Bốn lỗi lãnh đạo mắc phải khi giảm quy mô kinh doanh

Nếu công ty của bạn thuộc phân đoạn thị trường không bị ảnh

hưởng nặng nề quá trước cuộc suy thoái, đó quả là điều may

mắn. Tuy nhiên áp lực của tình trạng suy thoái cũng chưa chắc

đã biến thành một cuộc khủng hoảng trong công ty. Nếu người

lãnh đạo thận trọng và sử dụng lực đòn bẩy thông minh, thì thậm

chí công ty vẫn có thể dành được một phần nhỏ thị phần mà các

đối thủ cạnh tranh đang sơ hở vì lung lay trước khủng hoảng.

Chỉ cần cẩn trọng tránh bốn sai lầm phổ biến dưới đây mà các

nhà lãnh đạo thường mắc phải khi giảm quy mô kinh doanh, sản

xuất, thì cuộc khủng hoảng lịch sử kéo dài đang diễn ra cũng vẫn

là một cơ hội tốt để công ty phát triển.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bốn lỗi lãnh đạo mắc phải khi giảm quy mô kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bốn lỗi lãnh đạo mắc phải khi giảm quy mô kinh doanh Nếu công ty của bạn thuộc phân đoạn thị trường không bị ảnh hưởng nặng nề quá trước cuộc suy thoái, đó quả là điều may mắn. Tuy nhiên áp lực của tình trạng suy thoái cũng chưa chắc đã biến thành một cuộc khủng hoảng trong công ty. Nếu người lãnh đạo thận trọng và sử dụng lực đòn bẩy thông minh, thì thậm chí công ty vẫn có thể dành được một phần nhỏ thị phần mà các đối thủ cạnh tranh đang sơ hở vì lung lay trước khủng hoảng. Chỉ cần cẩn trọng tránh bốn sai lầm phổ biến dưới đây mà các nhà lãnh đạo thường mắc phải khi giảm quy mô kinh doanh, sản xuất, thì cuộc khủng hoảng lịch sử kéo dài đang diễn ra cũng vẫn là một cơ hội tốt để công ty phát triển. 1. Sai lầm số 1: Tự lừa dối bản thân Không ai muốn sa thải nhân viên hay đóng cửa một bộ phận sản xuất. Đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn này, các nhà lãnh đạo ban đầu thường có xu hướng tự lừa bản thân mình qua việc đánh giá thấp quy mô sụt giảm – và hậu quả là họ đang theo đuổi một đường cong tổng doanh thu đi xuống. Đừng rơi vào sai lầm này. Thay vào đó, hãy cùng mọi người trong công ty hợp sức, đoàn kết lại và có một cái nhìn thực sự trung thực tỉnh táo trước những điều tồi tệ đang xảy ra với công việc kinh doanh. Sau đó cố gắng tạo lợi nhuận ở mức độ của doanh thu mà với cương vị người lãnh đạo - bạn cho rằng có thể thực hiện được. Đừng đánh cược rằng phòng bán hàng sẽ đưa ra được giải pháp gì bất ngờ cho doanh thu, và cũng không ảo tưởng rằng một vài sản phẩm mới bạn đang dự định tung ra thị trường sẽ có thể giải quyết được mọi vấn đề. 2. Sai lầm số 2: Thực hiện cắt giảm toàn diện Một trong những phương thức tiếp cận phổ biến trong cuộc suy thoái đó là thông báo cắt giảm toàn diện – là phương thức thường chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thời gian khó khăn đòi hỏi người lãnh đạo cần phải đào sâu suy nghĩ về các mô hình kinh doanh của họ và tập trung cắt giảm theo cách thức có thể bảo vệ hoặc thậm chí mở rộng hoạt động kinh doanh chủ chốt. Người lãnh đạo cần nhìn nhận một cách rõ ràng là nhiều dự án, các sáng kiến, và thậm chí các phòng ban đang nằm trên giấy tờ trong suốt giai đoạn nền kinh tế thịnh vượng giờ đây không còn là hoạt động chủ chốt, chiến lược của ngành kinh doanh nữa. Thực sự, điều cốt yếu là một công ty biết chính xác họ kiếm được bao nhiêu tiền từ khách hàng và từ sản phẩm của họ. Xắn tay áo lên và thực hiện một phân tích với đôi mắt tinh tường về vị trí của công ty. Xác định rõ 20% các hoạt động tạo ra 80% kết quả - và bảo vệ chúng bằng mọi giá. 3. Sai lầm số 3: Không thể hiện lòng khoan dung và mối quan tâm dành cho nhân viên Một nguyên nhân khiến một số nhà lãnh đạo thể hiện kém cỏi trong cuộc khủng hoảng đó là coi tình trạng suy thoái của công ty như là một nỗi đau. Nhiều nhà lãnh đạo cảm thấy có thể đó là do lỗi của họ, và họ cố gằng giảm thiếu cảm giác tồi tệ bằng cách tránh né liên lạc với những người đã bị mất việc do chính sách giảm biên chế của công ty. Làm như vậy khiến họ thể hiện là những người lãnh đạo khốn khổ. Hãy luôn thể hiện dũng khí và lòng tận tâm của người lãnh đạo – gặp gỡ những nhân viên bạn buộc phải sa thải, giúp đỡ họ trong cơn khó khăn, thể hiện bản thân luôn là một người rộng lượng. Những nhân viên còn lại trong công ty sẽ quan sát người lãnh đạo một cách cẩn trọng, và họ sẽ đánh giá nhân cách người lãnh đạo dựa trên lòng cảm thông người lãnh đạo thể hiện với những người mất việc. Nếu họ thấy đâu đó thái độ thản nhiên, lãnh đạm của người lãnh đạo trước tình trạng khó khăn của người khác, chắc chắn họ sẽ mất niềm tin và sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc mới ngay khi có thể. 4. Sai lầm thứ 4: Giữ yên lặng Vì nhiều nguyên nhân tế nhị, truyền đạt thông tin cho cả một nhóm người về việc cắt giảm chi phí sắp tới thường phải được tiến hành một cách cẩn trọng và được kiểm soát chặt chẽ. Nhân viên sẽ cảm thấy bất an khi họ biết công việc hay phòng ban của họ có thể đang trong danh sách đen sẵn sàng cắt giảm đầu tiên. Đôi khi những thông điệp không rõ ràng có thể làm toàn thể nhân viên trong công ty hoang mang. Điều quan trọng là nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đi thông điệp rõ ràng, thể hiện chính xác các thách thức tài chính nghiêm trọng như thế nào và chính xác là công ty sẽ ứng phó với tình huống khủng hoảng như thế nào. Ngay khi đã xác định rõ cần phải làm gì để đưa công ty thoát khỏi hoặc chí ít là có thể chống đỡ trước cơn khủng hoảng, người lãnh đạo cần gửi đi thông điệp rằng bản thân mình đã nắm rõ tính chất quan trọng của tình thế, có kế hoạch cứu vớt công ty và thậm chí đưa công ty phát triển hơn nữa trong tình trạng khủng hoảng. Nếu tránh được những sai lầm trên, công ty của bạn có thể sẽ nổi lên từ chính cuộc khủng khoảng lịch sử này. Điều đáng kinh ngạc là thách thức trong lúc khó khăn sẽ cho người lãnh đạo thấy rõ điều gì là thực sự quan trọng trong công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbon_loi_lanh_dao_mac_phai_khi_giam_quy_mo_kinh_doanh_7035.pdf