Do nhiều nguyên nhân mà xảy ra sự nóng giận, khi ấy nếu ta suy
nghĩ rằng, có thể đã có nguyên nhân chủ quan hay khách quan gì
đó đã gây ra hoàn cảnh này, tức là đã có lỗi lầm của mình khi đó
ta sẽ có trạng thái hòa dịu trở lại, thậm chí còn biết hối hận về
những gì mình đã gây nên. Từ đó mình bình tĩnh lại, xử lý cẩn
thận ngay những công việc trong hiện tại, và xem xét không quá
bức thiết những việc ta đang làm.
6 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Biểu hiện một tâm lý yếu ớt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu hiện một tâm lý yếu ớt
Do nhiều nguyên nhân mà xảy ra sự nóng giận, khi ấy nếu ta suy
nghĩ rằng, có thể đã có nguyên nhân chủ quan hay khách quan gì
đó đã gây ra hoàn cảnh này, tức là đã có lỗi lầm của mình khi đó
ta sẽ có trạng thái hòa dịu trở lại, thậm chí còn biết hối hận về
những gì mình đã gây nên. Từ đó mình bình tĩnh lại, xử lý cẩn
thận ngay những công việc trong hiện tại, và xem xét không quá
bức thiết những việc ta đang làm.
Đối với những người nóng giận, nhìn thái độ biểu hiện bên
ngoài, tưởng chừng những người hay giận dữ có một bản tính
mạnh mẽ, nhưng thực chất, họ có một nội tâm yếu ớt. Vì tâm và
thân vốn ngược nhau. Người có thân mạnh là người làm được
nhiều việc, hăng hái, năng nổ nhưng tâm chưa hẳn đã mạnh.
Tâm mạnh là tâm trầm tĩnh, không dễ dàng bị kích động.
Khi gặp phải người nóng giận, ta biết rằng đối phương đang ở
trạng thái mất bình tĩnh, không tự chủ được. Do đó, đối phương
có thái độ gay gắt, hằn học và thậm chí bôi xấu tệ hại đến mình.
Lúc này ta biết rằng đối phuơng không sáng suốt, do đó những
gì đối phương nói ra sẽ không chính xác và ta nên bình tĩnh để
không bị chấp vào những lời nói ấy.
Mặt khác, người bị nóng giận cũng là lúc họ đang bắt đầu tạo
nghiệp cho một tâm hồn sân hận, u tối. Bản thân ta khi ấy là
người thọ nghiệp phải cố gắng nhẫn nhịn để tránh tạo nghiệp
cho người kia. Do đó, ta biết rằng nóng giận là đau khổ, mà đã
là đau khổ thì ta càng phải thương xót cho những người nóng
giận, chỉ lặng lẽ dùng tâm cầu cho họ hết được sân hận, hết được
lầm lỗi mà thôi mà không được ghét bỏ, hay oán trách.
Nóng giận là biểu hiện của sự yếu đuối trong tâm hồn. Nếu tâm
hồn còn yếu đuối, nhu nhược, thì dễ xảy ra sai sót. Những người
bình thản trước mọi việc, gặp chuyện không sân, gặp của không
tham là người có thể làm việc không sợ xảy ra sai sót. Người
trầm tĩnh là người có thể tin tưởng được. Đó là lý do tại sao
trong cuộc sống, người trầm tĩnh, không nóng giận luôn luôn
được ngợi ca, quí mến.
Nếu khi xảy ra nóng giận, thay vì ta để cho cơn nóng giận tiếp
tục duy trì, ta cố gắng chuyển nó sang một trạng thái khác, với
nỗ lực dùng năng lượng phát xuất từ cách cư xử với lòng từ bi,
sự kiên nhẫn và lý trí. Đây là những thuốc giải hiệu nghiệm cho
việc chữa trị cái giận. Đáng tiếc thay, bao người hiểu nhầm về
những điều nầy, và cho đấy là biểu tượng của sự hèn nhát, yếu
đuối. Thực ra, như đã nói ở trên, chúng chính là những dấu hiệu
cho một sức mạnh nội tâm. Trạng thái tự nhiên của lòng từ bi là
sự dịu dàng, hòa nhã, mềm mỏng, nhưng có năng lượng rất
mạnh mẻ. Những kẻ dễ tức giận là những người thiếu kiên nhẫn,
dễ bất an và không ổn định.
Vì vậy, khi vấn đề xuất hiện, nên cố gắng giữ bình tĩnh, với một
hành động chân thành cho kết quả được công bằng. Dĩ nhiên là
sẽ có những kẻ lợi dụng bạn, khi bạn giữ không bám víu, và
hành vi nầy chỉ khuyến khích họ thêm hung hăng, thì bạn phải
lên tiếng cho họ biết quan điểm của mình, và nếu cần thì tìm
biện pháp để đối phó, nhưng tuyệt nhiên hành động không có sự
tức giận hay ác ý ẩn bên trong.
Thêm nữa, đối với những việc trái ý, thì đây là lúc mà ta cần
phải thực tập. Khi người ta phê bình, chúng ta nên lắng nghe.
Nếu họ đang nói sự thật? Chúng ta nên cởi mở cõi lòng và gắng
sửa đổi. Có thể có một điều nào đó mà họ nói đúng, và vì tự ái ta
đã phản ứng lại và chống đối họ. Nếu người ta chỉ lỗi của mình
cho mình thấy thì mình nên cố gắng loại bỏ thói xấu ấy. Và đây
mới là sự thực tập của một người có trí tuệ.
Ngoài ra chúng ta cũng suy nghiệm thế này: Ngay cả những thứ
làm cho ta cảm giác thoải mái, thích thú và những thứ cho ta
cảm giác bực bội khó chịu( nóng giận), thì cũng đều không thực
sự có một chút giá trị gì cả. Ta sẽ thấy : "Ô, đâu có gì trong cái
cảm giác thích thú nầy. Ðây chỉ là một thứ cảm giác xuất hiện
rồi sẽ biến mất. Cảm giác không thích( nóng giận) cũng vậy, nó
chỉ là một cảm giác có rồi mất. Thế thì tại sao chúng ta phải rắc
rối với chúng cơ chứ?"
Để hướng tới người khác, ta hãy thực tập xem bản thân mình
không quan trọng nữa, không thấy những việc ta làm là quan
trọng nữa, không thấy nhu cầu của ta là quan trọng nữa. Không
thấy những gì cần cho ta là quan trọng nữa.
Mang tâm thương yêu người đối diện mà không nớ trách, giận.
Biết tôn trọng mọi người, hiểu hành động của người khác là
những gì họ làm theo suy nghĩ, hoàn cảnh và điều kiện của họ.
Từ đó, có sự thông cảm, bỏ qua.
Các chuyện vui buồn, bất như ý có thể hoàn toàn xảy ra thất
thường theo từng giai đoạn thăng trầm cuộc sống không theo
chủ ý của con người. Biết rõ điểm này, để khi ta gặp chuyện ko
vừa ý ta sẽ không cảm thấy bực bội, mà đón nhận nó theo một lẽ
tự nhiên.
Sự bất ưng ý của công việc là do đòi hỏi quá kỹ lưỡng nhu cầu
của con người, nên khi không được đáp ứng như ý, hãy bình tâm
xem xét lại các điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố chi phối khác đã
thực sự đáp ứng đầy đủ hay chưa, hay mình còn chểnh mảng, sơ
suất, coi nhẹ ở khâu nào.
Đối với người có quyền chức phải hiểu thấu được khó khăn, tâm
tư nguyện vọng và những trắc trở trong cuộc sống của nhân viên
dưới quyền để thông cảm và giúp đỡ. Tránh đẩy họ vào con
đường gây ra lầm lỗi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hien_mot_tam_ly_yeu_ot_7927.pdf