Trong bài viết này, tác giả trình bày về thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của
đội ngũ giảng viên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu và đưa ra 9 biện pháp: Mở lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học
cho giảng viên; khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hội
thảo khoa học trong và ngoài trường; tổ chức hội giảng cấp tổ, khoa và tổ chức cuộc
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; giảng viên tham gia tập huấn các chuyên đề có liên
quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; cho giảng viên tự giác đăng ký nhiệm vụ
hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm học; đổi mới hình thức và nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn; yêu cầu giảng viên đi tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông; tạo
môi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện làm việc cho giảng viên.
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã triển khai các biện pháp trên và đạt hiệu
quả tốt.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học272
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
TS. Nguyễn Chí Tăng, TS. Hồ Cảnh Hạnh
Trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu
Tóm tắt:
Trong bài viết này, tác giả trình bày về thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của
đội ngũ giảng viên trường CĐSP Bà Rịa - Vũng Tàu và đưa ra 9 biện pháp: Mở lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học
cho giảng viên; khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hội
thảo khoa học trong và ngoài trường; tổ chức hội giảng cấp tổ, khoa và tổ chức cuộc
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; giảng viên tham gia tập huấn các chuyên đề có liên
quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; cho giảng viên tự giác đăng ký nhiệm vụ
hoạt động nghiên cứu khoa học trong năm học; đổi mới hình thức và nội dung sinh
hoạt tổ chuyên môn; yêu cầu giảng viên đi tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông; tạo
môi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện làm việc cho giảng viên.
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã triển khai các biện pháp trên và đạt hiệu
quả tốt.
Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên; năng lực nghề nghiệp của giảng viên
1. Đặt vấn đề
Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: “Tạo chuyển biến căn
bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả, Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực” [1, tr3].
Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã
chỉ ra 9 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nhiệm vụ, giải pháp (thứ 6) về “Phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng
và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình
độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng
viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực
sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo
về nghiệp vụ quản lý”[1, tr7].
Trường sư phạm với vai trò là “máy cái” trong đào tạo giáo viên, cần được tập
trung đầu tư xây dựng để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Một trong những
Kỷ yếu hội thảo khoa học 273
nội dung đầu tư xây dựng trường sư phạm phải kể đến đầu tư xây dựng đội ngũ giảng
viên (GV). Đội ngũ GV phải thật sự chất lượng, thể hiện ở trình độ chuyên môn cao
và năng lực nghiệp vụ sư phạm (NVSP) vững vàng. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV là rất cần thiết.
Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao và năng lực nghiệp vụ sư phạm vững
vàng sẽ quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường sư phạm. Năng lực nghiệp
vụ sư phạm của GV sẽ ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và phát triển năng lực
nghề nghiệp đặc biệt là năng lực sư phạm của sinh viên (SV) - người giáo viên tương
lai. Trong bài viết này chúng tôi trình bày thực trạng năng lực sư phạm của GV và
một số biện pháp bồi dưỡng năng lực NVSP thường xuyên cho GV trường Cao đẳng
Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm đội ngũ giảng viên trường CĐSP
Bà Rịa - Vũng Tàu
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu hàng đầu mà
nhà trường hướng tới. Vì vậy, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất như xây mới và cải
tạo phòng học, lắp đặt các phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại; trang bị phòng
thí nghiệm vật lý và hóa sinh với vốn đầu tư hàng tỷ đồng; cải tạo sân tập, nhà thi đấu
đa năng nhằm tạo điều kiện cho GV đổi mới PPDH. Tại thời điểm này, có thể nói
nhà trường đã có hệ thống cơ sở vật chất rất tốt, giúp GV có điều kiện đổi mới PPDH;
100% GV của trường đã thực sự đổi mới được PPDH đáp ứng được yêu cầu phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho SV. Các phương
pháp mà GV sử dụng như: dạy học nêu vấn đề Ơrictic; tương tác sư phạm; hoạt động
nhóm; dạy học dự án,; đặc biệt các GV ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
một cách khá thành thạo.
Từ năm học 2010- 2011, nhà trường đào tạo theo học chế tín chỉ, do đó tư vấn học
tập cho SV là một việc làm không thể thiếu được, chính hình thức đào tạo này đã giúp
cho khả năng tư vấn học tập của GV được rèn luyện thường xuyên. GV nói chung và
đặc biệt đội ngũ cố vấn học tập của nhà trường nói riêng có khả năng tư vấn học tập
tốt. Hiện nay đội ngũ GV cơ hữu gồm 83 người; trình độ sau đại học 71 người (chiếm
86%), trong đó có 13 tiến sĩ (chiếm 15,7%), 6 nghiên cứu sinh (chiếm 7,2%); giảng
viên chính 16 người (chiếm 19,3%). Đây là cơ sở để chứng minh khả năng hoạt động
chuyên môn và nghiên cứu khoa học của đội ngũ GV trong trường. Trong năm học
2018-2019 nhà trường đã nghiệm thu sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ
của GV nhà trường gồm: 1 sách chuyên khảo; 02 tài liệu giảng dạy; 16 sáng kiến kinh
nghiệm (06 sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp tỉnh); 102 bài viết gửi các báo, tạp chí khoa
học, hội thảo khoa học, bản tin khoa học. Cụ thể có 15/102 bài báo và báo cáo khoa
học đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài và hội thảo khoa học nước ngoài; 32/102
bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước có chỉ số ISSN; 18/102 bài
đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế, quốc gia, cấp bộ và trường đại học xuất bản thành
sách có chỉ số ISBN; 19/102 kỷ yếu hội thảo không có xuất bản thành sách; 17/102
bài báo khoa học đăng trong bản tin khoa học của trường. Là một trường Cao đẳng
Kỷ yếu hội thảo khoa học274
nên khả năng nghiên cứu khoa học của SV còn hạn chế, số đề tài đăng ký thực hiện
hàng năm rất ít (năm học 2018-2019 có 1 khóa khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
được đánh giá xuất sắc) do đó khả năng hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học của GV
chưa được bộc lộ [5].
Hầu hết GV có kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục
cho SV đối với môn học do mình phụ trách. Các GV kiêm nhiệm hoạt động Đoàn,
Hội, quản lý SV kỹ năng này rất tốt.
GV tham gia hội giảng phải dự thi hai phần: thi lý thuyết về hiểu biết sư phạm và
thi thực hành qua giờ dạy trên lớp. Vì vậy, kết quả đánh giá giờ hội giảng phần nào
đánh giá được năng lực dạy học của GV. Trong năm học 2018-2019, công tác hội
giảng được triển khai ở 3 cấp: Cấp tổ có 48 tiết, kết quả có 48 tiết đạt giỏi; cấp khoa
15 tiết, kết quả 15 tiết đạt giỏi; cấp trường có 10 giảng viên tham gia (dạy 15 tiết), kết
quả có 15 tiết giỏi, 10 giảng viên đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường, 5 giảng viên
được xếp loại cuộc thi GV dạy giỏi cấp trường (1 giải A, 2 giải B và 2 giải C). Như
vậy, có 48/83 GV tham gia hội giảng, đạt 57,8%, chỉ tiêu đề ra là 50% [6].
Nhà trường trong những năm học qua đã sử dụng bộ tiêu chí sau đây để khảo sát
SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV.
Ghi chú: (A: Rất đúng = 4 điểm; B: Đúng = 3 điểm; C: Đúng một phần = 2 điểm;
D: Không đúng = 1 điểm).
STT Các tiêu chí đánh giá A B C D
1 Lượng thông tin, kiến thức GV cung cấp đáp ứng tốt mục tiêu học phần.
2 GV đã đào sâu, mở rộng và cập nhật kiến thức của HP kịp thời, hiệu quả cao.
3
GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng kết hợp các phương
pháp dạy học rất phù hợp đặc trưng HP; biết sử dụng tốt máy vi tính vào dạy
học.
4 Mối tương tác giữa người dạy – người học, người học – người học tạo sự hợp
tác trong dạy học.
5
GV đã giao nhiệm vụ để HS – SV giải quyết khi học ở nhà thông qua học cá
nhân hoặc làm việc nhóm.
6
GV luôn quan tâm đến việc hướng dẫn HS – SV phương pháp tự học, tự nghiên
cứu và phát huy tư duy phản biện trong học tập.
7 Giáo trình, đề cương chi tiết, tài liệu tham khảo được GV giới thiệu đầy đủ
cho HS – SV ngay từ tiết lên lớp đầu tiên của HP.
8
GV luôn đảm bảo thời gian lên lớp theo quy định (không ra sớm, không vào
trễ, thực hiện theo đúng thời khóa biểu), làm việc có tinh thần và trách nhiệm
cao.
9
GV luôn thể hiện được tính chuẩn mực về trang phục, đi đứng và giao tiếp
trong quá trình dạy học và xử lý tốt những tình huống sư phạm trong quá
trình dạy học.
10
GV tổ chức kiểm tra, đánh giá thái độ và kết quả học tập của HS – SV đảm
bảo được tính trung thực, công bằng, phản ánh đúng khả năng của người học.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 275
Kết quả SV đánh giá hoạt động giảng dạy của GV trong ba năm gần đây cho thấy
như sau: Năm học 2016-2017 loại A là 82/86 GV (đạt 95,3%), loại B 4/86 (4,7%);
năm học 2017-2018 loại A là 83/83 GV (100%); năm học 2018-2019 loại A là 81/83
GV (97,6%), loại B 2/83 (2,4%). Kết quả khảo sát này phần nào cũng cho thấy năng
lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên nhà trường khá tốt [7].
3. Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
Để có được thực trạng như đã trình bày ở trên, trong những năm học vừa qua và
các năm học tới nhà trường đã, đang và sẽ thực hiện một số biện pháp sau đây để bồi
dưỡng, rèn luyện năng lực NVSP cho GV.
3.1. Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
Bồi dưỡng NVSP cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là một biện pháp
rất quan trọng. Qua khóa học này GV được: trang bị kiến thức cơ bản về khoa học
giáo dục đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học, những xu hướng phát triển
của giáo dục đại học hiện đại; kiến thức cơ bản về tâm lý học dạy học, đặc điểm tâm
lý người học, lý luận và phương pháp, kỹ năng dạy học đại học; phương pháp cơ bản
về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV; hình thành và rèn luyện một số kỹ
năng cần thiết như kỹ năng xây dựng đề cương chi tiết môn học và soạn thảo các bài
giảng cụ thể; kỹ năng sư phạm cơ bản về phương pháp đánh giá kết quả học tập của
SV, phương pháp dạy học, phát triển chương trình giáo dục đại học, cách sử dụng các
phương tiện kỹ thuật tiên tiến vào dạy học; kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá
quá trình dạy học; kỹ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học;
kỹ năng tổ chức và quản lý trường đại học (cấp bộ môn, khoa), quản lý sinh viên theo
quy định và nhiệm vụ của giảng viên; hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác
phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo trong các cơ sở đại học, lòng say mê và hứng
thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học. [4]
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng NVSP cho giảng viên, ngay
sau khi được nâng cấp từ trường THSP thành trường CĐSP vào năm 2000, nhà trường
đã mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định cho tất cả GV do trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh phụ trách giảng dạy (học 2 môn Triết học và
Lý luận dạy học đại học).
Năm 2014, nhà trường liên kết với trường Đại học Sư phạm Huế mở lớp đào tạo
NVSP cho giảng viên trong cơ sở giáo dục Đại học trên địa bàn tỉnh BR-VT, trong đó
có 35 giảng viên của trường tham gia.
Năm 2017, nhà trường liên kết với trường Đại học Sư phạm Huế đang tuyển sinh
mở lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho giảng viên trong cơ sở giáo dục Đại học
trên địa bàn tỉnh BR-VT, trong đó có giảng viên của trường tham gia.
3.2. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho giảng viên
Ngoại ngữ và tin học được coi là công cụ hết sức cần thiết để GV tự học có hiệu
quả và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho đổi mới PPDH. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và
tin học cho GV là biện pháp được nhà trường rất coi trọng.
Nhà trường tập huấn cho GV về kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy
Kỷ yếu hội thảo khoa học276
học (năm 2004 hướng dẫn sử dụng máy tính, máy chiếu projector, phòng thí nghiệm
thực hành, năm 2014 hướng dẫn sử dụng màn hình ti vi thay máy chiếu projector, hè
năm 2019 hướng dẫn sử dụng bảng thông minh và các phương tiện dạy học hiện đại).
Từ năm học 2014-2015 nhà trường mở các lớp tiếng Anh đào tạo trình độ theo
tiêu chuẩn châu Âu (B1, B2), yêu cầu tất cả GV tự giác tham gia, GV dưới 35 tuổi
bắt buộc phải tham gia học tập nghiêm túc, nhà trường hỗ trợ 100% học phí cho GV.
3.3. Khuyến khích, động viên giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hội thảo
khoa học trong và ngoài trường
Thông qua hội nghị, hội thảo khoa học năng lực chuyên môn và NVSP của GV
được nâng cao, vì thế cần phải khuyến khích, động viên GV tích cực tham gia và coi
như là một biện pháp để nâng cao năng lực NVSP. Trong những năm học vừa qua nhà
trường đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học như năm 2015, Hội thảo khoa học chủ đề
“Dạy chữ, dạy người, dạy nghề - Thực trạng và giải pháp”; Hội thảo chủ đề “Chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể” (năm 2016); năm 2018, Hội thảo khoa học chủ đề
“Tư vấn tâm lý học đường trước những tác động của cuộc cách mạng 4.0 tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu”; năm 2019, Hội thảo chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản trị trường học và đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Hàng năm nhà trường rất chú trọng cử
GV tham gia các hội thảo khoa học ngoài trường.
3.4. Tổ chức hội giảng cấp tổ, khoa và tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp
trường
Hội giảng và thi thiết kế bài giảng điện tử E-learning là biện pháp rèn luyện năng
lực dạy học cho GV, tạo điều kiện và khuyến khích GV đổi mới PPDH. Nhà trường
rất coi trọng hai hoạt động này, hàng năm được tổ chức như là những ngày hội trong
trường; GV và SV tham gia rất tích cực và hào hứng. Nhà trường đã đạt giải tập thể
và giải khuyến khích cá nhân tại Hội thi thiết kế bài giảng điện tử e-learning do Bộ
GD-ĐT tổ chức năm 2012; giải Ba cá nhân năm 2017.
3.5. Cử giảng viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề
Hàng năm, GV nhà trường được cử tham gia đầy đủ các khóa tập huấn chuyên đề,
tập huấn nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị tổ chức.
3.6. Giảng viên tự giác đăng ký nhiệm vụ hoạt động nghiên cứu khoa học
trong năm học
Theo định mức mỗi giảng viên một năm phải hoàn thành 180 giờ NCKH và CN.
Căn cứ vào điều kiện và khả năng mỗi giảng viên tự nguyện đăng ký nhiệm vụ hoạt
động NCKH và CN trong năm học. Nếu hoàn thành vợt trội được khen, không hoàn
thành sẽ chuyển sang giờ dạy. Để hoàn thành nhiệm vụ NCKH và CN, GV có thể làm
các công việc sau đây để qui đổi về giờ NCKH: làm đề tài NCKH, viết tài liệu giảng
dạy, sáng kiến kinh nghiệm, bài báo khoa học gửi các tạp chí khoa học, hội thảo khoa
học, tập san, nội san trong và ngoài trường.
3.7. Đổi mới hình thức và nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ hàng tháng, cần cải tiến hình thức và nội
Kỷ yếu hội thảo khoa học 277
dung sinh hoạt tổ chuyên môn sao cho phong phú không gây nhàm chán và đảm bảo
hiệu quả nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực NVSP cho mỗi GV.
3.8. Yêu cầu giảng viên đi tìm hiểu thực tế giáo dục phổ thông
Các hình thức thực tế tại trường phổ thông như cử GV làm trưởng các đoàn thực
tập sư phạm và yêu cầu phải bám sát SV trong suốt thời gian thực tập tại trường phổ
thông; quản lý hoạt động của đoàn thực về mọi mặt.
Giảng viên bộ môn làm cố vấn cho SV trong các đoàn thực tập sư phạm. Mỗi
đoàn thực tập sư phạm thường được bố trí khoảng 12 đến 25 SV. Khác đoàn thực tập
sư phạm tại trường mầm non (TTSPMN), trường tiểu học (TTSPTH), SV trong đoàn
thực tập sư phạm ở trường trung học cơ sở (TTSPTHCS) được đào tạo với các chuyên
ngành khác nhau. Vì vậy việc bố trí cố vấn thực tập sư phạm (CVTTSP) cho mỗi
đoàn cũng có điểm khác nhau. Đoàn TTSPMN, TTSPTH mỗi đoàn cử một CVTTSP;
đoàn TTSPTHCS mỗi đoàn cử hai CVTTSP (chuyên ngành khác nhau phù hợp với
các chuyên ngành của SV về thực tập). Yêu cầu CVTTSP phải có mặt tại các đoàn
thực tập được phân công ít nhất 2 buổi một tuần để giúp đỡ HS, SV. Nhiệm vụ của
CVTTSP tại trường thực tập là tham gia dự giờ dạy mẫu của giáo viên cùng với SV
trong tuần đầu tiên của đợt thực tập; tư vấn cho HS, SV về chuyên môn giảng dạy;
làm cầu nối giữa SV với giáo viên hướng dẫn giảng dạy.
Qua thực hiện nhiệm vụ cố vấn mà GV nâng cao được năng lực NVSP cho bản
thân. Họ đã gắn kết được phương pháp giảng dạy ở nhà trường sư phạm với nhà trường
phổ thông, mầm non; gắn kết được lý luận với thực tiễn; kinh nghiệm thực tế được
nâng cao.
Giảng viên đi dự giờ tại các trường phổ thông. Yêu cầu tất cả GV sư phạm đi dự
giờ tại trường phổ thông, mầm non ít nhất mỗi học kỳ được 4 tiết. Trường về dự giờ
do GV tự chọn hoặc phòng Đào tạo trường Sư phạm giới thiệu. Thời gian dự giờ tốt
nhất là dịp cơ sở giáo dục tổ chức hội giảng toàn trường. Việc dự giờ, thăm lớp này
giúp GV hiểu rõ về thực trạng giáo dục hiện nay, biết được những đòi hỏi của cơ sở
giáo dục đối với người giáo viên tương lai là những gì, đồng thời năng lực chuyên môn
của GV cũng được củng cố và vững chắc. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, GV
tham gia dự giờ tại các trường phổ thông, trường mầm non là một biện pháp để năng
cao năng lực NVSP.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn với các tổ bộ môn tại trường phổ thông. Với nội
dung sinh hoạt chuyên môn tại trường phổ thông, mầm non rất phong phú và đa dạng,
nếu GV trường Sư phạm được tham dự hoạt động này thì đó là một cơ hội để họ nâng
cao nhận thức và mở rộng vốn kinh nghiệm. Những trao đổi về kế hoạch dạy học,
nội dung dạy học, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, là những chủ
đề khó, nếu có GV Sư phạm tham gia thì sẽ gây được hứng thú cho cả tổ và tạo dựng
được niềm tin ở giáo viên; cũng chính qua các hoạt động trao đổi này GV Sư phạm
cũng sẽ nhận thức được khả năng thực sự của giáo viên hiện nay, từ đó có cơ sở đề
xuất nội dung bồi dưỡng chuyên môn và NVSP cho giáo viên phổ thông, mầm non
và đề xuất kế hoạch, nội dung đào tạo giáo sinh của trường Sư phạm cho phù hợp với
Kỷ yếu hội thảo khoa học278
tình hình thực tế.
Đưa giảng viên trường sư phạm đi biệt phái ở phổ thông. Do nhu cầu đào tạo nên
số SV giảm đáng kể trong những năm gần đây. Thực trạng này dẫn tới một số GV
không có hoặc không đủ giờ dạy. Tuy nhiên, đội ngũ này không thể chuyển về trường
phổ thông được, vì họ phải giảng dạy trong những năm khác, khóa khác khi nhà
trường tuyển sinh, đào tạo các chuyên ngành của số giảng viên này. Để đảm bảo vẫn
phát huy được năng lực chuyên môn và NVSP cho GV, nhà trường tính toán và dự
kiến danh sách GV đi biệt phái xuống cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non một năm
hoặc một học kỳ trình sở Giáo dục và Đào tạo phê chuẩn.
3.9. Tạo môi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện làm việc
cho đội ngũ GV
Nhà trường phải thực sự là môi trường sư phạm thân thiện, dân chủ, bình đẳng,
có chính sách đối xử hợp lí tạo tâm lý yên tâm và phấn khởi để GV làm tốt nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục. Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, tiện nghi tạo điều kiện thuận
lợi cho GV làm việc. Đây là một biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực NVSP cho
đội ngũ GV của nhà trường.
4. Kết luận
Việc bồi dưỡng năng lực NVSP là việc làm mang tính cấp thiết và được nhà trường
quan tâm, qua tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy thực trạng năng lực NVSP của đội ngũ
GV nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục đối với SV của trường
Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, để có năng lực NVSP thực sự vững
vàng thì phải được rèn luyện thường xuyên thông qua một số biện pháp như chúng tôi
đã trình bày (mục 3). Trong quá trình triển khai các biện pháp cần thực hiện một cách
đồng bộ, song còn tùy thuộc vào từng điều kiện cho phép trong mỗi giai đoạn phát
triển của nhà trường mà xác định biện pháp nào là cấp thiết cần được ưu tiên. Chúng
tôi tin tưởng rằng còn nhiều biện pháp các trường Sư phạm đã và đang áp dụng vào bồi
dưỡng năng lực NVSP cho GV mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận và học hỏi. Vì
vậy, rất mong được sự chia sẻ từ các bạn đồng nghiệp để chúng tôi có thêm nhiều biện
pháp hữu hiệu trong việc bồi dưỡng năng lực NVSP cho đội ngũ GV của nhà trường.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo
3. Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến
năm 2020 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 12
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (Ban hành theo Thông tư số 12/TT-BG-
DĐT ngày 12 tháng 4 năm 2913 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
5. Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của trường Cao đẳng Sư phạm
Bà Rịa-Vũng Tàu năm học 2018-2019.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 279
6. Báo cáo tổng kết công tác hội giảng năm học 2018-2019 của trường Cao đẳng
Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu.
7. Báo cáo kết quả lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy
của giảng viên năm học 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 của trường Cao đẳng Sư
phạm Bà Rịa-Vũng Tàu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi_duong_nang_luc_nghiep_vu_su_pham_cho_doi_ngu_giang_vien.pdf