Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm đạo đức nhà giáo và tầm
quan trọng của việc giáo dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm hiện nay. Bài
viết bước đầu đánh giá thực trạng rèn luyện đạo đức nhà giáo của sinh viên sư phạm
trường Đại học Đồng Tháp, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm bồi dưỡng đạo đức
nhà giáo cho sinh viên sư phạm ĐHĐT hiện nay
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm trường Đại học Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau:
* Đối với các chủ thể giáo dục đạo đức nhà giáo:
Về phía nhà trường cần đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên phát triển toàn
diện, có kiến thức chuyên môn cao; có khả năng tổ chức, tích cực biên soạn tài liệu,
giáo trình phục vụ cho nhiệm vụ dạy học.
Ngoài ra nhà trường cần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện
để sinh viên khẳng định mình trong hoạt động thực tiễn. Môi trường sư phạm là nơi
tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ của những người làm công tác giáo dục. Môi
trường học tập tốt sẽ làm cho sinh viên thêm yêu quý, gắn bó, toàn tâm toàn ý với
nghề. Vì vậy, trường Đại học Đồng Tháp cần phát huy hơn nữa trong việc tạo môi
trường học tập thân thiện với không gian làm việc thoáng, sáng, xanh, sạch, đẹp; trang
bị đầy đủ các thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập,
nghiên cứu khoa học.
Về phía giảng viên cần thường xuyên tu dưỡng rèn luyện để không ngừng nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình, có tác phong công tác khoa học;
thực sự là người luôn có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành
với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; đồng thời là một người chuẩn mực, đầy đủ nhân
cách trở thành một tấm gương sáng tâm huyết với nghề; luôn chịu đựng khó khăn gian
khổ, giám nghĩ giám làm, giám chịu trách nhiệm. Để đạt được hiệu quả cao trong giáo
dục đạo đức cho sinh viên thì bản thân mỗi giảng viên phải là tấm gương tốt về đạo
đức. Những bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người giảng
về bài học đó là tấm gương mẫu mực. Sinh viên sẽ có được niềm tin vào những gì
140
mình được giảng dạy nếu từng giảng viên thể hiện lòng yêu nghề, thái độ công bằng,
tinh thần trách nhiệm Thầy cô ngoài việc truyền đạt tri thức còn phải định hướng và
kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ của sinh viên, tạo cho sinh viên có điều kiện thuận
lợi nhất để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống và
tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị văn hóa mới.
Về phía tổ chức Đoàn và Hội cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong
giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm. Đoàn và Hội phải chủ động tích cực của
mình, đặc biệt là trong việc tổ chức các hoạt động tập thể với nhiều hình thức phong
phú, đa dạng thu hút thêm nhiều sinh viên tham gia nhằm tạo điều kiện cho sinh viên
tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham gia vào các hoạt
động, tổ chức xã hội tạo sự gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội.
* Đối với việc đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức nhà giáo
Nhà trường cần đề ra thêm một số nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong ứng xử
của sinh viên sư phạm và hình thức xử lý đối với những sinh viên vi phạm ở những cấp
độ khác nhau. Nhà trường có thể lấy ý kiến của sinh viên và giảng viên như vậy vừa
thể hiện sự dân chủ cho mọi người, đồng thời khi tất cả cùng nhau thống nhất về
những nguyên tắc ứng xử thì sẽ đảm bảo mọi người tuân thủ một cách tự nguyện và
đạt hiệu quả cao.
Trong công tác giảng dạy giảng viên cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo
dục để sinh viên sư phạm nhận thức sâu sắc về vị thế của nhà giáo dục trong xã hội và
sự cần thiết phải bồi dưỡng đạo đức nhà giáo trong tình hình hiện nay. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng, nghề dạy học “rất quan trọng và vẻ vang”; “là nghề cao quý nhất
trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó sáng tạo ra những con người sáng
tạo”. Đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải chỉ ra rõ ràng hơn về vị thế của nghề
dạy học trong xã hội hiện nay cần thiết như thế nào. Có như vậy, mới đào tạo ra đội
ngũ nhà giáo thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc, giáo dục học sinh, nâng
cao thái độ, trách nhiệm trong giảng dạy; thường xuyên tự bồi dưỡng, học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, của thầy cô để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư
phạm.
* Đối với bản thân sinh viên sư phạm
Bản thân mỗi sinh viên sư phạm phải luôn luôn không ngừng học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Đây là giải pháp tác động trực tiếp đến
nhận thức, định hướng nghề nghiệp cho từng sinh viên sư phạm trước diễn biến phức
tạp của đời sống xã hội. Sinh viên cần nắm vững tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo
đức nhà giáo; đã là nhà giáo là phải yêu người, yêu nghề, điều này có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo trong tương lai.
Mỗi sinh viên sư phạm phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho mình. Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu nhà giáo có trình
độ hạn chế sẽ thiếu tự tin trong quá trình giảng dạy và không yên tâm gắn bó với nghề.
Để khắc phục tình trạng đó, mỗi cá nhân cần rèn luyện và trang bị cho mình có đầy đủ
trình độ, năng lực, kiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực, môn học giảng dạy cũng
141
như kỹ năng, phương pháp, tác phong sư phạm tốt; có khả năng tư duy khoa học sáng
tạo, biết gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn.
Việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức nhà giáo là một yêu cầu tất yếu khách quan
trong đào tạo những thế hệ giáo viên nhiệt huyết, năng động, sáng tạo của trường đại
học Đồng Tháp. Quán triệt, thực hiện tốt các nội dung biện pháp trên, sẽ là cơ sở quan
trọng để khắc phục những hạn chế về đạo đức nhà giáo; nhận thức đúng đạo đức nhà
giáo sẽ tạo ra đội ngũ nhà giáo luôn tận tâm, tận lực với nghề, ra sức phấn đấu, rèn
luyện đạo đức nhà giáo, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất
lượng nguồn lực con người trong thời kì hội nhập, có như vậy mới xứng đáng là
“người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa”, xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ
sư tâm hồn”.
3. Kết luận
Giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp phát triển đất
nước, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trường đại học Đồng Tháp
những thầy cô giáo tương lai. Có thể nói, nhân cách sinh viên chính là bộ mặt của nhà
trường vì thế giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm là điều vô cùng quan trọng và
cần thiết trong quá trình đào tạo sư phạm. Bởi họ tương lai sẽ trở thành những thầy cô
giáo, một người giáo viên tốt, biết kiên nhẫn, có kiến thức và kĩ năng tốt sẽ có phương
pháp để định hướng suy nghĩ và hành động theo bản năng của học sinh một cách đúng
đắn, đồng thời giúp học sinh hình thành phát triển nhân cách toàn diện. Như vậy, giáo
dục đạo đức nhà giáo cho sinh viên sư phạm hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Thanh Hải - Minh Tiến (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,
Nxb. Lao động, Hà Nội.
[2]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3]. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trong nhà trường quân sự hiện
nay, 2010,
---vi-20--1--img-txIN, [truy cập ngày: 24/03/2019].
[4]. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Trường Đại học Tây
Bắc hiện nay, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn, [truy cập ngày: 24/03/2019].
[5]. Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm
non trong giai đoạn hiện nay, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn, [truy cập ngày:
24/03/2019].
[6]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về giáo dục,
https://www.baotintuc.vn, [truy cập ngày: 24/03/2019].
[7]. Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng sư
phạm trong giai đoạn hiện nay, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn, [truy cập ngày:
24/03/2019].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- boi_duong_dao_duc_nha_giao_cho_sinh_vien_su_pham_truong_dai.pdf