- Các bò cái giống lai Zêbu F2 ¾ máu Zêbu trở lên
- Ngoại hình: mang những đặc điểm chung của bò cái lai sind như tầm vóc tương đối lớn, lông màu đỏ cánh dán hoặc vàng xẫm, yếm lớn kéo dài đến bụng, âm hộ có nhiều nếp nhăn.
- Bò khỏe mạnh, đầu thanh nhẹ, thế đứng vững vàng, ngực sâu rộng mông phẳng và lớn, vú đồng đều.
- Trọng lượng của bò phải đạt từ 220 kg trở lên, từ 18- 24 tháng tuổi.
- Tuổi phối giống lần đầu từ 20 – 24 tháng tuổi, trọng lượng đạt 220 -250kg.
4 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bò hậu bị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Chọn bò cái giống:
- Các bò cái giống lai Zêbu F2 ¾ máu Zêbu trở lên
- Ngoại hình: mang những đặc điểm chung của bò cái lai sind như tầm vóc tương đối lớn, lông màu đỏ cánh dán hoặc vàng xẫm, yếm lớn kéo dài đến bụng, âm hộ có nhiều nếp nhăn.
- Bò khỏe mạnh, đầu thanh nhẹ, thế đứng vững vàng, ngực sâu rộng mông phẳng và lớn, vú đồng đều.
- Trọng lượng của bò phải đạt từ 220 kg trở lên, từ 18- 24 tháng tuổi.
- Tuổi phối giống lần đầu từ 20 – 24 tháng tuổi, trọng lượng đạt 220 -250kg.
2. Kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý bò cái lai sind:
a) Thức ăn - dinh dưỡng:
- Kỹ thuật khai thác và sử dụng thức ăn xanh, thô:
+ Bò có thể ăn và tiêu hóa được nhiều loại thức ăn như: rơm, cỏ, cây bắp, cây đậu, ngọn mía, là những loại có nhiều chất xơ.
+ Nhu cầu vật chất khô ăn vào 1 ngày đêm bằng 3% trọng lượng bò (một bò 250 kg cần lượng thức ăn quy khô 7,5 kg/ngày).
+ Lượng thức ăn xanh (các loại cỏ tự nhiên hoặc cỏ trồng) chiếm 60-70% khẩu phần.
+ Một bò cái 250 kg cần có khoảng 10 tấn thức ăn xanh/năm, trung bình mỗi ngày cần 22-27 kg thức ăn xanh.
- Thức ăn tinh là thức ăn hỗn hợp có cám, bắp, các chất đạm, bột cá, khô dầu, muối và khoáng; nhu cầu thức ăn tinh 0,4-0,5 đơn vị thức ăn (ĐVTA)/100 kg thể trọng.
- Nước uống: phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho bò.
3 . Chuồng trại và vệ sinh phòng, trị bệnh:
1.3 Chuồng trại:
+ Diện tích chuồng tối thiểu 5 - 6 m2/1 bò caùi giống. Có máng ăn cỏ, thức ăn bổ sung và máng uống đầy đủ.
+ Nền Chuồng cần khô ráo, đủ ánh sáng, sạch sẽ, mát mẻ, có độ dốc 2-3%
Phòng bệnh:
+ Sau khi mua bò ở nơi khác về phải được nuôi cách ly theo dõi bệnh từ 7 -10 ngày tiến hành tiêm phòng các bệnh tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng và phòngcác bệnh nội, ngoại ký sinh trùng bằng phun thuốc hoặc tiêm từ 10 – 20 ngày / lần; mỗi năm phải tiêm phòng 2 đợt bệnh tụ huyết trùng và bệnh lở mồm long móng.
Chăm sóc, quản lý:
- Phối giống lần đầu cho bò khi được 16-18 tháng tuổi và khối lượng bò đạt được 70% khối lượng bò trưởng thành.
Thời gian phối giống thích hợp trong khỏang từ 8-20 giờ sau khi bò có triệu chứng động hớn (kêu rống, bỏ ăn, nhảy lên những con khác, âm hộ đỏ).
LÊN GIỐNG VÀ GTNT
I. Đặc điểm sinh lý sinh sản ở bò cái:
a. Sự thành thục về tính:
Bò thành thục về tính khi nó đã sinh trưởng, và phát triển đến giai đoạn có khả năng sinh sản. Lúc này cơ quan sinh dục bắt đầu sinh các tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh đồng thời dưới tác dụng của Hocmon cơ quan sinh dục cũng phát triển.
Lúc này bò cái xuất hiện chu kỳ động dục. Tuổi thành thục về tính ở các giống bò khác nhau là khác nhau, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mùa vụ, thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc và khí hậu.
Đối với bò VN tuổi thành thục về tính là 12-15 tháng, nhưng không thể cho bò phối vào lúc này vì sẽ ảnh hưởng xấu đến con bê sinh ra.
Bò cái nên chio nhảy lần đầu khi đã thành thục về thể vóc. Người ta thấy rằng nên cho bò cái phối giống có chửa khi đạt ít nhất 18 tháng tuổi.
b. Chu kỳ động dục:
Sự thay đổi về tính có chất chu kỳ gọi là chu kỳ động dục. Đối với bò chu kỳ động dục bình quân là 21 ngày (17-25 ngày). Trong 1 chu kỳ động dục người ta chia làm 4 thời kỳ:
+ Thời kỳ trước động dục.
+ Thời kỳ động dục.
+ Thời kỳ sau động dục.
+ Thời kỳ yên tĩnh.
c. Động dục của bò cái và thời kỳ phối giống thích hợp:
Động dục là lúc mà bộ máy sinh dục của bò cái chuẩn bị mọi điều kiện để thụ thai, cũng là lúc bò cái muốn gần bò đực, bò cái động dục trong khoảng 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-28 ngày thì bò cái có thể động dục trở lại.
+ Biểu hiện của động dục:
Triệu chứng: Bò kém ăn, nhớn nhác, nhảy lên con bò khác, âu yếm con khác hoặc để con khác nhảy lên.
Biểu hiện ở cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng, mép trong âm hộ màu đỏ, chảy nước nhờn từ lỏng đến đặc dần, màu chuyển từ từ trong sang đục dần, kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, đuôi bò cái thường cong lên hoặc lệch sang một bên.
+ Thời điểm phối giống thích hợp: Thời gian rụng trứng 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục và trứng chỉ sống trong khoảng 6-10 giờ sau khi trứng rụng. Còn tinh trùng chỉ sống trong đường sinh dục bò cái 12-18 giờ sau khi dẫn tinh. Vì vậy ta phải nên phối giống cho bò 2 lần để đón trước và sau, tức là lần đầu vào lúc 12 giờ sau khi bắt đầu động dục và lần 2 sau khi phối lần trước 12 giờ.
Về biểu hiện lâm sàng: Khi thấy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và mặt trong chuyển sang màu đỏ đậm, nhìn thấy đuôi bò quệt nước nhờn dính và bò cái chịu đứng im cho bò đực nhảy lên. Đó là triệu chứng phát hiện thời điểm để thụ tinh cho bò đạt kết quả cao.
SAU KHI SINH SẢN
III. Động dục trở lại:
Thời gian động dục trở lại sau khi đẻ là thời gian tính bằng ngày khi xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên sau khi đẻ, thời gian này chịu ảnh hưởng tính năng sản xuất của bò cái sinh sản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Giống.
+ Ảnh hưởng của quá trình đẻ.
+ Ảnh hưởng do dinh dưỡng.
Đối với đàn bò vàng VN thời gian động dục trở lại thường là 1-3 tháng sau khi đẻ.
CHĂM SÓC
Dạ cỏ của bê tơ đã hoàn thiện chức năng như bò trưởng thành nên thức ăn thô xanh là thành phần chính trong khẩu phần. do đó khẩu phần của bò hậu bị như sau:
Cỏ xanh : 9-10 % khối lượng cơ thể
Rơm cho ăn tự do
Thức ăn tinh:
Hàm lượng protein thô: 14-16%
Lượng cho ăn giảm dần từ 1kg- 0,5kg/ ngày
Khoáng:
Cho bò hậu bị liếm Cu tự do
Lưu ý: tăng trọng của bò cái tơ phải đạt 550-600g mỗi ngày. Nếu nuôi dưỡng kém sẽ gầy ốm, làm chậm quá trình động dục hoặc động dục không bình thường, tỷ lệ thụ thai và nuôi thai kém phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_hau_bi_3487.docx