Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều
vào tiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá
để giải quyết vấn đề. Trên cơ sở phân tích đặc điểm, tiến trình của dạy học dự án và đặc
điểm của dạy học các môn Khoa học ở trường Trung học cơ sở cũng như các biểu hiện
của năng lực khoa học, nghiên cứu đã phân tích, lựa chọn một chủ đề dạy tổ chức dạy
học dự án gắn với thực tiễn và vốn kinh nghiệm của người học, từ đó đề xuất tiến trình
dạy học, ở đó người học tiếp nhận tình huống có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cụ thể,
thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, nghiên cứu khoa học, năng lực khoa học được
hình thành và phát triển.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh THCS thông qua dạy học dự án "Nước với đời sống", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CH KHOA HC − S
16/2017 193
Đề xuất giải pháp - Sơ bộ hình dung sản phẩm dự án, lập kế hoạch chi tiết,
thực hiện kế hoạch
Mỗi nhóm HS lập dự án, lên kế hoạch, phân công. Thời gian thực hiện dự án có thể 1
tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào mức độ các tiểu chủ đề dự án lựa chọn và điều kiện thực tế.
Sản phẩm dự kiến:
− Các băng hình giới thiệu về nhóm, các hoạt động của nhóm đã hoạt động trong suốt
quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án
− Sổ theo dõi dự án
Báo cáo, trình bày kết quả thu hoạch sau dự án:
− Một số mô hình đơn giản để xử lý nguồn nước ô nhiễm
− Bài trình bày về qui trình sản xuất nước sạch
− Bảng các tiêu chuẩn của nước sạch theo tiêu chuẩn của tổng cục đo lường.
− Bài thuyết trình về việc phát hiện được việc ô nhiễm nguồn nước ở xung quanh khu
phố sinh sống và các nguyên nhân.
− Đưa ra được các phương pháp khử trùng và thực hiện được thí nghiệm bộ nước lọc.
Mục tiêu năng lực thành tố của năng lực khoa học được thể hiện trong bảng sau:
Tìm hiểu
các hiện
tượng
một cách
khoa học
− Nhớ lại và vận dụng kiến thức khoa học liên quan đến vấn đề nước cạn kiệt và ô
nhiễm một cách phù hợp
− Đưa ra được các dự đoán có căn cứ về hiện tượng nước dùng ngày càng cạn
kiệt và nhiều nguồn nước ở VN bị ô nhiễm
− Xác định các câu hỏi về nước để giải quyết vấn đề về nguồn nước cạn kiệt và
nhiều nguồn nước bị ô nhiễm
− Phân biệt được các câu hỏi có thể thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
− Đưa ra các dự đoán có căn cứ về tiêu chuẩn nước sạch
− Cung cấp các giả thuyết để giải thích thế nào là nước sạch
− Lý giải được ý nghĩa tầm quan trọng nước sạch đối với đời sống, xã hội
Đánh giá
và thiết
kế các
nghiên
cứu khoa
học
Đề xuất ra cách thức tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tiêu chuẩn nước
sạch
Đề xuất ra cách thức tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất nước sạch
Đề xuất ra cách thức tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khử trùng để có
nước sạch
Đề xuất ra cách thức tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các biện pháp bảo
vệ nguồn nước
Đánh giá các biện pháp nghiên cứu đã đề xuất
Thực hiện các nghiên cứu: Tiến hành thí nghiệm, quan sát, điều tra..
194 TRNG I HC TH H NI
Trình bày
các dữ
liệu và
bằng
chứng
một cách
khoa học
Phân tích và diễn giải dữ liệu vừa nghiên cứu để rút ra kết luận phù hợp về tiêu
chuẩn nước sạch.
Phân tích và diễn giải dữ liệu vừa nghiên cứu để rút ra kết luận phù hợp về qui
trình sản xuất nước sạch
Phân tích và diễn giải dữ liệu vừa nghiên cứu để rút ra kết luận phù hợp các
phương pháp khử trùng để có nước sạch
Phân tích và diễn giải dữ liệu vừa nghiên cứu để rút ra kết luận phù hợp các biện
pháp bảo vệ nguồn nước
Đánh giá các luận cứ và các bằng chứng khoa học về tiêu chuẩn nước sạch, sản
xuất nước sạch, các phương pháp khử trùng để có nước sạch và các biện pháp
bảo vệ nguồn nước từ các nguồn khoa học khác nhau
Như vậy, qua phân tích các thành tố, các biểu hiện của năng lực khoa học, chúng tôi
đã thiết kế một dự án dạy học để tạo cơ hội tốt nhất cho người học phát triển năng lực khoa
học. Cụ thể, ở trong dự án đã tổ chức tình huống xuất phát, gắn với bối cảnh thực tiễn của
cuộc sống để làm nảy sinh vấn đề, kích thích hứng thú, làm cho người học có nhu cầu tìm
hiểu, phân tích tình huống nhằm thiết lập mối liên hệ giữa vốn kinh nghiệm với mục tiêu
dạy học cần đạtvà tham gia vào những chuỗi hoạt động tìm tòi khám phá. Đầu tiên, người
học tham gia vào hoạt động thăm dò để đề xuất giả thuyết, giải pháp, lúc này họ tham gia
quan sát hình ảnh, bảng biểu, bản đồ về nước để so sánh nghiên cứu, hình thành giả thuyết
rồi trình bày toàn thể giải pháp của mình về vấn đề nghiên cứu về nước sạch. Sau khi đánh
giá các giải pháp đề ra để lựa chọn giải pháp tối ưu họ tham gia vào hoạt động xây dựng
các phương án thực nghiệm nghiên cứu về cấu tạo nước, tính chất của nước và các vấn đề
về nước sạch để tiến hành thí nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn, ghi nhận, đo đạc,
chứng minh... và cách thức thu thập dữ liệu từ đó dẫn học sinh đến việc tạo ra các bài viết
có nghĩa, có tổ chức, có cấu trúc nhờ việc sắp xếp, nhóm, sơ đồ, đánh số bảng, biểu... Từ
đó người học phát triển các ý tưởng, tổng hợp các thông tin thu nhận được, khái quát hóa
và áp dụng những kiến thức về nước. Tiếp đó, người học trải qua hoạt động đánh giá các
kết quả thu được và quá trình giải quyết vấn đề nghiên cứu về nước, giai đoạn này học
sinh đã được dẫn đến việc nhận thức những kiến thức họ đã học được đó là cấu tạo và tính
chất của nước, các trạng thái tồn tại của nước, nước đối với đời sống sinh vật và nước đối
với môi trường và những câu hỏi học chưa thể trả lời. Cuối cùng, học sinh trình bày kết
quả cũng như cách thức để đi đến kết quả nghiên cứu về các kiến thức về nước, đồng thời
đánh giá các luận cứ và các nguồn khác đã nghiên cứu về nước để rút ra kết luận.
Tóm lại, để hoàn thành dự án HS cần phải bắt đầu bằng việc tạo tình huống học tập
(nhằm phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS lứa tuổi thiếu niên), đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề (nhằm phù hợp với tiến trình khoa học giải quyết vấn đề), trong đó đề cập đến
TP CH KHOA HC − S
16/2017 195
hai loại giải pháp cơ bản (nhằm phù hợp với đặc điểm của quá trình học tập Vật lí ở phổ
thông) và kết thúc bằng việc hệ thống hóa kiến thức (phù hợp với đặc điểm nhận thức của
lứa tuổi thiếu niên), đồng thời phải tuân theo các bước chung của tiến trình DHDA,
các hoạt động đó đều tạo cơ hội tốt để học sinh hình thành và phát triển được năng lực
khoa học.
3. KẾT LUẬN
Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng
trong dạy học các môn học. Kiến thức với đầy đủ nghĩa của nó không bao giờ được tiếp
nhận một cách thụ động; người học cần được thu hút vào tiến trình học một cách tích cực.
Để xây dựng kiến thức của mình, học sinh cần giải thích, phân tích, hiểu các thí nghiệm đã
thực hiện, điều đó chỉ thực hiện được rằng các hoạt động đó được đề nghị bởi chính người
học. Các hoạt động dạy học dự án đã thiết kế dẫn dắt người học đi từ những tình huống
trong bối cảnh thực tiễn đến các hoạt động tìm kiếm, khai thác thông tin, tiến hành thí
nghiệm, xây dựng mô hình và thực hiện các dự án đã góp phần phát triển năng lực khoa
học và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Biên (2015), "Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên", Tạp chí
Khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 2/2015.
2. Caron, Jacqueline (1994), "Quand revient septembre", Guide sur la gestion de classe
participative. Les Éditions de la Chenelière.
3. Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), PISA và những vấn đề của giáo dục Việt Nam, tập 1 – Những
vấn đề chung về PISA, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Robillard, Marcel (1994), Approches interdisciplinaires. Une démarche d'organisation d'un
projet thématique à caractère interdisciplinaire, Québec français, no. 95, automne.
5. Đỗ Hương Trà - Nguyễn Thị Thuần (2013), "Dạy học theo tiếp cận liên môn: Những vấn đề
đặt ra trong đào tạo giáo viên", Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số đặc biệt tháng 4/2013.
6. Đỗ Hương Trà - Nguyễn Thị Thuần (2015), "Dạy học theo tiếp cận liên môn các môn khoa học
tự nhiên – công cụ hiệu quả để bồi dưỡng trách nhiệm xã hội ở người học ", Tạp chí Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam, tháng 1/2015.
7. Đỗ Hương Trà - Nguyễn Thị Thuần (2014), "Tiến trình sư phạm trong dạy học theo tiếp cận
liên môn nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh", Tạp chí Giáo dục Việt Nam,
số đặc biệt tháng 11/2014.
8. https://www.oecd.org/pisa/pisaproducts/pisa2015draftframeworks.htm
196 TRNG I HC TH H NI
FOSTERING SCIENTIFIC COMPETENCE FOR SECONDARY
SCHOOLS’ PUPILS THROUGH THE SUBSTANCES
"WATER AND LIFE"
Abstract: Forming and improving pupils’ scientific competence depend greatly on the
teaching process in which students participate in activities to solve problems. On the
basis of analyzing the characteristics of inquiry-based teaching and the features of
Science teaching as well as the expressions of scientific competence at Secondary schools
in Vietnam, the research has analyzed and selected an integrated teaching topic
associated with the practical experience of students. The authors, thereby, recommend a
teaching approach in which the students take part in practical activities in particular
contexts and implement their exploration, discovery and scientific research. The scientific
competence, as a result, will be formed and improved. The article analyzed some of the
effectiveness of learning activities in teaching the topic "Water" in association with
forming and improving the scientific competence for Secondary schools’ students in
Vietnam.
Keywords: Inquiry-based teaching; scientific competence; teaching; exploration;
discovery
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi_duong_nang_luc_khoa_hoc_cho_hoc_sinh_thcs_thong_qua_day.pdf