Bón phân cho cà phê

Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm có nhu cầu dinh dưỡng rất cao.Với

năng suất 3 tấn nhân/ha, cây cà phê lấy đi từ đất 100kg N, 20kg P2O5,

140kg K2O. Ngoài ra cà phê còn lấy đi từ đất một lượng các nguyên

tố vi lượng khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bón phân cho cà phê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bón phân cho cà phê Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm có nhu cầu dinh dưỡng rất cao.Với năng suất 3 tấn nhân/ha, cây cà phê lấy đi từ đất 100kg N, 20kg P2O5, 140kg K2O. Ngoài ra cà phê còn lấy đi từ đất một lượng các nguyên tố vi lượng khác. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cà phê không giống nhau. Cà phê chè có nhu cầu về kali và canxi cao hơn cà phê vối. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng không giống nhau. Bón phân cho cà phê cầnđược thực hiện khác nhau ở 2 thời kỳ sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng( thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cà phê chưa có quả), ngoài việc cung cấp cho cây cà phê N và P, còn rất cần cung cấp các nguyên tố đảm bảo cho năng suất và chất lượng quả như : kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, bo. Cà phê là cây được trồng chủ yếu trên đất đồi dốc, cho nên bón cân đối phân hữu cơ – vô cơ có vai trò rất quan trọng. Phân hữu cơ làm tăng hệ số sử dụng đạm, vì vậy làm giảm lượng đạm tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm và làm tăng hiệu suất phân đạm, 1kg urê làm tăng 3-4 kg quả tươi. Phân hữu cơ cũng làm tăng hiệu lực của phân lân. Lân là nguyên tố dinh dưỡng cây hút không nhiều so với đạm và kali, nhưng lại có vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây.Trong dinh dưỡng lân của cà phê thì dạng lân sử dụng để bón cũng rất có ý nghĩa.Bón liên tục supe lân làm đất thiếu magiê.Bón liên tục tecmô phôtphat làm đất thiếu lưu huỳnh. Vì vậy, việc kết hợp các dạng lân với một tỷ lệ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao .Tỷ lệ phân lân thích hợp cho cà phê là 30% phân tecmô phốtphat và 70% supe lân. Cà phê hút kali nhiều nhất vào giai đoạn cây cho quả. Ở thời kỳ này bón kali cân đối với đạm cho hiệu suất rất cao. Trên đất Bazan, bón kali làm tăng năng suất cà phê vối 7,7-17,7 tạ hạt/ha, hay là tăng năng suất 40-100%. Hiệu suất của 1 kg K2O là 3,9-5,9 kg nhân khô. Bón kali làm giảm tỷ lệ hạt nhỏ, hạt lép, làm tăng chất lượng hạt cà phê. Cung cấp các loại phân có chứa canxi, magiê, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng... đều làm tăng năng suất cà phê. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nên bón khoảng 30% tổng lượng phân đạm dưới dạng sunphat amôn, vì loại phân này cung cấp lưu huỳnh cho nhu cầu của cây cà phê. Cung cấp dinh dưỡng cho cà phê không cần đầy đủ cân đối mà còn phải đúng lúc. Với cà phê vối có thể bón 3-4 lần trong 1 năm: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa, lần 3 vào cuối mùa mưa. Ở các vùng có điều kiện tưới nước chủ động có thể bón lần 4 vào mùa khô để giúp cây hồi phục nhanh sau vụ thu hoạch quả. Quy trình bón phân cho cây cà phê được khuyến cáo như sau: Giai đoạn cây con trong vườn ươm: + Bầu đất để ươm cây được đổ đầy hỗn hợp phân chuồng trộn với lân và đất bột; 200-300g phân chuồng hoai + 8g lân. + Giai đoạn cây con có 2 lá thật tiến hành tưới và bón thúc. Phân urê và kali pha theo tỷ lệ 2:1 tính theo chất hữu hiệu. Khi cây con có 1- 2 cặp lá thật phun với nồng độ 0,2-0,3%. Phân ngâm: gồm phân chuồng , phân xanh, phân bắc, khô dầu, xác mắm ngâm cùng với phân lân, phân ngâm phải để 1 tháng rồi mới đem sử dụng. Có thể dùng cả 2 loại phân trên đây để tưới cho cà phê con.Cứ 5-10 ngày tưới 1 lần.Phân ngâm khi tưới cần hoà loãng với tỷ lệ 1/5 đến 1/3 tuỳ theo cây nhỏ hoặc lớn. Sau khi tưới phân, nên tưới nước rửa để tránh cháy lá. Định lượng phân tưới thúc cho 1 ha vườn ươm là:  20-30 tấn phân chuồng.  10-20 tấn lá cây phân xanh.  1-2 tấn khô dầu hoặc xác mắm.  500kg urê+1000 kg supe lân+ 300 kg KCl. Trước khi đem cây con ra vườn trồng 20-30 ngày, ngừng tưới nước phân.  Giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng: + Cà phê mới trồng: Mỗi hố bón 10-20kg phân chuồng tốt hoặc phân rác, trộn với 0,3 kg phân lân. Phân được ủ vào hố trong trước khi trồng cà phê 1- 2 tháng. + Sau khi trồng cà phê, ở thời kỳ kết thúc mùa mưa, bón cho mỗi gốc 20 g sunphat đạm + 20g sunphat kali, sau khi bón phân, lấp kín đất lên trên. + Lượng phân bón cho cà phê ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng như sau (kg/ha): N P2O5 K2O Năm thứ 1 90 60 50 Năm thứ 2 120 100 60 Năm thứ 3 200 120 150 + Mỗi năm bón 3-4 lần vào các tháng như sau với tỷ lệ các nguyên tố tính theo tổng số(%): N P2O5 K2O Tháng 3-4 35 - 30 Tháng 6-7 40 40 40 Tháng 10-11 25 60 30 Thường bón vào đầu, giữa và gần cuối mùa mưa . Cách bón là đào rãnh hình vành khăn quanh gốc cây thẳng theo đường chiếu rìa ngoài của tán lá. Bón phân xong lấp đất lại.  Giai đoạn cho quả: + Lượng phân bón ở giai đoạn này được khuyến cáo như sau: N P2O5 K2O Những năm của thời kỳ kinh doanh 200 150 200 Những năm của thời kỳ phục hồi 150-200 100-150 150-200 + Thời gian và tỷ lệ bón của các loại phân như ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng ( thời kỳ kiến thiết cơ bản). + ở thời kỳ kinh doanh, nếu cà phê tăng thêm 1 tấn nhân thì nên bón tăng thêm 70kg N, 20 kg P2O5, 90 kg K2O. Phân xanh, phân chuồng rất cần cho cà phê. Hàng năm nên bón 12-15 tấn/ha. Phân đạm nên bón sớm và kết thúc sớm để quả chín không kéo dài. Có thể phun thêm các loại phân vi lượng (kẽm, bo, magiê...) lên lá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbon_phan_cho_ca_phe_6635.pdf
Tài liệu liên quan