Bộ Quy Tắc Đạo Đức của NASW nhằm hướng dẫn những hoạt động hàng ngày
của nhân viên xã hội (NVXH). Bộ Qui Tắc Đạo Đức này gồm bốn phần: Phần 1,
“Lời nói đầu” tóm tắt sứ mệnh và giá trị cốt lõi của ngành CTXH. Phần 2,
“Mục đích của Bộ Qui Tắc Đạo Đức” cung cấp những thông tin tổng quan về
những chức năng chính và hướng dẫn ngắn gọn việc xử lý các tình huống tiến thoái
lưỡng nan về đạo đức trong thực hành CTXH. Phần 3: “Các nguyên tắc đạo
đức” trình bày nhưng nguyên tắc đạo đức chung dựa vào những giá trị cốt lõi trong
thực hành CTXH. Phần 4, “Những tiêu chuẩn đạo đức” bao gồm những tiêu
chuẩn đạo đức cụ thể hướng dẫn hành vi thực hành của NVXH và cung cấp một
nền tảng cho những quyết định đúng và phù hợp.
31 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 4623 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bộ quy tắc đạo đức của hiệp hội công tác xã hội (ctxh) hoa kỳ (nasw), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ do sinh viên cung cấp.
(D) Nhân viên xã hội thực hiện chức năng của nhà giáo dục, kiểm huấn viên không
được có bất kỳ mối quan hệ hai hay nhiều chiều với các sinh viên mà trong mối
quan hệ đó có một nguy cơ khai thác hoặc gây tổn hại tiềm năng cho sinh viên.
Nhà giáo dục công tác xã hội và kiểm huấn viên phải có trách nhiệm thiết lập ranh
giới rõ ràng, phù hợp và nhạy cảm về văn hóa.
3.03 Đánh giá năng lực thực hành
Nhân viên xã hội có trách nhiệm đánh giá năng lực thực hành của người khác phải
thực hiện trách nhiệm một cách công bằng và chu đáo và dựa trên các tiêu chí rõ
ràng.
3.04 Hồ sơ thân chủ
(A) NVXH cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng việc ghi chép trong hồ
sơ là chính xác và phản ánh rõ các dịch vụ được cung cấp.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
22
(B) Nhân viên xã hội phải ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin trong hồ sơ để
tạo thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ và đảm bảo tính liên tục của dịch vụ
cung cấp cho TC trong tương lai.
(C) Việc ghi chép của NVXH cần bảo vệ tính riêng tư của TC đến mức có thể và
thích hợp và phải bao gồm những thông tin có liên quan trực tiếp đến việc cung
cấp các dịch vụ.
(D) NVXH cần lưu trữ hồ sơ sau khi chấm dứt dịch vụ để đảm bảo việc truy cập dễ
dàng trong tương lai. Hồ sơ phải lưu giữ theo số năm và theo qui định của luật
pháp hoặc theo hợp đồng.
3.05 Thanh toán
Nhân viên xã hội cần thiết lập và duy trì hoạt động thanh toán phản ánh chính xác
tính chất, mức độ của dịch vụ cung cấp và xác định rõ những người cung cấp dịch
vụ trong cơ quan.
3.06 Chuyển tuyến
(A) Khi một cá nhân, đang nhận các dịch vụ từ một cơ quan hoặc một đồng nghiệp
khác, liên hệ với nhân viên xã hội để xin cung cấp dịch vụ, nhân viên xã hội nên
xem xét cẩn thận nhu cầu của TC trước khi đồng ý cung cấp dịch vụ. Để giảm
thiểu những nhầm lẫn và xung đột có thể, nhân viên xã hội cần thảo luận với TC
tiềm năng về bản chất của mối quan hệ hiện tại của TC với các ứng dụng của dịch
vụ và các nhà cung cấp dịch vụ khác, bao gồm cả lợi ích hoặc rủi ro có thể, khi
chuyển sang nhận dịch vụ của một nhà cung cấp mới.
(B) Nếu một TC mới đã được cung cấp dịch vụ bởi cơ quan, đồng nghiệp khác,
nhân viên xã hội cần trao đổi với TC có nên tư vấn với với nhà cung cấp dịch vụ
trước đó hay không để đảm bảo lợi ích tốt nhất của TC.
3.07 Quản trị CTXH
(A) Nhà quản trị công tác xã hội nên vận động các cơ quan, tổ chức bên trong và
bên ngoài để có đủ nguồn lực đáp ứng nhu cầu của TC.
(B) Nhân viên xã hội nên vận động để các thủ tục phân bổ nguồn lực được công
khai và công bằng. Khi tất cả các nhu cầu của TC không thể đáp ứng, thủ tục phân
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
23
bổ cần được mở rộng mà không có sự phân biệt đối xử và dựa trên nguyên tắc phù
hợp và nhất quán.
(C) Nhân viên xã hội là người quản lý cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo
rằng cơ quan thích hợp hoặc nguồn lực tổ chức có sẵn để cung cấp cho việc giám
sát nhân viên thích hợp.
(D) Nhà quản trị công tác xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng
môi trường làm việc mà họ có trách nhiệm phù hợp với và khuyến khích tuân theo
Bộ qui tắc đạo đức của NASW. Các nhà quản trị công tác xã hội nên thực hiện các
bước hợp lý để loại bỏ bất kỳ điều kiện nào trong các tổ chức mà vi phạm, cản trở,
hoặc không khuyến khích tuân thủ Bộ qui tắc này.
3.08 Giáo dục thƣờng xuyên và sự phát triển của nhân viên
Các nhà quản trị công tác xã hội và giám sát viên nên thực hiện các bước hợp lý để
cung cấp hoặc sắp xếp cho nhân viên mà họ quản lý được giáo dục thường xuyên,
liên tục, suốt đời và sự phát triển của nhân viên. Giáo dục thường xuyên và phát
triển của nhân viên cần phải nhấn mạnh đến những kiến thức hiện tại và sự phát
triển các kiến thức đang nổi lên liên quan đến thực hành và đạo đức công tác xã
hội.
3.09 Cam kết với ngƣời sử dụng lao động
(A) Nhân viên xã hội nói chung phải tuân thủ các cam kết đã hứa với người sử
dụng lao động và và các tổ chức sử dụng lao động.
(B) Nhân viên xã hội cần cải thiện các chính sách và thủ tục của cơ quan sử dụng
lao động và hiệu suất và hiệu quả của các dịch vụ.
(C) NVXH cần thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng người sử dụng lao động
nhận thức được nghĩa vụ đạo đức của nhân viên xã hội đã nêu trong Bộ qui tắc đạo
đức của NASW và tính ứng dụng của những nghĩa vụ này với việc thực hành công
tác xã hội.
(D) Nhân viên xã hội không nên để chính sách, thủ tục, quy định, mệnh lệnh
hành chính của tổ chức can thiệp vào việc thực hành đạo đức của công tác xã
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
24
hội. Nhân viên xã hội nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng các hoạt
động của tổ chức phù hợp với Bộ qui tắc đạo đức của NASW.
(E) Nhân viên xã hội phải hành động để ngăn chặn và loại bỏ sự phân biệt đối
xử trong công việc đã giao của tổ chức và trong các chính sách tuyển dụng và thực
hành CTXH.
(F) Nhân viên xã hội phải chấp nhận công việc hoặc sắp xếp chỗ thực tập cho
sinh viên trong tổ chức mà tổ chức này thực hiện nhân sự một cách công bằng.
(G) Nhân viên xã hội phải là người quản lý sốt sắng các nguồn lực của tổ chức, bảo
tồn quỹ một các khôn ngoan và không bao giờ biển thủ công quỹ hoặc sử dụng quỹ
cho các mục đích không chính đáng.
3.10 Tranh chấp về quản lý-lao động
(A) Nhân viên xã hội nên tham gia vào các hoạt động có tổ chức, bao gồm cả sự
hình thành và tham gia công đoàn lao động, cải thiện dịch vụ cho TC và cải thiện
điều kiện làm việc.
(B) Những hoạt động của nhân viên xã hội, có liên quan đến tranh chấp quản lý-
lao động, những hoạt động nghề nghiệp, hoặc đình công trong lao động, nên dựa
vào những giá trị của nghề nghiệp, nguyên tắc đạo đức và tiêu chuẩn đạo đức của
ngành. Sự khác biệt nhất định về quan điểm sẽ tồn tại giữa các nhân viên xã hội vì
nó liên quan đến những nghĩa vụ bắt buộc của họ trong một cuộc đình công hay
hoạt động nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi. Nhân viên xã hội nên kiểm tra cẩn
thận các vấn đề liên quan và tác động có thể của chúng đối với TC trước khi quyết
định hành động.
4. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH LÀ NHỮNG NGƢỜI CHUYÊN
NGHIỆP
4.01 Năng lực chuyên môn
(A) Nhân viên xã hội phải chấp nhận trách nhiệm hoặc chỉ làm việc dựa trên cơ sở
năng lực chuyên môn hiện tại, còn nếu muốn thực hành ở lãnh vực khác thì cần
phải được đào tạo thêm.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
25
(B) Nhân viên xã hội nên phấn đấu để trở thành và duy trì sự thông thạo trong hành
nghề và thực hiện chức năng chuyên nghiệp. Nhân viên xã hội kiểm tra cẩn thận và
theo dõi và áp dụng các kiến thức mới phù hợp với ngành công tác xã hội. Nhân
viên xã hội cần thường xuyên đọc, tìm hiểu, khám phá, học hỏi các tài liệu chuyên
nghiệp, kiến thức mới và tham gia vào các lớp học, buổi hội thảo, các buổi chuyên
đề thường xuyên liên quan đến thực hành công tác xã hội và đạo đức công tác xã
hội.
(C) Nhân viên xã hội nên thực hành dựa trên cơ sở kiến thức đã được công nhận,
bao gồm cả những kiến thức thực nghiệm, có liên quan đến công tác xã hội và đạo
đức công tác xã hội.
4.02 Phân biệt đối xử
Nhân viên xã hội không nên thực hành, hay bỏ qua, hay tạo điều kiện, hoặc hợp tác
với bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào mà dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc,
dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, bản dạng
giới hay biểu hiện vai giới, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, niềm tin chính trị, tôn
giáo, tình trạng di trú, hoặc khuyết tật về tâm thần hoặc thể chất.
4.03 Hành vi cá nhân
Nhân viên xã hội không được phép để hành vi cá nhân cản trở khả năng của mình
hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp.
4.04 Gian dối, gian lận và mƣu mẹo
Nhân viên xã hội không được tham gia vào, bỏ qua, hoặc liên kết với những điều
gian dối, gian lận, mưu mẹo hoặc lừa dối.
4.05 Sự sa sút
(A) Nhân viên xã hội không nên để các vấn đề cá nhân, suy sụp tâm lý, vấn đề
pháp lý, lạm dụng chất gây nghiệm, hoặc những khó khăn về sức khỏe tâm thần
cản trở việc đánh giá chuyên môn và thực hành hoặc gây nguy hiểm cho lợi ích tốt
nhất của người mà họ có trách nhiệm nghề nghiệp.
(B) Nhân viên xã hội, có vấn đề cá nhân, suy sụp tâm lý, vấn đề pháp lý, lạm dụng
chất gây nghiện, hoặc những khó khăn sức khỏe tâm thần làm ảnh hưởng đến đánh
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
26
giá chuyên môn và thực hiện năng lực của họ, ngay lập tức cần phải tìm kiếm tư
vấn và có hành động khắc phục hậu quả thích hợp bằng cách tìm kiếm trợ giúp
chuyên nghiệp, có sự điều chỉnh về khối lượng công việc, chấm dứt thực hành,
hoặc dùng bất cứ bước cần thiết khác để bảo vệ TC và những người khác.
4.06 Bóp méo sự thật
(A) Nhân viên xã hội phải làm rõ ràng giữa những tuyên bố và hành động với tư
cách là một cá nhân và là một đại diện của ngành công tác xã hội, một tổ chức
công tác xã hội chuyên nghiệp, hoặc cơ quan sử dụng lao động.
(B) Nhân viên xã hội, nói thay cho tổ chức, cần phải giới thiệu một cách chính xác
về vị trí chính thức và thẩm quyền của các tổ chức đó.
(C) Nhân viên xã hội phải đảm bảo rằng việc đại diện của họ đối với thân chủ, cơ
quan và công chúng dựa vào trình độ chuyên môn, uy tín, năng lực, đào tạo, dịch
vụ, hoặc kết quả đạt được, phải chính xác. Nhân viên xã hội chỉ nói những năng
lực mình có và cần có những bước cần thiết để điều chỉnh lại những thông tin sai
lệch, không chính xác mà người khác nói về mình.
4.07 Lôi kéo
(A) Nhân viên xã hội không được tham gia vào việc lôi kéo những TC tiềm năng,
vì hoàn cảnh của họ, mà những thân chủ này dễ bị tổn thương bởi các tác động phi
lý, hoặc điều khiển, hoặc ép buộc.
(B) Nhân viên xã hội không được tham gia vào việc xúi giục thân chủ hiện thời
hay những người khác vào việc chứng thực lời nói hợp pháp, do hoàn cảnh của
thân chủ, nên dễ bị tác động ảnh hưởng (bao gồm cả việc xúi giục đồng thuận dùng
thân chủ để phát biểu ủng hộ).
4.08 Thừa nhận tác quyền
(A) Nhân viên xã hội phải chịu trách nhiệm và tôn trọng tác quyền của tác giả.
NVXH chỉ thừa nhận những công việc do chính mình thực hiện và đóng góp.
(B) Nhân viên xã hội phải thừa nhận một cách trung thực những công việc của
những người khác đóng góp.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
27
5. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH ĐỐI VỚI NGÀNH CTXH
5.01 Tính liêm chính của ngành CTXH
(A) Nhân viên xã hội nên làm việc hướng tới việc duy trì và phát huy các tiêu
chuẩn cao về thực hành.
(B) Nhân viên xã hội nên duy trì và thúc đẩy các giá trị, đạo đức, kiến thức, và sứ
mệnh của ngành CTXH. Nhân viên xã hội phải bảo vệ, tăng cường và cải thiện tính
liêm chính của ngành CTXH thông qua tìm tòi và nghiên cứu thích hợp, thảo luận
tích cực, phê bình có trách nhiệm về nghề nghiệp.
(C) NVXH cần đóng góp thời gian và chuyên môn nghiệp vụ cho các hoạt động
nhằm thúc đẩy sự tôn trọng đối với giá trị, tính liêm chính, và năng lực chuyên
môn. Các hoạt động này có thể bao gồm giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ, lời
chứng hợp pháp, thuyết trình tại cộng đồng, và tham gia trong các tổ chức chuyên
nghiệp của họ.
(D) Nhân viên xã hội phải góp những kiến thức nền tảng cho ngành công tác xã hội
và chia sẻ với các đồng nghiệp những kiến thức liên quan đến thực hành, nghiên
cứu, và đạo đức. Nhân viên xã hội nên tìm cách đóng góp cho tài liệu chuyên
ngành và chia sẻ kiến thức tại các cuộc họp và hội thảo chuyên ngành.
(E) Nhân viên xã hội phải hành động để ngăn chặn việc thực hành không được
phép và không đủ tiêu chuẩn thực hành của ngành công tác xã hội.
5.02 Đánh giá và nghiên cứu
(A) Nhân viên xã hội cần phải kiểm tra và đánh giá các chính sách, thực hiện
chương trình, và các can thiệp thực hành.
(B) Nhân viên xã hội cần thúc đẩy và tạo điều kiện đánh giá và nghiên cứu để đóng
góp vào sự phát triển tri thức.
(C) Nhân viên xã hội cần kiểm tra có phê phán và theo dõi những kiến thức mới có
liên quan đến công tác xã hội và sử dụng bằng chứng nghiên cứu và đánh giá trong
thực hành chuyên môn.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
28
(D) Nhân viên xã hội tham gia vào đánh giá hay nghiên cứu cần phải xem xét cẩn
thận những hậu quả có thể và nên làm theo những hướng dẫn để bảo vệ những
người khách thể nghiên cứu và lượng giá. NVXH cần phải được tư vấn bởi hội
đồng xét duyệt nghiên cứu của trường.
(E) Nhân viên xã hội tham gia vào đánh giá hay nghiên cứu phải có được sự đồng
thuận tự nguyện và đồng thuận bằng văn bản của khách thể nghiên cứu, mà không
có bất kỳ sự khó khăn, đánh đổi, hay trừng phạt nào nếu họ từ chối tham gia; mà
không có sự đút lót nào để họ tham gia; và với sự tôn trọng nhân phẩm, riêng tư, và
phúc lợi của khách thể nghiên cứu. Sự đồng thuận có hiểu biết bao gồm những
thông tin về bản chất, mức độ và thời gian tham gia và nói rõ những rủi ro và lợi
ích của việc tham gia vào nghiên cứu.
(F) Khi khách thể nghiên cứu không có khả năng đưa ra sự đồng thuận, nhân viên
xã hội sẽ giải thích phù hợp cho những người tham gia, có được sự đồng ý của
người tham gia đến mức họ có thể, và có được sự đồng thuận bằng văn bản từ một
người được ủy quyền thích hợp.
(G) Nhân viên xã hội tuyệt đối không được thiết kế hoặc tiến hành nghiên cứu mà
không sử dụng các bước đồng thuận, chẳng hạn như một số hình thức quan sát tự
nhiên và nghiên cứu tài liệu, trừ khi việc thẩm định nghiên cứu từ hội đồng nghiên
cứu cho thấy nó nghiêm túc và có trách nhiệm vì giá trị khoa học, ứng dụng hoặc
giáo dục, khoa học và trừ khi qui trình thay thế hiệu quả như nhau không khả thi vì
nó không liên quan đến việc miễn đồng thuận.
(H) Nhân viên xã hội phải thông báo cho khách thể nghiên cứu về quyền của họ
khi rút khỏi việc đánh giá và nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không bị phạt.
(I) Nhân viên xã hội cần thực hiện các bước thích hợp để đảm bảo rằng khách thể
nghiên cứu được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ phù hợp.
(J) Nhân viên xã hội tham gia vào đánh giá, nghiên cứu cần phải bảo vệ khách thể
nghiên cứu khỏi những lo nghĩ không đáng có về thể chất hoặc tinh thần, tổn hại,
nguy hiểm, hoặc khó khăn.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
29
(K) Nhân viên xã hội tham gia vào việc đánh giá dịch vụ nên thảo luận những
thông tin thu thập được chỉ dành cho mục đích nghề nghiệp chuyên môn và chỉ với
những người chuyên nghiệp quan tâm đến thông tin này.
(L) Nhân viên xã hội tham gia vào đánh giá, nghiên cứu phải đảm bảo tính nặc
danh hoặc bảo mật của khách thể nghiên cứu và của các dữ liệu thu được từ họ.
Nhân viên xã hội nên thông báo cho khách thể nghiên cứu những giới hạn của việc
bảo mật, các biện pháp sẽ được thực hiện để đảm bảo bí mật, và khi hồ sơ có chứa
dữ liệu nghiên cứu sẽ bị hủy.
(M) Nhân viên xã hội là người báo cáo kết quả đánh giá và nghiên cứu phải bảo vệ
tính bảo mật của khách thể nghiên cứu bằng cách xóa những thông tin nhận dạng,
ngoài trừ khi có sự đồng ý thích hợp của khách thể nghiên cứu cho phép tiết lộ.
(N) Nhân viên xã hội phải báo cáo kết quả đánh giá và nghiên cứu một cách chính
xác. NVXH không được chế thêm, hư cấu hoặc làm sai lệch kết quả nghiên cứu và
phải thực hiện các bước để sửa những lỗi được tìm thấy trong dữ liệu đã được công
bố bằng cách sử dụng các phương pháp theo chuẩn công bố.
(O) Nhân viên xã hội tham gia vào đánh giá hay nghiên cứu nên cảnh giác với và
tránh xung đột lợi ích và tránh mối quan hệ kép với khách thể nghiên cứu, phải
thông báo cho họ biết khi có cuộc xung đột lợi ích thực sự hay tiềm năng phát sinh,
và phải thực hiện các bước để giải quyết vấn đề theo cách đặt lợi ích của khách thể
nghiên cứu là quan trọng.
(P) Nhân viên xã hội nên tự giáo dục mình, sinh viên, và các đồng nghiệp về thực
hành nghiên cứu có trách nhiệm.
6. TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC CỦA NVXH ĐỐI VỚI XÃ HỘI
6.01 Phúc lợi xã hội
Nhân viên xã hội cần thúc đẩy phúc lợi chung của xã hội, từ cấp độ địa phƣơng
đến toàn cầu, và sự phát triển của con người, cộng đồng, và môi trường của họ.
Nhân viên xã hội nên vận động cho điều kiện sống thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người và cần thúc đẩy các tổ chức và các giá trị văn hóa, chính trị,
xã hội phù hợp với thực tế về công bằng xã hội.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
30
6.02 Tham gia của công chúng
Nhân viên xã hội cần tạo điều kiện cho việc tham gia có hiểu biết của công chúng
vào việc hình thành chính sách và các tổ chức xã hội.
6.03 Trƣờng hợp khẩn cấp trong xã hội
Nhân viên xã hội sẽ cung cấp các dịch vụ chuyên môn phù hợp trong trường hợp
khẩn cấp ở đến mức cao nhất có thể.
6.04 Hành động xã hội và chính trị
(A) Nhân viên xã hội nên tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị nhằm tìm
cách đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể tiếp cận các nguồn lực, việc làm, dịch
vụ, và cơ hội một cách công bằng để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và
phát triển đầy đủ. Nhân viên xã hội cần phải ý thức về tác động của lĩnh vực chính
trị đối với thực hành và nên vận động để thay đổi về chính sách và pháp luật, cải
thiện điều kiện xã hội để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và thúc đẩy công
bằng xã hội.
(B) Nhân viên xã hội nên hành động để mở rộng sự lựa chọn và cơ hội cho tất cả
mọi người, đặc biệt cho những người, nhóm dễ bị tổn thương, nhóm thiệt thòi,
nhóm bị áp bức, nhóm người dễ bị khai thác.
(C) Nhân viên xã hội cần thúc đẩy các điều kiện nhằm khuyến khích sự tôn trọng
đa dạng văn hóa và đa dạng xã hội tại Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Nhân viên xã hội
cần thúc đẩy các chính sách và thực hành để chứng minh sự tôn trọng khác biệt, hỗ
trợ việc mở rộng kiến thức văn hóa và nguồn lực, vận động các chương trình và
các tổ chức chứng minh về năng lực văn hóa, và thúc đẩy các chính sách nhằm bảo
vệ quyền lợi và khẳng định sự bình quyền và công bằng xã hội cho tất cả mọi
người.
(D) Nhân viên xã hội nên hành động để ngăn chặn và loại bỏ sự thống trị, khai
thác, và phân biệt đối xử đối với bất kỳ người-nhóm nào, hoặc giai cấp dựa trên cơ
sở chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, màu da, giới tính, khuynh hướng tình
dục, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, niềm tin chính trị, tôn giáo, tình trạng nhập cư,
hoặc khuyết tật về tâm thần hoặc thể chất.
GV Doãn Thi Ngọc – Khoa XHH-CTXH-ĐNA – trường ĐH Mở dịch 2015
31
Vui lòng trích dẫn người dịch: Doãn Thi Ngọc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 7 năm 2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qui_tac_dao_duc_hoa_ky_nasw_ngoc_doan_29_7_2015_2123.pdf