng polyphenol, polysaccharide tổng số Hình 2. Khả năng kháng oxy hóa
3.2. Ảnh hưởng của quá trình xử lý siêu âm đến hoạt tính sinh học của lan gấm
Ảnh hưởng của công suất và thời gian siêu âm đến hàm lượng polyphenol và polysaccharide được
trình bày ở Hình 3 cho thấy, mẫu có xử lý siêu âm cao hơn so với mẫu đối chứng (p<0,05). Ở cùng thời
gian siêu âm, hàm lượng polyphenol, polysaccharide tổng số tăng dần từ công suất 20% đến 25%, đạt cao
nhất ở 25% sau đó giảm dần ở công suất 30%, 35%, 40%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước
đây của Amir Golmohamadi và cộng sự (2013) [10]. Khi công suất siêu âm càng cao thì hiện tượng xâm
thực khí càng mạnh. Việc hình thành và vỡ bong bóng trên sự truyền động của sóng âm có thể tạo ra các
chất hóa học và tạo hiệu ứng cơ học dẫn đến sự phá vỡ tế bào sinh học tạo thuận lợi giải phóng các chất
[11]. Hiện tượng vi xoáy tại bề mặt tiếp xúc hai pha lỏng/rắn hay khí/rắn gây nên sự hỗn loạn cục bộ,
giảm ranh giới giữa các pha, tăng cường sự truyền khối đối lưu [4]. Xét điều kiện cùng công suất 25%,
hàm lượng polyphenol và polysaccharide tăng lên khi tăng thời gian chiết xuất từ 5 phút đến 10 phút
chứng tỏ thời gian kéo dài gia tăng hàm lượng chất chiết. Kết quả kháng oxy hóa ở các khoảng thời gian
siêu âm 5 phút, 10 phút, 15 phút đạt cao nhất khi thực hiện siêu âm với công suất 25% (Hình 4). Hàm
lượng polyphenol và polysaccharide thu được ở công suất này cao nhất, góp phần vào khả năng kháng oxy
hóa [9]. Khi công suất càng cao 35%, 40% thì khả năng bắt gốc tự do giảm dần. Điều này là do khi công
125
Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi
sóng, siêu âm và lên men lactic
suất siêu âm cao tạo nhiệt lượng lớn, hiện tượng vi xoáy đã phá vỡ các phân tử nước H2O tạo ion H+ và
OH- hình thành các gốc tự do hoạt động mạnh OH- làm tiêu hao hàm lượng chất kháng oxy hóa [11].
Hình 3: Hàm lượng polyphenol, polysaccharide tổng số Hình 4: Khả năng kháng oxy hóa.
3.3. Ảnh hưởng nồng độ tế bào, thời gian lên men đến hoạt tính sinh học của lan gấm
Ảnh hưởng của lên men lan gấm bởi vi khuẩn Lactobacillus acidophilus đến hàm lượng polyphenol
tổng số và polysaccharide tổng số từ mẫu lan gấm được trình bày ở Hình 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy
hàm lượng polyphenol của mẫu được lên men bởi Lactobacillus acidophilus cao hơn so với mẫu đối
chứng (p<0,05). Hàm lượng polyphenol thu được ở nồng độ lên men 107 CFU/ml, 108 CFU/ml, 109
CFU/ml cao hơn so với mẫu đối chứng (5,010 mg GAE/g mẫu) lần lượt (9,747 mg GAE/g mẫu) gấp 1,9
lần, (11,762 mg GAE/g mẫu) gấp 2,3 lần và (11,962 mg GAE/g mẫu) gấp 2,4 lần. Điều này là do trong
quá trình lên men hệ enzyme trong vi khuẩn Lactobacillus acidophilus đã phân giải hoặc chuyển đổi từ
chất nền thô thành các chất có giá trị hoạt tính sinh học cao. Hàm lượng polyphenol tăng cao có thể lý giải
trong quá trình lên men làm thay đổi liên kết polyphenol- protein, polyphenol-lipid thúc đẩy giải phóng
phenol tự do, giảm hàm lượng phenol liên kết [12]. Hàm lượng polysaccharide thu được sau quá trình lên
men L. acidophilus cao hơn so với mẫu đối chứng ở tất cả nồng độ lên men 107 CFU/ml, 108 CFU/ml, 109
CFU/ml (p<0,05). Kết quả này cho thấy hiệu quả phá vỡ tế bào sinh học nhờ vi khuẩn L. acidophilus có
chứa enzyme cellulase giải phóng các chất. Khi thời gian lên men kéo dài, hàm lượng polysaccharide
giảm dần. Điều này là do trong vi khuẩn L. acidophilus tạo ra các enzyme hoạt động như amylase, β-
glucosidase có thể phân giải các polysaccharide thành các monosaccharide và sử dụng hiệu quả chúng để
tạo ra các ATP sử dụng cho sự sinh tổng hợp acid lactic và các sản phẩm cuối [13]. Hàm lượng
polysaccharide ở nồng độ lên men 109 CFU/ml (48,207 mg GE/g mẫu) thu được tăng cao hơn so với lên
men ở nồng độ 107CFU/ml (35,466 mg GE/g mẫu) và 108 CFU/ml (45,257 mg GE/g mẫu) sau 24h lên
men. Nhưng hàm lượng polysaccharide sau thời gian lên men 48h, 72h, 96h giảm mạnh lần lượt ở các
nồng độ 107 CFU/ml, 109 CFU/ml đến 108 CFU/ml. Điều này cho thấy, nồng độ VSV lên men cao tăng
cường xúc tác các phản ứng sinh hóa tạo ra nhiều hợp chất hơn nhưng cũng tiêu hao năng lượng lớn hơn
trong quá trình sinh trưởng của chúng. Kết quả ảnh hưởng của lên men L. acidophilus đến khả năng kháng
oxy hóa được trình bày ở Hình 6 cho thấy khả năng kháng oxy hóa cao nhất của mẫu được lên men ở nồng
độ 108 CFU/ml sau 72h lên men. Kết quả này tương thích với hàm lượng polyphenol và polysaccharide
126
Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông
thu được. Chất chống oxy hóa bị biến đổi là do trong quá trình lên men đã giải phóng các hợp chất có hoạt
tính sinh học từ các hợp chất hóa học liên hợp, xảy ra các phản ứng hình thành các chất mới. Điều đặc biệt
là trong vi khuẩn lactic có chứa các enzyme sản xuất các hợp chất có giá trị chẳng hạn như các chất chống
oxy hóa mạnh hydroxytyrosol, pyrogollol, 4-vinyl phenol, 4–vinyl guaacol. Hoạt động kháng oxy hóa
dạng flaconoid alycone cao gấp 10 đến 12 lần so với dạng flavonoid glycosides [14]. Trong L. acidophilus
có chứa enzyme β-glucosidase có thể phân cắt flavonoid glucoside thành các dạng alycone tăng khả năng
kháng oxy hóa [15].
Hình 5: Hàm lượng polyphenol, polysaccharide tổng số Hình 6: Khả năng kháng oxy hóa.
Kết quả thu được từ nghiên cứu này cho thấy, các chất có hoạt tính sinh học thu nhận được từ ba
phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men có sự khác biệt đáng kể (p<0,05). Cả ba kỹ thuật xử lý vi sóng,
siêu âm, lên men có tác động tích cực trong việc khai thác các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm. Hàm
lượng các chất có hoạt tính sinh học thu được ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của chúng. Tuy nhiên,
kết quả thu được ở nghiên cứu này cho thấy hàm lượng polyphenol và polysaccharide thu được ở ba
phương pháp cách biệt không lớn nhưng khả năng kháng oxy hóa ở kỹ thuật lên men (1,582 mg VitC/g
mẫu) gấp 1,4 lần so với siêu âm (1,163 mg VitC/g mẫu) và 2,8 lần so với vi sóng (0,576 mg VitC/g mẫu).
Điều này cho thấy kỹ thuật vi sóng và siêu âm có tác dụng tăng cường hàm lượng các chất thu được nhưng
không làm gia tăng hoạt tính sinh học của chúng. Quá trình lên men không những tăng cường khả năng
trích ly các chất có hoạt tính sinh học trong lan gấm mà còn tạo ra các hợp chất có giá trị sinh học cao từ
quá trình trao đổi chất của vi khuẩn lactic.
Bảng 1: So sánh điều kiện tốt nhất của mỗi phương pháp xử lý đến hoạt tính sinh học của lan gấm.
Phương pháp
xử lý
Hàm lượng
polyphenol tổng số
(mg GAE/g mẫu)
Hàm lượng
polysaccharide tổng số
(mg GE/g mẫu)
Khả năng kháng oxy hóa
(mg VitC/g mẫu)
Đối chứng (5,010 ± 0,05)a (24,266 ± 0,093)a (0,722 ± 0,0037)a
Vi sóng (7,818 ± 0,0305)b (41,220 ± 0,186)b (1,032 ± 0,0043)b
Siêu âm (8,128 ± 0,0216)c (37,910 ± 0,161)c (1,163 ± 0,0047)c
Lên men lactic (11,762 ± 0,0311)d (49,914 ± 0,546)d (1,582 ± 0,0032)d
Ghi chú: a, b, c,d thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa theo cột (p<0,05)
127
Bước đầu đánh giá khả năng trích ly các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm bằng phương pháp vi
sóng, siêu âm và lên men lactic
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả ba phương pháp vi sóng, siêu âm và lên men đều giúp tăng khả năng
khai thác các chất có hoạt tính sinh học từ lan gấm. Quá trình lên men giúp tăng cường hoạt tính sinh học
của những hợp chất này. Lan gấm được lên men bởi vi khuẩn Lactobacillus acidophilus ở nồng độ 108
CFU/ml trong thời gian 72 giờ lên men thu được hàm lượng polyphenol tổng số và polysaccharide tổng số
cao nhất 11,762 mg GAE/g mẫu và 48,914 mg GE/g mẫu tương ứng. Khả năng kháng oxy hóa của lan
gấm được lên men lactic cao gấp 3 lần so với mẫu đối chứng. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng
dụng của lên men Lactobacillus acidophilus có thể thay thế các kỹ thuật khác trong việc thu nhận các chất
có hoạt tính sinh học từ lan gấm cũng như gia tăng giá trị dược tính của những hợp chất này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] H.-F. S. C.-C. Tsenga, L.-F. Wangb, B. Sub, C.-C. Hsuc, H.-Y. Kaoa, and K.-T. Chengb, "Antitumor
and immunostimulating effects of Anoectochilus formosanus Hayata," 2006.
[2] Y. W. W. C.C. Shiha, W.C. Linb, , "Aqueous extract of Anoectochilus formosanus attenuate hepatic
fibrosis induced by carbon tetrachloride in rats," 2004.
[3] K. Y. Mayumi ikeuchi, Tombo Nishimura and Kazunaga Yazawa,. (2004). Effects of Anoectochilus
formosanus on Endurance Capacity in Mice.
[4] T. J. M. M. Vinatoru, I. Calinescu,, "Ultrasonically Assisted Extraction (UAE) and Microwave
Assisted Extraction (MAE) of Functional Compounds from Plant Materials," 2017.
[5] D. Redondo, M. E. Venturini, R. Oria, and E. Arias, "Inhibitory effect of microwaved thinned
nectarine extracts on polyphenol oxidase activity," Food Chemistry, vol. 197, pp. 603-610, 2016/04/15/
2016.
[6] Chang-Chai Ng et al, "Lactic acid bacterial fermentation on the production of functional antioxidant
herbal Anoectochilus formosanus Hayata," 2010.
[7] Ahtesham Hussain et al, "Fermentation, a feasible strategy for enhancing bioactivity of herbal
medicines," 2015.
[8] A. Liazid, M. Palma, J. Brigui, and C. G. Barroso, "Investigation on phenolic compounds stability
during microwave-assisted extraction," Journal of Chromatography A, vol. 1140, pp. 29-34,
2007/01/26/ 2007.
[9] W. Lee, G. Ahn, B.-J. Lee, W. A. J. P. Wijesinghe, D. Kim, H. Yang, et al., "Radio-protective effect of
polysaccharides isolated from Lactobacillus brevis-fermented Ecklonia cava," International Journal of
Biological Macromolecules, vol. 52, pp. 260-266, 2013/01/01/ 2013.
[10] A. Golmohamadi, G. Möller, J. Powers, and C. Nindo, "Effect of ultrasound frequency on
antioxidant activity, total phenolic and anthocyanin content of red raspberry puree," Ultrasonics
Sonochemistry, vol. 20, pp. 1316-1323, 2013/09/01/ 2013.
[11] A. C. Soria and M. Villamiel, "Effect of ultrasound on the technological properties and bioactivity
of food: a review," Trends in Food Science & Technology, vol. 21, pp. 323-331, 2010/07/01/ 2010.
128
Nguyễn Thị Thắm, Lâm Bích Ngọc, Liêu Mỹ Đông
[12] S.-C. H. Li-Ru Lai, Hui-Yu Huang and Cheng-Chun Chou,, "Effect of lactic fermentation on the
total phenolic, saponin and phytic acid contents as well as anti-colon cancer cell proliferation activity
of soymilk," 2013.
[13] R. Kaprasob, O. Kerdchoechuen, N. Laohakunjit, and P. Somboonpanyakul, "B vitamins and
prebiotic fructooligosaccharides of cashew apple fermented with probiotic strains Lactobacillus spp.,
Leuconostoc mesenteroides and Bifidobacterium longum," Process Biochemistry, vol. 70, pp. 9-19,
2018/07/01/ 2018.
[14] Sheng-Yang Wang et al, "Profiling and Characterization Antioxidant Activities in Anoectochilus
formosanus Hayata," 2002.
[15] F. R. Axelle Septembre-Malaterre, Patrick Poucheret,, "Fruits and vegetables, as a source of
nutritional compounds and phytochemicals: Changes in bioactive compounds during lactic
fermentation," 2017.
ABSTRACT
INITIAL EVALUATION OF CAPACITY EXTRATION ON BIOACTIVITY OF HERBAL
ANOECTOCHILUS FORMOSANUS HAYATA BY MICROWAVE, ULTRASOUND AND LACTIC
FERMENTATION
Nguyen Thi Tham1,*, Lam Bich Ngoc1, Lieu My Dong1
1 Ho Chi Minh University of Food Industry, Vietnam
*Email: suonghatham@gmail.com
This study evaluated a novel method to extract bioactivity extracts of Anoectochilus formosanus
Hayata by microwave, ultrasound and Lactobacillus acidophilus ATCC-4356 fermentation methods. The
extracts from each extraction techniques was evaluated their total polyphenol content, total polysaccharide
content and antioxidant activity. The results showed that the extracts of lactic fermentation method gave
the highest efficiency and the antioxidant activity at 108 CFU/ml in 72 hours of fermentation was
increased more than microwave and ultrasound treatment. The Anoectochilus formosanus fermentation
technique was obtained the total polyphenol content 11.762 mgGAE/g sample, total polysaccharide
content 48.914 mgGE/g sample and the antioxidant capacity was tripled to the control sample. The
Anoectochilus formosanus fermentation method by Lactobacillus acidophilus ATCC-4356 promotes
bioactive compounds of high biological value. This study would suggest a novel use of lactic fermenting
A. formosanus in production funtional foods.
Keywords: Anoectochilus formosanus Hayata, microwave, ultrasound, Lactobacillus acidophilus
fermentation.
129
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_danh_gia_kha_nang_trich_ly_cac_chat_co_hoat_tinh_si.pdf