Bộ luật Hồng Đức và các bộ luật của Trung Hoa

Câu hỏi này đã có nhiều bạn sinh viên hỏi tôi, đây là một câu hỏi hay, dưới đây là

một vài gợi ý trả lời. Xin được chia sẻ cùng các bạn sinh viên:

Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century của tác

giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số

722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức, có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một

phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại

407điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê." [tr.72]

pdf6 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bộ luật Hồng Đức và các bộ luật của Trung Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ luật hồng đức và các bộ luật của trung hoa Câu hỏi này đã có nhiều bạn sinh viên hỏi tôi, đây là một câu hỏi hay, dưới đây là một vài gợi ý trả lời. Xin được chia sẻ cùng các bạn sinh viên: Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century của tác giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức, có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại 407 điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê." [tr.72] Điểm tương đồng: Có nhiều điểm tương đồng nhưng điểm tương đồng rõ nét nhất là BLHĐ và các Bộ luật Trung Quốc đều được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, nên BLHĐ và Luật của Trung Hoa đều coi trọng chữ TRUNG và HIẾU. (Trong đạo Tam cương, ba mối quan hệ quan trọng thời bấy giờ đều có những chuẩn mực nhất định: Quân nhân - Thần trung; Phu từ - Tử hiếu; Phu nghĩa - Phụ kính) Ví dụ 1: Đều nêu lên qui định thập ác trong đó có tới 5 tội (Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, đại bất kính, bất nghĩa) liên quan đến quan hệ vua - tôi, đến sự ổn định của triều đình. Ví dụ 2: Chương Vệ cấm gồm 47 điều, trong đó có 17 điều vay mượn từ các đạo luật Trung Hoa, nhằm bảo vệ tính mạng, thân thể, uy tín và quyền sở hữu tài sản của nhà vua. Ví dụ 3: Điều 2 có tội bất hiếu gồm tố cáo, rủa mắng ông bà cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường, có tang ông bà cha mẹ mà giấu kín... Điểm khác biệt: Điểm khác biệt tương đối nhiều, nhưng dưới đây là 5 điểm khác biệt cơ bản: Thứ nhất, Bảo vệ chế độ sở hữu nhà nước, sở hữu công của làng xã, sở hữu tư nhân về ruộng đất: Các vua đầu thời Lê đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của quân Minh và bọn tay sai. Sau đó, dùng một phần đất để ban cấp cho quý tộc, quan lại làm lộc điền (phần nhỏ là cấp vĩnh viễn, dần trở thành ruộng tư; phần lớn chỉ cấp cho sử dụng, sau khi chết vài ba năm phải hoàn lại cho nhà nước) và một phần bổ sung vào ruộng đất công của làng để chia cho dân cày cấy theo chế độ quân điền. (Xem Điều 183, 346, 347, 350, 353, 355, 356...); Thứ hai, Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia: Là một nước nhỏ, bên cạnh một đế chế hùng cường, QTHL đã đặt ra các Điều như Đ72, 73, 74, 75, 88...thể hiện sự trừng phạt thích đáng những người bán ruộng đất, binh khí, vật cấm cho nước ngoài; những kẻ giữ cửa quan không làm tròn phận sự; những sứ thần ra nước ngoài lấy của hối lộ mà tiết lộ công việc quốc gia... Thứ ba, thể hiện chính sách trọng nông, sự quan tâm đến đời sống dân sinh, đến việc chăm sóc người già cô đơn, bệnh tật, rủi ro: Trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư [tr.457] có chép Vua Lê Thánh Tông đã tuyên bố "Những người có trọng trách ở một phương phải biết thể hiện theo lòng nhân của triều đình, yêu thương dân chúng..., mọi việc lợi nên làm, mọi mối họa nên tránh". Tư tưởng ấy được thể hiện ở nhiều điều luật. Điều 181: "Nếu việc sửa đê những sông lớn không đúng hạn, việc giữ đê không vững để xảy ra vỡ đê, lũ lụt làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám phải xử biếm hay bãi chức"; Điều 284: "Các quan ty làm việc ở ngoài nếu không biết làm việc lợi, trừ việc hại để dân phải phiêu bạt đi nơi khác thì bị tội bãi chức hay tội đồ" Điều 294: "Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên để săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải chôn cất, không để được phơi lộ thi hài; nếu trái lệnh thì quan xã phải chịu biếm chức hay bã i chức". Có nhiều qui định bênh vực những người nghèo khổ. Ví dụ: Phạt người quyền quí ức hiếp, nhũng nhiễu dân đinh (Điều 300, Điều 302); Bảo vệ người dân cô quả, tàn tật, trẻ mồ côi (Đ294, 295); Chống nạn nô tỳ hóa (Đ365, 291); Chính sách trọng nông, an dân. VD: Trừng phạt phá hoại đê (Đ596); phá hoại cây cối, hoa mầu (Đ601); Tự tiện giết trâu ngựa (Đ580); Thả trâu phá hoại hoa màu (Đ.581) Thứ tư, Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ: Người phụ nữ có quyền bỏ chồng, có quyền ngang với nam giới trong việc hưởng thừa kế, có quyền quản lý tài sản khi chồng mất, có quyền thừa kế ruộng đất hương hỏa. Đây là những đặc quyền của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, không tìm thấy trong pháp luật Trung Hoa. Có hai trường hợp người vợ được quyền bỏ chồng: Điều 308: "Người vợ có quyền trình với quan sở tại và được quan sở tại chứng thực để xin bỏ chồng, nếu chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại"; Điều 333: "Con rể nếu lấy chuyện phi lý mắc nhiếc bố mẹ vợ thì người vợ có quyền bỏ chồng" Người phụ nữ được thừa kế đất hương hỏa: Điều 388 và 391: "Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gái. Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên". Thứ năm, bảo vệ phong tục tập quán, những di tích văn hóa: Khi quân Minh sang xâm lược, chính sách của chúng là một chữ không để sót và đập nát các bia không trừ một cái nào. Sau khi giành độc lập nhà Lê đã rất chú trọng bảo vệ những di tích văn hóa, nơi thờ tự.Ví dụ: Điều 178, 432, 599, 600...). Bộ Luật Hồng Đức ra đời cũng không phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn những phong tục, tập quán của các dân tộc. VD: Điều 40. Nhiều vấn đề, Bộ luật đã để cho tập quán điều chỉnh, ví dụ Bộ luật không qui định độ tuổi kết hôn, không qui định trách nhiệm của học trò phải để tang thầy giáo, nhưng thực tế tập quán ở nhiều nơi, học trò cũng để tang thầy giáo để tỏ lòng thành kính, tôn sư trọng đạo. Tóm lại, Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh rõ nét giá trị tích cực của Nho giáo, nói chính xác đó chính là Nho giáo đã được tiếp biến, tương tác, chia sẻ, thâu hóa để biến đổi trở thành Nho giáo Việt Nam. Chắc chắn, những tác động tích cực như giúp con người sống hòa thuận, hiếu nghĩa, có trước sau, có trên dưới, coi trọng việc học suốt đời, coi việc học để tự tu tự tỉnh, rèn luyện liêm sỉ, biết xấu hổ và tiết độ dục vọng... sẽ mãi là những giá trị bất diệt của Nho giáo Việt Nam. TS. Nguyễn Minh Tuấn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_9.PDF
Tài liệu liên quan