1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;
2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính
đáng;
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết;
4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CON
NGƯỜI GÂY RA
1. So sánh giữa phòng vệ chính đáng với hành vi phù hợp với tình thế cấp thiết;
2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong phòng vệ chính
đáng;
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự khi gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết;
4. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết;
5. Xác định “chất kích thích” được qui định tại Điều 615 BLDS năm 2005 đối với
các chất sau:
- Rượu;
- Bia;
- Đồ uống có ga;
- Thuốc ngủ;
- Thuốc giảm đau;
- Ma túy;
6. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp trẻ dưới 15 tuổi sử dụng rượu dẫn
tới gây thiệt hại cho người khác;
7. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần gây thiệt
hại cho người khác sau khi dùng chất kích thích;
8. Xác định trách nhiệm dân sự có so sánh trong các trường hợp sau:
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say khi lái xe về nhà
đã gây tai nạn cho người khác;
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, nhưng B không biết uồng, A đã ép B “nếu
không uống sẽ không coi B là bạn”, vì thế B đã uống, kết quả B say khi B lái xe về
nhà đã gây tai nạn cho người khác;
- A mời B đi nhậu do A trúng xổ số, do uống nhiều, B đã bị say muốn về nhà,
nhưng không có xe, A đưa cho B xe máy của mình, khi lái xe về nhà B đã gây tai
nạn cho người khác;
9. So sánh trách nhiệm dân sự giữa nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do
hành vi của nhiều người;
10. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
11. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây thiệt hại;
13. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi;
14. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do oan sai trong tố tụng hình sự;
15. So sánh hậu quả pháp lý trong trường hợp A gây tai nạn làm B chết và cơ quan
tiếnh tố tụng do sai lầm đã tuyên B mức hình phạt tử hình và trên thực tế B đã bị
thi hành án tử hình;
16. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một người oan sai do sai lầm
của nhiều cơ quan tố tụng;
17. So sánh các trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại, cán bộ công chức
gây thiệt hại, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây thiệt hại;
18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp sinh viên đại học Luật Hà Nội
gây thiệt hại khi đang trong thời gian thực tập tại Tòa án;
19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp ông A một dân thường phát
hiện ra B một tội phạm đang bị truy nã và ông đã truy bắt B, trong quá trình truy
bắt ông A đã gây thiệt hại cho người khác;
20. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: Xe congtenno tránh một cậu bé
chạy qua đường, sau đó đâm vào cột điện cao thế. Cột điện cao thế đổ ập vào khu
xăng dầu bên đường, do cháy nổ toàn bộ khu xăng dầu bùng nổ. Xăng dầu thất
thoát ra bên ngoài tràn vào mương dẫn nước làm toàn bộ khu mặt nước nuôi cá
gần đó. Các động vật thủy sinh ở khu nước nhiễm xăng dầu đã chết;
21. Xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi gây thiệt hại của những người sau:
- Chánh án;
- Thẩm phán;
- Thư ký phiên tòa;
- Kế toán, thủ quĩ của Tòa án;
- Bảo vệ Tòa án.
22. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp A đào mộ và ăn cắp xác người
chết trong ngôi mộ đó;
23. Xác định trách nhiệm trong trường hợp A là một thợ lái xe ủi làm đường, trong
quá trình ủi đường A đã cho xe ủi sản phẳng một ngôi mộ năm trong mặt bằng làm
đường;
24. So sánh trách nhiệm pháp lý trong trường hợp một người mắc bênh tâm thần
12 tuổi và một người mắc bệnh tâm thần 20 tuổi gây thiệt hại khi đang điều trị tại
một bệnh viện tâm thần;
25. So sánh trách nhiệm dân sự đối với người dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời
gian học nội trú và người mắc bệnh tâm thần gây thiệt hại trong thời gian điều trị
nội trú tại bệnh viện;
26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp: hàng hóa được chuyển từ nhà
sản xuất đến các đại lý phân phối, từ các đại lý phân phối đến người bán lẻ, từ
người bán lẻ đến người mua sản phẩm, từ người mua sản phẩm đến người dùng
cuối cùng và hàng hóa đã gây thiệt hại cho người dùng cuối cùng do không đảm
bảo chất lượng.
27. Xác định các trường hợp phát sinh nghĩa vụ hoàn lại trong bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?
1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại;
2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng phải bồi thường
thiệt hại phần vượt quá;
3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường;
4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công không phải là
phòng vệ chính đáng;
5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa cháy vào nhà, A
đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết
quả chăn bông của hàng xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải
bồi thường;
6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại;
7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;
8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc thực phẩm. A phải
bồi thường;
9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có dùng phẩm màu
độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé X đã ăn con giống đó và bị ngộ
độc. X phải bồi thường thiệt hại;
10. B là chủ tiệm thuốc đã bán thuốc cho C (loại thuộc nếu không dùng đúng cách
làm rối loạn nhận thức của C và có thể gây thiệt hại), do B không hướng dẫn cho
C cách sử dụng, C dùng quá liều dẫn tới mất khả năng nhận thức gây thiệt hại cho
người khác. B và C cùng chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại;
11. Việc xác định lỗi của người dùng chất kích thích xác định vào thời điểm trước
khi họ dùng chất kích thích;
12. A, B, C cùng gây thiệt hại cho E, họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự thống
nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E;
13. Bảo vệ ủy ban nhân dân gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
14. Chánh án gây thiệt hại là người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng
gây thiệt hại;
15. Sinh viên gây thiệt hại là người của pháp nhân gây thiệt hại;
16. Người làm việc cho cơ quan nhà nước gây thiệt hại là cán bộ, công chức gây
thiệt hại;
17. Người làm việc cho doanh nghiệp tư nhân gây thiệt hại là người của pháp nhân
gây thiệt hại;
18. Người làm ở một văn phòng đại diện gây thiệt hại là người của pháp nhân gây
thiệt hại;
19. X là điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ được thủ trưởng cơ quan giao đã gây
thiệt hại, đây là trường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra;
20. Khi đang học nội trú mà gây thiệt hại, thì cha mẹ không phải bồi thường;
21. Cô giáo nhờ K một học sinh lớp 6 bê hộ từ phòng thí nghiệm xuống lớp một
bình hóa chất để thực nghiệm, trong quá trình bê bình hóa chất do nô đùa K đã làm
đổ hóa chất lên bạn học của K là G làm G bị bỏng nặng. Trường hợp này cô giáo
phải bồi thường;
22. A đào mộ và hủy hoại xác trong đó, A gây thiệt hại cả hai trường hợp: xâm
phạm thi thể và xâm phạm mồ mả, hài cốt;
23. Đại lý bán hàng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa
mua của đại lý. Người tiêu dùng có quyền kiện nhà sản xuất bồi thường;
24. A và B do cùng làm nhà trên cùng mặt bằng, A và b đã thuê C đến san ủi mặt
bằng. Trong quá trình san ủi trên phần đất của B, C để máy ủi va chạm mạnh vào
tường nhà M làm sập hoàn toàn một bức tường. A và B phải chịu trách nhiệm liên
đới;
25. Nhiều người cùng gây thiệt hại và thiệt hại do hành vi của nhiều người là một;
26. Hành vi của A, B, C gây thiệt hại cho E làm phát sinh trách nhiệm liên đới
trong bồi thường cho E, trừ khi họ có thỏa thuận khác;
28. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai
trong tố tụng thì cơ quan điều tra phải bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai;
29. Khi thẩm phán, kiểm sát viên và điều tra viên cùng sai lầm dẫn tới oan sai
trong tố tụng thì ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Điều tra cùng chịu
trách nhiệm liên đới bồi thường;
30. Khi người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại trong án
oan sai,Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 194_0969.pdf