Bình tĩnh luôn luôn có lợi

Vội vàng, nôn nóng không phải là một nét tính cách vô hại. Nó ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và đến các mối quan hệ với mọi người

xung quanh. Chính vì nét tính cách này mà mỗi người và toàn xã hội trở

nên kém văn minh hơn. Tuy nhiên, thật may mắn là kể cả người nôn

nóng nhất cũng có thể học cách trở thành người bình tĩnh

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bình tĩnh luôn luôn có lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình tĩnh luôn luôn có lợi Vội vàng, nôn nóng không phải là một nét tính cách vô hại. Nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và đến các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Chính vì nét tính cách này mà mỗi người và toàn xã hội trở nên kém văn minh hơn. Tuy nhiên, thật may mắn là kể cả người nôn nóng nhất cũng có thể học cách trở thành người bình tĩnh. Tính toán phi thực tế Tại sao chúng ta lại cho phép mình có thể đánh đổi tính mạng mình hoặc tính mạng người khác chỉ vì muốn tiết kiệm vài phút? Các nhà tâm lí học cho rằng nguyên nhân của vội vàng là sự tính toán phi thực tế. Chúng ta trở nên nóng vội khi nghĩ rằng xe buýt chỉ cần 10 phút là tới bến, nhưng thực tế nó cần 15 phút kia. Hay khi ta nghĩ bác sĩ phải khám cho mình trong khi ông ta đang khám cho người khác. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các phương tiện kĩ thuật hiện đại như điện thoại, điện thoại di động, máy fax, thư điện tử... cũng góp công lớn trong việc tạo cho chúng ta thói quen nóng vội. Chúng ta quá quen với việc ấn nút là xong, là có thông tin ngay. Yêu cầu về thời gian, tốc độ, tính hiệu quả càng ngày càng lớn trong chúng ta. Cái giá quá đắt Vội vàng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và tâm lí. Giả sử trên đường đi làm bạn bị tắc đường. Cơn nóng giận, bực bội của bạn tăng lên từng phút từng giây. Thế là huyết áp tăng, mạch nhanh hơn, não sản sinh ra các hoocmon căng thẳng. Thỉnh thoảng bạn mới bị như vậy thì không sao, nhưng nếu thường xuyên rơi vào tình trạng này thì cơ thể bạn sẽ gặp nguy hiểm đấy. Hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm, hệ tim mạch bị ảnh hưởng, cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng về hoocmon. Hơn nữa, khi nóng vội, chúng ta thường cáu kỉnh, nói năng thô thiển, ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm, đến quan hệ với mọi người. Đứa bé có người mẹ luôn vội vàng sẽ cảm thấy nó bị mẹ xa lánh, không gần gũi. Đời sống tinh thần của chúng ta cũng bị vội vàng làm cho tẻ nhạt nghèo nàn đi. Ví dụ khi bạn lao như điên trên cầu thang đến nỗi va phải người này người kia, bạn chỉ nghĩ đến giây phút phía trước, đến công việc trước mắt mà không thể tận hưởng những phút giây hạnh phúc đang diễn ra. Để thoát khỏi sự vội vàng, cần tập trung chú ý và tận hưởng những giây phút đang diễn ra. Điều này rất quan trọng đối với đời sống tâm hồn mỗi người. Hãy học cách trân trọng những gì đang có, đang tồn tại, chớ vội vã chạy theo những gì chưa có. Dưới đây là một số biện pháp để bạn rèn luyện cho mình thói quen bình tĩnh. 1. Dành đủ thời gian cho những công việc cần thiết Chúng ta thường nóng vội khi bị muộn. Những lúc thong thả, bạn có thể chẳng quan tâm gì đến đèn đỏ, nhưng lúc bị muộn thì bạn vô cùng bực bội khi thấy chúng. Khi vội vàng, chỉ một cụ già đang cẩn thận qua đường cũng làm bạn khó chịu, còn lúc rỗi rãi, có khi bạn lại vui vẻ dắt tay cụ qua. 2. Đừng quên sự rủi ro Máy móc kĩ thuật luôn có những trục trặc. Nếu bạn định trước khi hết giờ 5 phút sẽ nộp báo cáo cho sếp thì thế nào máy tính cũng bị “treo” suốt cả tiếng đồng hồ. Nếu bạn cần gửi gấp thư điện tử thì thế nào Internet cũng trục trặc. Hãy luôn tính trước những rủi ro này để khi chúng xảy ra, bạn sẽ đỡ bực tức hơn. 3. Chấp nhận những gì không phụ thuộc vào mình Nếu bạn gái bạn luôn đến chậm khiến bạn phải chờ thì hãy nhắc nhở cô ấy. Nếu nhắc cũng vô ích thì tốt nhất bạn cũng nên đến muộn một chút mỗi khi hẹn cô ấy. Như vậy bạn sẽ đỡ khó chịu. 4. Nhìn mình từ góc độ khác Mỗi khi định vượt đèn vàng, bạn hãy thử nghĩ mình đang đánh đổi cái gì để lấy vài giây, vài phút. Hãy nhìn hành động của mình bằng cách nhìn của người khác và bạn sẽ thấy sự vội vàng của mình thật nguy hiểm làm sao. 5. Thay đổi nhịp thở Mỗi khi cơn nóng vội đang đến, bạn hãy thở thật sâu ba cái để lấy lại bình tĩnh. Bài tập đơn giản này có thể áp dụng ở mọi nơi, mọi lúc, kể cả khi đang lái xe. 6. Nói với chính mình Bạn muốn cáu với người đứng vướng đường? Thay cho lời nói cáu kỉnh, thô thiển bạn hãy nói với chính mình đừng nóng, chỉ xấu thêm thôi hoặc chuyện vặt không đáng cáu. 7. Thư giãn bằng trí tưởng tượng Hãy chọn thời điểm nào đó, nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở bãi biển, trong rừng hay bên dòng suối trong xanh. Hít thở không khí trong lành, tận hưởng mùi thơm của thiên nhiên và lắng nghe tiếng sóng tiếng gió. Mỗi khi quá căng thẳng hay nóng nảy, bạn hãy “trốn” vào thế giới tưởng tượng để giải tỏa. 8. Kể ra tất cả những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn Mỗi khi cáu kỉnh bực tức, bạn hãy nhớ rằng không phải mọi chuyện của bạn đều xấu. Bạn có gia đình hạnh phúc, có công việc tốt, có sức khỏe, có học vấn v.v... Cách làm này giúp bạn bình tĩnh trở lại và nhìn nhận mọi việc khách quan hơn. 9. Chấp nhận những điều không như ý Dù muốn hay không thì trong thế giới này bạn vẫn phải vui vẻ chấp nhận cảnh tắc đường, cảnh chen chúc, cảnh xe buýt chật cứng, cảnh những người bán hàng đủng đỉnh, chậm chạp. Hãy coi đó là những chuyện đương nhiên và bạn sẽ thấy thoải mái, nhẹ nhõm hơn. Nguyễn Dông (Báo Phụ Nử VN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbinh_tinh_luon_luon_co_loi_7751.pdf
Tài liệu liên quan