Biểu hiện lâm sàng, nội soi phế quản, hình ảnh học và tiên lượng của u thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản phổi điển hình và không điển hình

Mở đầu: U carcinoid khí phế quản phổi là u thần kinh nội tiết hiếm gặp, chiếm 1% đến 2% u ác tính phổi,

được xếp hạng từ mức độ ác tính thấp với thời gian sống dài (u carcinoid điển hình: TC) đến mức độ ác tính

trung bình với diễn tiến lâm sàng nặng nề hơn (u carcinoid không điển hình: AC). Tiên lượng tương đối tốt

trong TC, và xấu hơn trong AC

Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc điểm lâm sàng, X quang và hình ảnh soi phế quản,

cũng như điều trị u carcinoid khí phế quản phổi điển hình và không điển hình.

Chất liệu và phương pháp: Ghi nhận, đánh giá 24 trường hợp bệnh nhân u carciniod khí phế quản phổi

nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2008 và 2013.

Kết quả: 4 bệnh nhân có u carcinoid điển hình và 20 bệnh nhân có u carcinoid không điển hình. Tỷ lệ

nam:nữ là 1:3. Tuổi trung vị là 20,5 tuổi và 34,5 tuổi theo thứ tự đối với TC và AC. Hầu hết u carcinoids phế

quản ở định vị trung tâm trong tầm quan sát được của soi phế quản (100% trong TC so với 85% trong AC). U

carcinoids nằm trong lòng phế quản có hình dạng bên ngoài trơn láng, màu đỏ anh đào, dạng polyp. Hình ảnh X

quang ban đầu bao gồm nốt/khối u phổi (25% TC so với 45% trong AC, p > 0,4) và xẹp phổi (75% TC so với

40% trong AC, p > 0,1). Thở khò khè do u nội khí phế quản là triệu chứng thường gặp nhất trong TC (100%) so

với 45% trong AC. Tiếp đến là triệu chứng khó thở (75% trong TC so với 45% trong AC, p > 0,2). Phẫu thuật

cắt bỏ u là biện pháp điều trị được lựa chọn.

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Biểu hiện lâm sàng, nội soi phế quản, hình ảnh học và tiên lượng của u thần kinh nội tiết carcinoid khí phế quản phổi điển hình và không điển hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  49 BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, NỘI SOI PHẾ QUẢN, HÌNH ẢNH HỌC   VÀ TIÊN LƯỢNG CỦA U THẦN KINH NỘI TIẾT CARCINOID   KHÍ PHẾ QUẢN PHỔI ĐIỂN HÌNH VÀ KHÔNG ĐIỂN HÌNH  Nguyễn Hữu Lân*, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Sơn Lam*, Lê Tự Phương Thảo**  TÓM TẮT  Mở đầu: U carcinoid khí phế quản phổi là u thần kinh nội tiết hiếm gặp, chiếm 1% đến 2% u ác tính phổi,  được xếp hạng từ mức độ ác tính thấp với thời gian sống dài (u carcinoid điển hình: TC) đến mức độ ác tính  trung bình với diễn tiến lâm sàng nặng nề hơn (u carcinoid không điển hình: AC). Tiên  lượng tương đối tốt  trong TC, và xấu hơn trong AC  Mục tiêu: Mục đích của nghiên cứu này là xác định đặc điểm lâm sàng, X quang và hình ảnh soi phế quản,  cũng như điều trị u carcinoid khí phế quản phổi điển hình và không điển hình.  Chất liệu và phương pháp: Ghi nhận, đánh giá 24 trường hợp bệnh nhân u carciniod khí phế quản phổi  nhập viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ năm 2008 và 2013.  Kết quả: 4 bệnh nhân có u carcinoid điển hình và 20 bệnh nhân có u carcinoid không  điển hình. Tỷ  lệ  nam:nữ là 1:3. Tuổi trung vị là 20,5 tuổi và 34,5 tuổi theo thứ tự đối với TC và AC. Hầu hết u carcinoids phế  quản ở định vị trung tâm trong tầm quan sát được của soi phế quản (100% trong TC so với 85% trong AC). U  carcinoids nằm trong lòng phế quản có hình dạng bên ngoài trơn láng, màu đỏ anh đào, dạng polyp. Hình ảnh X  quang ban đầu bao gồm nốt/khối u phổi (25% TC so với 45% trong AC, p > 0,4) và xẹp phổi (75% TC so với  40% trong AC, p > 0,1). Thở khò khè do u nội khí phế quản là triệu chứng thường gặp nhất trong TC (100%) so  với 45% trong AC. Tiếp đến là triệu chứng khó thở (75% trong TC so với 45% trong AC, p > 0,2). Phẫu thuật  cắt bỏ u là biện pháp điều trị được lựa chọn.  Kết luận: Các triệu chứng thường gặp nhất là thở khò khè nghe rõ hơn ở một bên phổi, và khó thở. Hình  ảnh X quang ban đầu bao gồm xẹp phổi và nốt/khối u phổi. Chẩn đoán thường được thiết lập nhờ soi phế quản  ống mềm và sinh thiết phổi dưới hướng dẫn CT Scan lồng ngực.  Từ khóa: U carcinoid khí phế quản phổi, u carcinoid điển hình, u carcinoid không điển hình.  ABSTRACT  CLINICAL MANIFESTATIONS, BRONCHOSCOPIC, IMAGING FINDINGS   AND PROGNOSIS OF TRACHEOBRONCHOPULMONARY TYPICAL   VERSUS ATYPICAL NEUROENDOCRINE CARCINOID TUMORS  Nguyen Huu Lan, Nguyen Huy Dung, Nguyen Son Lam, Le Tu Phuong Thao  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 49 ‐ 54  Background:  Tracheobronchopulmonary  carcinoid  tumors  are  rare  neuroendocrine  neoplasm,  which  account  for 1%  to 2%  of  all  lung malignancies,  ranging  from  low‐grade  tumors with  a  long  life  expectancy  (typical  carcinoid  tumors:  TC)  to  intermediate‐differentiation  tumors with  a more  aggressive  clinical  course  (atypical carcinoid tumors: AC). The prognosis is relatively good in TC, although it is worse in AC.  Objective: The  aim  of  this  study was  to  determine  the  clinical  features,  radiological  and  bronchoscopic  findings, as well as treatment of typical and atypical tracheobronchopulmonary carcinoid tumors.  * Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch  **Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: TS. BS. Nguyễn Hữu Lân  ĐT: 0913185885  Email: nguyenhuulan1965@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 50 Materials  and Methods: The  hospital  records  of  24  patients with  tracheobronchopulmonary  carcinoid  tumor, who admitted to Pham Ngoc Thach hospital between 2008 and 2013, were evaluated.   Results: 4 patients had  typical and 20 had  atypical  carcinoid  tumor. Male  to  female  ratio was 1:3. The  median age was 20.5 years and 34.5 years in TC and AC, respectively. Most bronchial carcinoids are in a central  location within  reach  of  a  bronchoscope  (100%  in TC  vs.  85%  in AC). They  appear  as  smooth,  cherry  red,  polyploidy end bronchial nodules. Initial radiological findings included pulmonary nodule/mass (25% in TC vs  45% in AC, p > 0.4) and atelectasis (75% in TC vs 40% in AC, p > 0.1). Wheezing due to trachebronchial tumor  was the most common symptom observed in TC (100%) compared to 45% in AC. Then shortness of breath (75%  in TC vs 45% in AC, p > 0.2). Surgical resection of carcinoid tumor is the treatment of choice.  Conclusion:  The  most  common  symptoms  are  unilateral  wheezing,  and  shortness  of  breath.  Initial  radiological  findings  included atelectasis and pulmonary nodule/mass. The diagnosis  is usually  established by  flexible bronchoscopy and biopsy or CT‐guided transthoracic core biopsy.  Key words: Tracheobronchopulmonary carcinoid tumors, typical carcinoid tumors, atypical carcinoid tumors.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Các u  carcinoid  ở phổi  là  loại u hiếm gặp,  thuộc nhóm u thần kinh nội tiết, chiếm khoảng 1  ‐ 2% các u ác tính ở phổi. U carcinoid phổi được  chẩn đoán đầu tiên bởi Hamperl vào năm 1937,  lúc  đầu  được  chẩn  đoán  là  ʺU  tuyến  phế  quản”nằm  trong  số  những  u  kiểu  tuyến  nước  bọt có độ ác tính thấp  trong phế quản với diễn  tiến bệnh rất chậm. Hiện nay, u carcinoid phổi  nằm  trong  3 nhóm  chính  của những u  có  biệt  hóa thần kinh nội tiết của phổi(4). Các u carcinoid  được xếp vào các loại từ u carcinoid điển hình có  độ  ác  thấp  với  tuối  thọ  kéo dài  cho  tới  loại  u  carcinoid không điển hình có độ ác  trung bình  với diễn tiến bệnh nhanh hơn và carcinôm tế bào  nhỏ có độ ác cao và cần xem xét nhiều yếu tố về  cách xử trí lâm sàng và hình thái mô học(2,4). Mục  đích của nghiên cứu này là mô tả các đặc tính về  lâm sàng, hình  ảnh học, kết quả điều  trị của u  carcinoid khí phế quản phổi điển hình và không  điển hình.  BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP   Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu, mô  tả loạt lâm sàng các trường hợp bệnh nhân nhập  viện  tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch  từ  tháng  9.2008 đến tháng 9.2013, có chẩn đoán xác định  u carcinoid khí phế quản phổi dựa vào kết quả  giải phẫu bệnh mô tổn thương khí phế quản qua  soi phế quản ống mềm hay mô phổi lấy từ sinh  thiết phổi qua sinh thiết phổi xuyên thành ngực  dưới  hướng  dẫn  chụp  cắt  lớp  điện  toán  lồng  ngực hoặc phẫu thuật lồng ngực. Tất cả các mẫu  bệnh phẩm đều được thực hiện nhuộm hóa mô  miễn dịch kết hợp với hình ảnh mô học nhuộm  Hematoxylin‐Eosin để chẩn đoán phân biệt với  các u ác  tính khác của phế quản‐phổi và các u  khác trong nhóm u  thần kinh nội  tiết của phổi.  Tất cả các bệnh nhân đều được ghi nhận tiền sử,  bệnh sử, chụp cắt lớp điện toán lồng ngực và soi  phế quản. Các số  liệu sau khi thu thập sẽ được  mã hóa và nhập vào máy vi tính, sử dụng phần  mềm Stata 10 để xử lý. Chúng tôi sử dụng phép  kiểm Mann‐Whitney  để  so  sánh  sự  khác  biệt  giữa  hai  nhóm  bệnh  nhân  cho  các  biến  định  lượng và phép kiểm χ2 để so sánh sự khác biệt  về  tỷ  lệ giữa hai nhóm bệnh nhân cho các biến  định  tính. Thực hiện phép kiểm  chính xác  của  Fisher (Fisher’s Exact Test) nếu có trên 20% số ô  trong bảng chéo có tần số mong đợi nhỏ hơn 5.  Tất  cả  các phương pháp  kiểm  định  giả  thuyết  được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định 2  bên (two‐sided alternatives). Ngưỡng ý nghĩa là  0,05  (p  <  0,05)  để  chấp  nhận  hay  bác  bỏ  giả  thuyết thống kê.   KẾT QUẢ  Trong khoảng thời gian từ tháng 9.2008 đến  tháng 9.2013 chúng  tôi  thu dung được 24 bệnh  nhân u carcinoid khí phế quản phổi, bao gồm 4  u carcinoid điển hình ở khí phế quản phổi và 20  u  carcinoid  không  điển  hình  ở  khí  phế  quản  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  51 phổi với các đặc tính về nhân khẩu học, tiền căn,  triệu chứng lâm sàng như trình bày trong bảng  1. Vị  trí và hình  ảnh học X quang  lồng ngực u  carcinoid khí phế quản phổi được trình bày theo  thứ tự trong bảng 2 và bảng 3. 100% trường hợp  carcinoid điển hình có u nội phế quản quan sát  được  qua  soi  phế  quản  ống  mềm.  Chỉ  có  3  trường  hợp  (15%)  carcinoid  không  điển  hình  không phát hiện bất  thường qua soi phế quản.  Hình ảnh soi phế quản của u carcinoid phổi điển  hình và không  điển hình  được  trình bày  trong  bảng 4.  Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học, lâm sàng của bệnh  nhân u carcinoid phổi điển hình và không điển hình   Điển hình (n = 4) Không điển hình (n = 20) Tuổi trung vị (năm) 20,5 34,5 Khoảng tuổi (năm) 16 – 22 20 – 61 Nam/Nữ 2/2 4/16 Tiền căn lao phổi cũ 1 1 Tiền căn hút thuốc lá 1 1 Tăng huyết áp 0 2 Tai biến mạch máu não 0 1 Biểu hiện lâm sàng: Không triệu chứng 0 0 Ho khan 2 9 Ho khạc đàm 1 8 Ho ra máu 1 4 Khò khè 4 9 Khó thở 3 9 Đau ngực 1 12 Sốt 2 5 Sụt cân 2 1 Bảng 2: Vị trí tổn thương của u carcinoid phổi điển  hình và không điển hình  Điển hình (n = 4) Không điển hình (n = 20) Khí quản 0 3 Phế quản: 4 17 + Gốc phải 0 1 + Thùy trên phải 1 0 + Trung gian 0 4 + Thùy giữa 0 1 + Thùy dưới phải + Gốc trái 0 3 2 3 + Thùy trên trái 0 3 + Thùy dưới trái 0 3 Bảng 3: Hình ảnh học X quang lồng ngực của u  carcinoid phổi điển hình và không điển hình  Điển hình (n = 4) Không điển hình (n = 20) Không thấy tổn thương trên phim X quang lồng ngực 3 3 Giảm thông khí phổi, xẹp phổi 3 5 U phổi: + Trung vị đường kính u (cm) 7 5,2 + Bờ rõ, tròn đều 0 3 + Bờ rõ, đa cung 1 5 + Bờ không rõ 0 1 + Vôi hóa 0 1 + Tạo hang 0 0 Tổn thương đi kèm + Tổn thương phổi 1 0 + Tràn dịch màng phổi 1 0 + U tuyến ức 0 1 Bảng 4: Hình ảnh soi phế quản ống mềm của u  carcinoid phổi điển hình và không điển hình  Điển hình (n = 4) Không điển hình (n = 20) Không quan sát thấy tổn thương 0 3 U sùi, dễ xuất huyết 4 7 U trơn láng 0 10 BÀN LUẬN  Các u carcinoid khí phế quản phổi  là  loại u  có độ ác tính thấp và trung bình của các tế bào  thần kinh nội tiết, các u này có nguồn gốc từ các  tế bào Kulchitsky ở  lớp niêm mạc phế quản. U  carcinoid khí phế quản phổi chiếm  từ 1‐5% các  loại u phổi. Nhóm các u  thần kinh nội  tiết của  phổi được phân chia thành 3 loại: (1) U có độ ác  tính thấp (U carcinoid điển hình), (2) U có độ ác  tính  trung bình  (U carcinoid không  điển hình),  (3) U có độ ác tính cao (các loại carcinôm tế bào  nhỏ và carcinôm tế bào lớn)(3,5). Về mặt hình thái  giải phẫu bệnh cho thấy 90% các u carcinoid  là  loại biệt hóa cao với  ít phân bào,  ít đa dạng  tế  bào  và  hoại  tử,  gọi  là  u  carcinoid  điển  hình.  Khoảng 10% có sự phân bào cao, nhân đa dạng  và các  tế bào không  đều  đặn,  đây cũng  là  tiêu  chí để chẩn đoán u carcinoid không điển hình(1).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  u  carcinoid  không điển hình của khí phế quản phổi chiếm tỷ  lệ 83,3%, trong khi u carcinoid điển hình của khí  phế  quản  phổi  chỉ  chiếm  tỷ  lệ  16,7%,  (p  <  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 52 0,000005); tuổi trung vị của u carcinoid khí phế  quản  phổi  là  30,5  tuổi;  tuổi  trung  vị  của  u  carcinoid điển hình là 20,5 tuổi, của u carcinoid  không  điển  hình  là  34,5  tuổi  (p  <  0,02);  tỷ  lệ  nam/nữ  bị  u  carcinoid  điển  hình  là  2/2,  của  u  carcinoid không điển hình là 1/4 (p > 0,2). Theo  Jamaati H.R. và cộng sự, u carcinoid điển hình  thường  xảy  ra  ở  độ  tuổi  50,  còn  u  carcinoid  không  điển hình  thường xảy  ra  ở độ  tuổi 60(0).  Theo  Jeung M.Y.  và  cộng  sự,  u  carcinoid  phế  quản xảy ra ở hai giới nam và nữ tương đương  nhau,  ở mọi  lứa  tuổi, với  tuổi  trung bình  là 45  tuổi(2). Các báo cáo về tỉ lệ mắc bệnh giữa hai giới  có thay đổi. Một vài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nữ  giới  trẻ  có  cao  hơn một  ít(0). Nhìn  chung,  các  bệnh nhân bị carcinoid phế quản có độ tuổi trẻ  hơn  so với  các u  tân  sinh khác  của phổi ví dụ  như carcinôm phế quản. Tính  trung bình bệnh  nhân  bị  u  carcinoid  không  điển  hình  già  hơn  bệnh  nhân  u  carcinoid  điển  hình  khoảng  10  tuổi(2). Biểu hiện lâm sàng cả hai loại u carcinoid  này bao gồm ho, ho ra máu và những biểu hiện  tắc  nghẽn  phế  quản.  Tuy  nhiên, một  số  bệnh  nhân  bị  u  carcinoid  ở  ngoại  vi  phổi  thường  không  có  triệu  chứng  lâm  sàng  gì  lạ(0).  Trong  nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng đau ngực  gặp  ở  54,2%  bệnh  nhân.  25%  u  carcinoid  điển  hình  và  60%  u  carcinoid  không  điển  hình  có  triệu chứng khó  thở  (p > 0,5). Triệu chứng khò  khè, khó  thở do  tắc nghẽn đường dẫn khí xuất  hiện  theo  thứ  tự  là  54,2%  và  50%  bệnh  nhân.  100% u carcinoid điển hình và 45% u carcinoid  không điển hình có triệu chứng khò khè. 75% u  carcinoid  điển hình  và  45% u  carcinoid  không  điển hình có  triệu chứng khó  thở (p > 0,2). Các  triệu  chứng  ít  gặp  hơn  là  ho  khan  (50%  u  carcinoid  điển hình  và  45% u  carcinoid  không  điển  hình,  p  >  0,8),  ho  khạc  đàm  (25%  u  carcinoid  điển hình  và  40% u  carcinoid  không  điển  hình,  p  >  0,5),  sốt  (50%  u  carcinoid  điển  hình và  25% u  carcinoid không  điển hình, p  >  0,3), ho  ra máu  (25% u  carcinoid  điển hình và  20% u  carcinoid không  điển hình, p > 0,8),  sụt  cân  (50%  u  carcinoid  điển  hình  và  5%  u  carcinoid không điển hình, p < 0,02). Tất cả bệnh  nhân u carcinoid đều có triệu chứng lâm sàng. U  carcinoid phế quản có khả năng  tổng hợp,  tích  trữ và chế tiết ra các chất nội tiết nhóm peptide  và  amin  thần  kinh  như  serotonin,  adrenocorticoid  (ACTH),  somatostatin  và  bradykinin(2). Nhưng theo Jamaati H.R. và cộng  sự,  các u  carcinoid phế quản hiếm khi  có kèm  hội chứng carcinoid (< 5%); đây là hội chứng do  tăng  tiết  các  chất  adrenocorticoid  ngoại  lai  và  gây  ra hội chứng Cushing. Về căn nguyên  cho  thấy  tất cả các  trường hợp Cushing có 1%  là u  carcinoid(0). Theo  Jeung M.Y. và  cộng  sự, hiếm  khi bệnh nhân có những biểu hiện bên ngoài do  những  hormone  đặc  hiệu  ngoại  lai  tiết  ra  từ  bướu như ACTH. Hội chứng Cushing chỉ  thấy  có  ở  2%  những  ca  u  carcinoid  phế  quản. Hội  chứng  carcinoid  cũng  hiếm  (2‐5%  số  ca)  và  không phải do  sản  xuất  từ bướu nguyên phát  phế  quản  trừ  khi  có  di  căn  gan(2).  Chúng  tôi  không  phát  hiện  hội  chứng  Cushing  ở  tất  cả  nhóm  bệnh  nhân  nghiên  cứu  của  chúng  tôi.  Theo  Jeung M.Y. và  cộng  sự, không  có  sự  liên  quan giữa u này với việc hút  thuốc  lá hoặc hít  các chất gây ung  thư khác(2). Trong nghiên cứu  của chúng tôi, chỉ có 25% u carcinoid điển hình  hút  thuốc  lá  3  gói/năm,  5% u  carcinoid  không  điển hình hút thuốc lá 9 gói/năm.  U carcinoid  thường xảy  ra  ở phổi phải chủ  yếu ở thùy giữa. Tuy nhiên, nếu ở phổi  trái  thì  đa số ở thùy trên. U carcinoid khí phế quản phổi  có  những  đặc  điểm  hình  ảnh  học  thay  đổi  và  thường  là  nốt  đơn  độc  trên  phổi  (0).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  chỉ  có  37,5%  u  carcinoid  khí  phế  quản  phổi  nằm  ở  phổi  phải  (25% u carcinoid điển hình và 40% u carcinoid  không điển hình, p > 0,5), 75% u carcinoid điển  hình nằm ở phế quản gốc  trái, 25% u carcinoid  điển hình nằm ở phế quản thùy trên phải, 15% u  carcinoid không điển hình nằm ở thùy trên trái,  10%  u  carcinoid  không  điển  hình  nằm  ở  thùy  dưới  phải,  15%  u  carcinoid  không  điển  hình  nằm ở phế quản gốc trái, 5% u carcinoid không  điển  hình  nằm  ở  phế  quản  gốc  phải,  15%  u  carcinoid không điển hình nằm ở phế quản thùy  dưới trái, 5% u carcinoid không điển hình nằm ở  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Hô Hấp  53 phế quản thùy giữa, 15% u carcinoid không điển  hình nằm ở khí quản. Không có u carcinoid điển  hình nằm ở khí quản. Khi được chẩn đoán, các u  không điển hình thường có kích thước lớn và tỉ  lệ di căn xa cao hơn loại u carcinoid điển hình(0).  Trong nghiên cứu của chúng  tôi, bệnh nhân bị  xẹp phổi do u gặp ở 75% u carcinoid điển hình,  40% u carcinoid không điển hình (p > 0,1); hình  ảnh X quang u phổi bờ  đa  cung gặp  ở  25% u  carcinoid điển hình, 25% u carcinoid không điển  hình.  Các  hình  ảnh  X  quang  khác  của  u  carcinoid không điển hình là u phổi bờ tròn đều  (15%), u phổi bờ không rõ (5%). 15% u carcinoid  không điển hình ở khí quản không có biểu hiện  rõ hình ảnh trên phim X quang lồng ngực, bệnh  nhân  đến khám vì  triệu  chứng khó  thở và  sốt,  phát hiện u carcinoid khí quản nhờ soi phế quản  ống mềm.   U  carcinoid  khí  phế  quản  phổi  có  những  biểu hiện đặc  trưng qua nội soi phế quản. Hầu  hết u carcinoid phế quản ở các phế quản  trung  tâm dễ quan  sát khi  soi phế quản. Các khối u  láng, màu đỏ, dạng polyp trong lòng phế quản.  Chẩn đoán mô học bằng  sinh  thiết qua nội  soi  phế quản. Xuất huyết tạo máu tụ lòng phế quản  sau sinh thiết do tăng sinh mạch máu của bướu  cũng  đã  được mô  tả. Tuy nhiên, khi  thực hiện  sinh  thiết  thường  qui  qua  soi  phế  quản  cũng  không  làm  tăng  thêm  tỉ  lệ  tử vong. Chẩn đoán  các khối u ngoại biên có thể thực hiện bằng sinh  thiết  kim  dưới  hướng  dẫn  CT‐Scan(2).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  hình  ảnh  u  sùi,  dễ  xuất huyết quan sát được qua soi phế quản ống  mềm gặp ở 100% u carcinoid điển hình, 35% u  carcinoid  không  điển  hình.  50%  u  carcinoid  không điển hình của khí phế quản có hình ảnh u  trơn  láng quan sát được qua soi phế quản  ống  mềm, 15% u carcinoid không điển hình của phổi  không  quan  sát  được  tổn  thương  qua  soi  phế  quản  ống mềm,  chẩn  đoán  xác  định  nhờ  sinh  thiết  phổi  dưới  hướng  dẫn  chụp  cắt  lớp  điện  toán. Điều  trị chuẩn đối với các u carcinoid dù  loại điển hình hay không điển hình đều là phẫu  thuật cắt bỏ hoàn toàn u(4). Phẫu thuật cắt bỏ u là  biện pháp  lựa chọn tốt nhất giúp tỉ  lệ sống còn  cao nhất. Ngày nay nhiều biện pháp  can  thiệp  qua soi phế quản để giải quyết các bệnh lý này,  ví dụ như dùng laser Nd‐YAG. Phẫu thuật cắt u  không  hoàn  toàn  qua  nội  soi  phế  quản  được  thực hiện khi  tổng  trạng bệnh nhân  xấu, u  tái  phát và tổn thương không tiến triển lan ra khỏi  lòng  phế  quản.  Tuy  nhiên,  phương  pháp  này  không  được  coi  như  phương  pháp  chữa  lành  bệnh, ngoại trừ một vài trường hợp u carcinoid  điển  hình. Nội  soi  laser ND‐YAG  kết  hợp  với  phẫu  thuật  giúp  cho  chữa  lành  bệnh  thành  công(0). Ngoài ra, điều trị hóa‐xạ trị liệu còn đang  tranh cãi dù là loại đa mô thức hay đơn trị liệu(4).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  tất  cả  bệnh  nhân đều được điều trị phẫu thuật cắt bỏ hoàn  toàn u và hiện vẫn còn sống. Theo  Jeung M.Y.,  và  cộng  sự,  tiên  lượng  bệnh  phụ  thuộc  nhiều  vào kết quả chẩn đoán mô học. U carcinoid điển  hình có tiên lượng tốt hơn ngay cả khi có di căn  tới hạch rốn phổi hoặc hạch trung thất cùng bên.  Tỉ lệ sống còn chung từ 5, 10 tới 15 năm là 92%,  88%  và  76%.  Bệnh  nhân  bị  u  carcinoid  không  điển hình  có  tiên  lượng xấu hơn với  tỉ  lệ  sống  còn 5, 10 năm là 69 và 24‐52%. Kích thước bướu,  phân  type mô học và di căn hạch vào  lúc chẩn  đoán đầu tiên là những yếu tố ảnh hưởng đến tỉ  lệ tái phát của bệnh(2).  KẾT LUẬN  Các  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  của  u  carcinoid  khí  phế  quản  phổi  là  thở  khò  khè  nghe rõ hơn ở một bên phổi, và khó thở. Hình  ảnh  X  quang  ban  đầu  bao  gồm  xẹp  phổi  và  nốt/khối  u  phổi. Hình  ảnh  nội  soi  phế  quản  thường gặp là u sùi dễ xuất huyết hoặc u trơn  láng. Chẩn đoán thường được thiết  lập nhờ soi  phế  quản  ống  mềm  và  sinh  thiết  phổi  dưới  hướng dẫn CT Scan  lồng ngực. Bệnh nhân  có  tiên lượng ngắn hạn tốt với điều trị phẫu thuật  cắt bỏ u hoàn toàn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Jamaati  HR,  Khodadad  K,  Dehnad  A  (2002).  Pulmonary  Carcinoid Tumor. Tanaffos, 1(2): 51‐56.  2. Jeung MY,  Gasser  B,  Gangi  A  (2002).  Bronchial  Carcinoid  Tumors  of  the  Thorax:  Spectrum  of  Radiologic  Findings.  RadioGraphics, 22: 351‐365.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Nội Khoa 54 3. Moran CA, Suster S. (2007). Carcinoid Tumors of The Lung.  In: Christopher D.M. Fletcher. Diagnostic Histopathology of  Tumors,  Vol.  2,  3rd  ed.,  pp  187‐188,  Churchill  Livingtone  Elsevier Inc.  4. Pelosi  G,  Rodriguez  J,  Viale  G,  et  al  (2005).  Typical  and  Atypical  Pulmonary  Carcinoid  Tumor  Overdiagnosed  as  Small‐Cell  Carcinoma  on  Biopsy  Specimens.  Am  J  Surg  Pathol, 29: 179‐187.  5. Travis  DW  (2009).  Lung  Cancer  Pathology:  Update  on  Neuroendocrine Lung Tumors.  Journal Thoracic Pathology,  56: 123‐126.  Ngày nhận bài báo:       01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   30/11/2013  Ngày bài báo được đăng:     05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf49_1341.pdf
Tài liệu liên quan