Bốn vai trò tiên phong của CEO trên mặt trận marketing (Phần cuối)
Vai trò thứ ba: CEO can thiệp đến ngân sách marketingnhư thế
nào?
Vào cuối những năm 1990, các tập đoàn nghiên cứu, tư vấn chiến
lược McKinsey và Lybrand đã công bố kết quả điều tra của họ cho
thấy các CEO “nặng gánh” với chức năng marketing của công ty
mình như thế nào. Hầu hết các CEO đều thốt lên những nhận xét
không mấy tốt đẹp về bộ phận marekting như “thiếu tiêu điểm và suy
yếu”, “hoang tưởng và ít sáng tạo”, “không gắn liền với thực tiễn
kinh doanh”.
Chi phí dành cho marketing vốn đã lớn nay lại càng gia tăng nhanh
chóng. Nó có thể chiến từ 10% đến 50% doanh thu, tùy thuộc quy
mô. Không chỉ có những khoản đầu tư quảng cáo, phát triển kinh
doanh, tài trợ, tổ chức sự kiện mà còn có những khoản chi cho việc
tạo nên tác động marketing. Chẳng hạn như việc chi ra 5 triệu USD
cho CRM cũng là một khoản kinh phí marketing, mặc dù sách vở
không đề cập đến điều đó. Hay việc đầu tư cho Tổng đài điện thoại
và đườngdây nóng cũng là một khoản đáng kể. Rồi thì việc trang trí,
chỉnh trang trụ sở, văn phòng công ty cũng là một chi phí bỏ ra nhằm
làm cho công ty bạn “bắt mắt” khách viếng thăm hơn.
Chính vì việc chi phí cho marketing đang không ngừng tăng nên đòi
hỏi các lãnh đạo cao cấp phải có trách nhiệm kiếm soát chúng. Giờ
đây, trách nhiệm giải trình không chỉ thuộc về CMO, mà chính CEO
cũng phải trực tiếp cân nhắc những công cụ marketing nào nên được
triển khai. Nhiều công ty tung tiền vào các chiến dịch quảng cáo
hàng loạt, tăng ngân sách cho PR, marketing trực tuyến, để rồi nếu
những kế hoạch này không đem lại hiệu quả như mong đợi, họ lại đặt
ra câu hỏi: tại sao không đầu tư cũng lượng tiền như thế, nhưng có
được hiệu quả cao hơn như việc phát triển sản phẩm mới,dịch vụ
chăm sóc khách hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7616_bon_vai_tro_tien_phong_cu.pdf