Giảng viên trẻ ở các trường đại học có vai trò quan trọng, góp phần
quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Họ là những người có
tuổi đời rất trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Vì vậy, để đáp ứng được
yêu cầu giáo dục, đào tạo, các trường đại học cần có kế hoạch, chiến lược bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trẻ. Đây là việc làm cần thiết
và cấp bách. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả trao đổi một số vấn đề liên quan
đến năng lực sư phạm, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng năng
lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường đại học hiện nay.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trẻ ở các trường đại học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng,
truyền thụ kiến thức, nắm thông tin ngược từ sinh viên.
Hay nói cách khác, đó là NL huy động, tổ chức kiến
thức được trang bị vào giảng dạy và nghiên cứu khoa
học. Do đó, ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức cần có,
yêu cầu người giảng viên trẻ phải có đủ những kiến
thức cơ bản, cần thiết, chuyên sâu. Bên cạnh đó, để đáp
ứng yêu cầu đổi mới nội dung phải tiến hành đổi mới
hình thức, biện pháp bồi dưỡng. Hình thức, biện pháp
bồi dưỡng cần đa dạng, phong phú, thường xuyên sáng
tạo, bổ sung những hình thức, biện pháp mới.
Ba là, thường xuyên tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm để
nâng cao NL chuyên môn sư phạm.
NLSP của người giảng viên là quá trình tích luỹ lâu
dài thông qua quá trình cọ sát thực tiễn của hoạt động
giảng dạy. Thực tiễn hoạt động sư phạm rất phong phú,
đa dạng bởi nó xuất phát từ đối tượng, đòi hỏi giảng
viên trẻ thông qua mỗi hình thức giảng dạy, cần tự mình
rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, hoàn thiện
giáo án, bổ sung tài liệu qua đó tích luỹ cả tri thức và
kĩ năng sư phạm. Mặt khác, mỗi giảng viên trẻ cần có
tinh thần cầu thị, ham học hỏi, tích cực học tập ở đồng
nghiệp qua đó tiếp thu, chọn lọc, bổ sung cho mình
để NL chuyên môn sư phạm ngày càng phát triển toàn
diện. Đồng thời, cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên trẻ về phẩm chất chính trị, động cơ trách
nhiệm, lòng yêu nghề Từ đó, tạo ra động lực thôi
thúc giảng viên trẻ tích cực trong hoạt động sư phạm
của mình, nhanh chóng tiếp cận với lao động sư phạm,
hoà nhập vào đội ngũ giảng viên trong nhà trường. Quá
trình nâng cao NLSP của đội ngũ giảng viên trẻ là quá
trình phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó nỗ lực chủ
quan có ý nghĩa quyết định. Đây là vấn đề có tính quy
luật của quá trình, đòi hỏi sự quan tâm của các tổ chức
và nỗ lực chủ quan cao độ của mỗi giảng viên trẻ.
Bốn là, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập,
rèn luyện, bồi dưỡng NLSP của đội ngũ giảng viên trẻ.
Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát huy yếu tố nội
lực, thúc đẩy giảng viên trẻ phát triển NL nhận thức, NL
công tác trong quá trình hoàn thiện kĩ năng sư phạm của
người giảng viên. Bởi vì, khi bản thân mỗi giảng viên
chủ động, tích cực trong quá trình học tập, công tác,
luôn say mê, hứng thú với công việc, họ sẽ nhận thức
sâu sắc được nhiệm vụ cũng như khát khao được thể
hiện mình. Vì vậy, họ sẽ biết khắc phục mọi khó khăn
vướng mắc để vươn lên lĩnh hội tri thức khoa học, trau
dồi đạo đức, rèn luyện nâng cao NLSP. Do đó, các giải
pháp khác chỉ có ý nghĩa khi nó được chuyển thành
động cơ, ý chí, quyết tâm của mỗi giảng viên trong quá
trình tự giáo dục, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng phát
triển NLSP. Vì thế, đây là biện pháp quan trọng có ý
nghĩa quyết định trực tiếp đến việc nâng cao NLSP cho
giảng viên trẻ hiện nay. Vì vậy, để thực hiện tốt giải
pháp này, cần thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, mỗi giảng viên trẻ phải xây dựng kế hoạch
tự học tập, tự rèn luyện nâng cao NLSP cho bản thân
mình. Việc xây dựng kế hoạch tự học tập, tự rèn luyện
thể hiện tinh thần tự giác, tích cực, chủ động của mỗi
giảng viên trẻ trong nâng cao NLSP cho bản thân mình.
Xây dựng kế hoạch tự học tập, tự rèn luyện phải bảo
đảm tính khoa học, hướng vào việc hình thành, phát
triển NLSP của giảng viên trẻ. Thực tiễn cho thấy, trong
bất kì hoạt động nào của con người, nếu không xây
dựng kế hoạch chặt chẽ, khoa học hoặc đã có kế hoạch,
mà không quyết tâm thực hiện thì hiệu quả hoạt động
đó không cao. Vì thế, xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn
luyện nâng cao NLSP là một tất yếu, khách quan trong
việc rèn luyện, nâng cao NLSP cho giảng viên trẻ ở các
trường đại học.
Thứ hai, tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc kế
hoạch tự học, tự rèn nâng cao NLSP của mỗi cá nhân
giảng viên trẻ. Thường xuyên tự đánh giá kết quả hoạt
động tự học tập, tự rèn luyện nâng cao NLSP của mỗi
giảng viên trẻ. Việc tự đánh giá thường xuyên, nghiêm
túc kết quả hoạt động tự học tập, tự rèn luyện nâng cao
NLSP của mỗi giảng viên trẻ được xem là một trong
những nội dung, biện pháp quan trọng góp phần nâng
cao chất lượng tự học tập, tự rèn luyện của giảng viên
trẻ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giảng viên trẻ tự
học tập, rèn luyện, nâng cao NLSP cho bản thân. Kịp
thời động viên giảng viên trẻ trong quá trình thực hiện
kế hoạch, góp ý chân thành những mặt mạnh, mặt yếu
trong NLSP của từng giảng viên trẻ để họ nhận biết và
kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm góp phần nâng cao
NLSP đáp ứng với nhiệm vụ GD, ĐT nhà trường.
Giảng viên trẻ là những người có hệ thống kiến thức
khá toàn diện nhưng kinh nghiệm còn thiếu. Do đó,
muốn thực hiện tốt công tác giảng dạy, đòi hỏi phải tích
cực rèn luyện kĩ xảo, kĩ năng sư phạm. Làm tốt vấn đề
này bằng cách giảng viên thực hiện đầy đủ các khâu,
các bước của hoạt động sư phạm: Lập kế hoạch, nắm
đối tượng, đọc tài liệu, xây dựng đề cương, viết giáo
án, luyện, thông qua, giảng thử, dự kiến và xử lí các
tình huống sư phạm Thực tế hiện nay, ở các trường
Đỗ Thị Nga
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
22 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
DEVELOPING PEDAGOGICAL COMPETENCE FOR YOUNG LECTURERS
IN UNIVERSITIES TODAY
Do Thi Nga
Nguyen Hue University
Mailbox: 3cb -37, Tam Phuoc, Bien Hoa city,
Dong Nai province, Vietnam
Email: thaophuongnga@gmail.com
ABSTRACT: Young lecturers at universities play an important role in determining
the quality of educational institutions’ education and training. They are very
young people with little teaching experience. Therefore, in order to meet the
requirements of education and training, those universities need to have plans
and strategies to foster pedagogical competencies for the young teaching
staff, which is considered as a necessary and urgent job. In the framework
of the article, the author would like to discuss a number of issues related
to pedagogical competence, thereby proposing some solutions to develop
pedagogical competencies for young lecturers at higher education institutions
in the current period.
KEYWORDS: Young lecturers; pedagogical competence; university.
đại học rất quan tâm đổi mới phương pháp dạy học trải
nghiệm, giảng dạy theo chiều hướng phát huy tính tích
cực, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của người học.
Vì thế, để chuẩn bị cho mỗi chủ đề giảng, giảng viên
trẻ phải làm đi làm lại nhiều lần, như thế mới đạt tới
sự thành thạo để khi thực hành trên bục giảng sẽ tự tin,
làm chủ cả về nội dung và phương pháp là những yếu
tố quyết định đến hiệu quả của quá trình truyền thụ cho
người học. Đồng thời, phải nắm chắc đối tượng đào tạo
vì cùng một bài giảng nhưng đối tượng khác nhau sẽ có
kết cấu nội dung, phương pháp và định hướng tư tưởng
hành động cho người học khác nhau.
3. Kết luận
Bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các
trường đại học là tổng hợp những cách thức, biện pháp
của các tổ chức, các lực lượng và của bản thân giảng
viên tác động vào các yếu tố cấu thành NLSP nhằm
giúp cho giảng viên củng cố, mở rộng tri thức, phát
triển NL giảng dạy, rèn luyện phương pháp, tác phong,
phát triển kĩ năng sư phạm, hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy và các hoạt động sư phạm, đáp ứng được
mục tiêu, yêu cầu ĐT của các trường đại học. Đây là
yêu cầu khách quan, thường xuyên, khó khăn, phức tạp.
Vì vậy, để nâng cao trình độ, khả năng tổ chức các hoạt
động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các
trường đại học hiện nay, trước hết cần quán triệt tốt các
yêu cầu đặt ra đối với hoạt động này, đồng thời phải xây
dựng được hệ thống giải pháp có tính khả thi, khai thác
mọi nguồn lực hiện có để thực hiện có hiệu quả các giải
pháp trên thực tế công tác GD, ĐT. Các giải pháp trên
tuy có vị trí, vai trò khác nhau nhưng nằm trong một
chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng, hỗ trợ,
tạo điều kiện, là cơ sở tiền đề cho nhau để phát huy cao
nhất vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong nâng
cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ
giảng viên trẻ ở các trường đại học hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Trung tâm Từ điển học, (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB
Đà Nẵng.
[2] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
(2013), Luật Giáo dục đại học, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
[3] Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, (1998), Đại
từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.
[5] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[6] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 11, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[7] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
(2019), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[8] Lê Minh Vụ, (2009), Quy trình đánh giá năng lực sư
phạm quân sự của đối tượng tuyển chọn đào tạo giảng
viên hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2012), Chương trình hành
động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược Phát
triển giáo dục Việt Nam 2011-2020.
[10] Bộ Quốc phòng, (2013), Chiến lược Phát triển giáo dục
và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020 (Ban
hành kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15-
7-2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
[11] Đồng Ngọc Châu, (2019), Giải pháp bồi dưỡng năng
lực sư phạm của đội ngũ giảng viên trẻ ở Trường Sĩ
quan Lục quân 2 hiện nay, Đề tài khoa học cấp trường,
Trường Sĩ quan Lục quân 2.
[12] Chính phủ, (2012), Chiến lược Phát triển giáo dục
2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-
TTg ngày 13/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi_duong_nang_luc_su_pham_cho_giang_vien_tre_o_cac_truong_d.pdf