Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bài báo đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LAI VUNG,
TỈNH ĐỒNG THÁP
y Đỗ Thị Thu Ba(*)
Tóm tắt
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bài báo đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khoá: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, học sinh trường tiểu học, biện pháp quản lý.
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế hội nhập quốc tế về giáo dục,
việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống là một
trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm ở tất cả
các quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa
vào chương trình giáo dục học đường một số nội
dung giáo dục mới, cụ thể ngày 28 tháng 02 năm
2014 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 04/2014/
TT-BGDĐT Quy định quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống (GDKNS); sau đó ngày 28 tháng 01
năm 2015, Bộ GD&ĐT cũng có Công văn số 463/
BGDĐT-GDTX hướng dẫn triển khai thực hiện
GDKNS tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN),
giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo
dục chuyên nghiệp.
Trên thực tế những năm qua tất cả ngành học,
cấp học đã tích cực đưa hoạt động bồi dưỡng những
kỹ năng sống vào giảng dạy, đối với các trường tiểu
học huyện Lai Vung không phải là ngoại lệ; căn cứ
kết quả nghiên cứu tại các trường tiểu học huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, bài báo phác họa bức
tranh về thực trạng GDKNS cho học sinh (HS) và
thực trạng quản lý hoạt động này, trên cơ sở đó đề
xuất biện pháp nâng cao chất lượng GDKNS góp
phần bồi dưỡng nhân cách cho HS của địa phương.
2. Hoạt động GDKNS và quản lý hoạt động
GDKNS cho HS tiểu học
2.1. Hoạt động GDKNS cho HS tiểu học
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học
HS tiểu học từ 6 đến 11 tuổi tiếp tục tham gia
các hoạt động của tuổi mầm non. Đặc điểm tâm
sinh lý của HS tiểu học: khả năng nhận thức phát
triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập; đời sống
cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối
mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ;
tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc
tích cực; hay bắt chước những người gần gũi, có
uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè); hành vi ý
chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế,
kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các
yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung
cao độ, gây căng thẳng.
2.1.2. Hoạt động GDKNS cho HS tiểu học
Có nhiều định nghĩa về kỹ năng sống, trong
đó phổ biến là kỹ năng sống để chỉ bao gồm một
loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hằng ngày; bản chất kỹ năng sống là kỹ năng quản
lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân
hoạt động, học tập và làm việc hiệu quả. Hiểu cách
khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những
người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích
cực trước các tình huống của cuộc sống.
Theo đó, hoạt động GDKNS cho HS tiểu
học được hiểu: Hoạt động GDKNS cho HS là
hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế
hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm
hình thành và phát triển cho HS các kỹ năng, năng
lực cá nhân để các em có khả năng làm chủ bản
thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và
với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các
tình huống của cuộc sống nhằm đáp ứng yêu cầu
giáo dục phổ thông. Điều này phản ánh: hoạt động
GDKNS cho HS là hoạt động diễn ra trong nhà
trường phổ thông; Hoạt động GDKNS cho HS có
đầy đủ những đặc trưng chung của hoạt động giáo
dục trong nhà trường phổ thông.
2.1.3. Sự cần thiết GDKNS cho HS tiểu học
Sự cần thiết GDKNS cho HS tiểu học thể (*) Trường Đại học Đồng Tháp.
14
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
hiện: Thúc đẩy sự phát triển nhân cách HS; Hiện
thực hóa yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; Giúp
HS thích nghi với sự thay đổi của xã hội hiện đại;
GDKNS cho HS tiểu học là xu thế chung ở các nền
giáo dục nhiều nước trên thế giới. Hiện nay đã có
trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ quan tâm đến
việc đưa GDKNS vào nhà trường, trong đó có 143
nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở cấp
Tiểu học và Trung học.
2.2. Quản lý hoạt động GDKNS cho HS
tiểu học
2.2.1. Hiệu trưởng quản lý hoạt động GDKNS
cho HS tiểu học
Đối với hoạt động GDKNS cho HS tiểu học,
hiệu trưởng với tư cách chủ thể quản lý nhà trường
tập trung: Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động
GDKNS; Quản lý thực hiện nội dung GDKNS;
Quản lý thực hiện phương pháp hoạt động GDKNS;
Quản lý thực hiện hình thức hoạt động GDKNS;
Quản lý thực hiện sự phối hợp với gia đình và cộng
đồng trong GDKNS và quản lý nguồn lực phục vụ
hoạt động GDKNS cho HS tiểu học.
2.2.2. Nội dung quản lý hoạt động GDKNS
cho HS tiểu học
Tiếp cận chức năng của quản lý, nội dung quản
lý hoạt động GDKNS cho HS tiểu học như sau:
a. Lập kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS
tiểu học
Lập kế hoạch là công việc đầu tiên của quá
trình quản lý. Để tiến hành lập kế hoạch hoạt động
GDKNS cho HS tiểu học, chủ thể quản lý tiến hành
những công việc sau đây: Xác định cơ sở pháp lý
cho hoạt động GDKNS và tìm hiểu điều kiện thực
tế của nhà trường; Xác định nội dung trọng tâm
của việc lập kế hoạch: Các mục tiêu, chỉ tiêu; các
giải pháp, biện pháp thực hiện; các nguồn lực...;
Tiến trình xây dựng kế hoạch: Xác định các bước
đi cụ thể tương ứng với những khoảng thời gian
nhất định... trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý,
giáo viên; Ban hành kế hoạch hoạt động GDKNS
cho HS tiểu học.
b. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
GDKNS cho HS tiểu học
Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn
hiện thực hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế
hoạch. Các công việc cơ bản gồm: Thành lập ban
chỉ đạo; Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận,
từng thành viên; Xây dựng và ban hành các quy
chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên
quan đến hoạt động GDKNS; Phân bổ kinh phí và
các điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch;
Thời gian để thực hiện từng hoạt động.
c. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động
GDKNS cho HS tiểu học
Chỉ đạo thực hiện hoạt động GDKNS cho HS
tiểu học là một hoạt động thường xuyên, liên tục
và được tiến hành trong suốt cả năm học. Lãnh
đạo nhà trường phải chỉ đạo tất cả các hoạt động
của nhà trường trong đó có hoạt động GDKNS cho
HS. Nội dung chỉ đạo phổ biến gồm các nội dung:
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ HS...
về vai trò và tầm quan trọng GDKNS cho HS;
Hướng dẫn mọi thành viên tích cực tham gia hoạt
động GDKNS cho HS; Phát huy tinh thần trách
nhiệm và xây dựng mối quan hệ đồng thuận về
hoạt động và quản lý hoạt động GDKNS cho HS
tiểu học; Huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt
động GDKNS cho HS đạt hiệu quả; Động viên và
biểu dương, khen thưởng các thành viên trong ngoài
trường tích cực GDKNS cho HS.
d. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học
Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng
trong quá trình quản lý. Công việc kiểm tra, đánh
giá hoạt động GDKNS cho HS tiểu học bao gồm
một số nội dung: Lập kế hoạch kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS tiểu học;
Xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công tác
kiểm tra, đánh giá; Xác định quy trình đánh giá,
chuẩn bị phương tiện, công cụ kiểm tra đánh giá và
tổ chức thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học; Kiểm tra kết quả
hoạt động GDKNS thông qua kết quả rèn luyện
của HS; Quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá cần
đảm bảo nguyên tắc: tính xác thực, tính minh bạch,
tính công bằng, đảm bảo độ tin cậy và nhất quán.
Ngoài bốn chức năng quản lý hoạt động
GDKNS cho HS tiểu học trình bày trên đây cơ bản
đảm bảo yêu cầu thực hiện quá trình quản lý; tuy
nhiên, để góp phần năng cao hiệu quả quản lý hoạt
động GDKNS cho HS, chủ thể quản lý cần quan
tâm đến: quản lý sự phối hợp các lực lượng tham
gia hoạt động GDKNS và quản lý điều kiện vật
chất đảm bảo hoạt động GDKNS cho HS tiểu học.
15
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
3. Thực trạng hoạt động GDKNS và quản
lý hoạt động GDKNS cho HS các trường tiểu
học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
3.1. Thực trạng hoạt động GDKNS cho
HS các trường tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp
3.1.1. Kết quả đạt được
Nhìn chung hầu hết CBQL, GV cho biết hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học là điều kiện tốt nhất
để nâng cao tính tích cực hoạt động, rèn luyện nhân
cách; là bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất, toàn
diện của quá trình sư phạm ở trường phổ thông;
hoạt động GDKNS cho HS tiểu học có mục tiêu là
củng cố và tiếp tục phát triển các năng lực: tự hoàn
thiện, giao tiếp ứng xử, thích ứng, hợp tác cạnh
tranh lành mạnh... Khẳng định giá trị của các nội
dung GDKNS cho HS: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
tự chăm sóc bản thân và các phương pháp GDKNS
được sử dụng hiệu quả như: phương pháp tiếp cận
hướng vào người học và phương pháp lồng ghép
vào các hoạt động ngoại khoá.
3.1.2. Một số hạn chế
Quá trình hoạt động GDKNS cho HS còn
bộc lộ hạn chế: Một số CBQL, GV phản ánh còn
không ít HS chưa thật sự tích cực học tập, rèn luyện
hay còn nhiều HS bộc lô thái độ thiếu đúng đắn
về quan điểm nhân sinh, thế giới quan khoa học;
bất cập khi thực hiện những kỹ năng như: kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và
làm chủ bản thân.
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động GDKNS
cho HS các trường tiểu học huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp
3.2.1. Hiệu trưởng quản lý hoạt động GDKNS
cho HS các trường tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp
Bảng 1. Kết quả Hiệu trưởng quản lý hoạt động GDKNS cho HS
các trường tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
N= 140
STT Nội dung hiệu trưởng quản lý hoạt động GDKNS cho HS
Kết quả thực hiện
ĐTB Xếp hạngTốt Khá TB Kém
1 Xây dựng đội ngũ tham gia hoạt động GDKNS có đủ phẩm chất và năng lực 59 49 23 9 3,13 1
2 Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV về GDKNS 51 59 21 9 3,09 2
3 Tạo điều kiện GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường thực hành, rèn luyện KNS cho HS 49 51 21 19 2,93 3
4 Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức hoạt động GDKNS phù hợp với đối tượng 43 32 44 21 2,69 5
5 Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm thực hiện hiệu quả GDKNS cho HS 44 41 34 21 2,77 4
Điểm trung bình chung 2,92
Kết quả bảng 1 cho thấy hiệu trưởng quản
lý hoạt động GDKNS cho HS các trường tiểu
học huyện Lai Vung đạt mức độ thực hiện là khá
(điểm trung bình chung là 2,92 > 2,51 và <3,26
theo quy ước).
3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản
lý hoạt động GDKNS cho HS các trường tiểu học
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
a. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động GDKNS
cho HS tiểu học
Kết quả khảo sát điểm trung bình chung các
nội dung lập kế hoạch từ 3,28 đến 3,40 cho thấy
kết quả thực hiện đánh giá là “Tốt”. Điều này có ý
nghĩa là khi các chủ thể quản lý lập kế hoạch quản
lý hoạt động GDKNS cho HS cần phát huy chức
năng này.
b. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học
Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động
GDKNS có điểm trung bình chung là 3,12 (> 2,51
16
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
và < 3,26 theo quy ước) cho thấy thực trạng tổ chức
thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS tiểu
học huyện Lai Vung đánh giá là “Khá”.
c. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học
Kết quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động
GDKNS có điểm trung bình chung là 3,32 (> 3,26
theo quy ước) cho thấy thực trạng chỉ đạo thực
hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho HS tiểu học
huyện Lai Vung đánh giá là “Tốt”.
d. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện
hoạt động GDKNS cho HS tiểu học
Kết quả kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch
hoạt động GDKNS có điểm trung bình chung là
2,90 (> 2,51 và < 3,26 theo quy ước) cho thấy thực
trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học huyện Lai Vung
đánh giá là “Khá”.
3.2.3. Đánh giá chung quản lý hoạt động
GDKNS cho HS các trường tiểu học huyện Lai
Vung, tỉnh Đồng Tháp
Nhìn chung công tác quản lý hoạt động
GDKNS cho HS các trường tiểu học huyện Lai
Vung cơ bản là đạt yêu cầu, có nhiều nội dung thực
hiện mức độ “Khá” và “Tốt”; tuy nhiên, vẫn còn
hạn chế và bất cập cần có biện pháp khắc phục, cụ
thể dưới đây.
Có ý kiến cho rằng: Cần tăng cường vai trò
của hiệu trưởng đối với công tác quản lý hoạt động
GDKNS cho HS; Chú trọng đến 2 chức năng quản
lý, như chức năng tổ chức và chức năng kiểm tra
đánh giá, cụ thể: cần có nhiều nội dung tổ chức hoạt
động GDKNS cho HS tiểu học ở huyện Lai Vung,
nên xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho công
tác kiểm tra, đánh giá...; Đồng thời cần quan tâm
đến việc quản lý sự phối hợp các lực lượng tham
gia và quản lý điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động
GDKNS cho HS.
4. Biện pháp quản lý hoạt động GDKNS
cho HS các trường tiểu học huyện Lai Vung,
tỉnh Đồng Tháp
4.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV,
cha mẹ HS về sự cần thiết quản lý hoạt động
GDKNS cho HS
Nội dung về thực trạng hoạt động và quản lý
hoạt động GDKNS cho HS tiểu học trên đây cho
thấy nhận thức của một số CBQL, GV, cha mẹ HS...
còn hạn chế; từ đó dẫn đến tổ chức thực hiện hoạt
động và quản lý hoạt động GDKNS chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ.
Cho nên biện pháp “Nâng cao nhận thức của
CBQL, GV, cha mẹ HS về sự cần thiết quản lý
hoạt động GDKNS cho HS” là nhằm khắc phục
hạn chế về nhận thức của các lực lượng trong và
ngoài nhà trường đối với hoạt động và quản lý hoạt
động GDKNS; tiếp tục làm cho CBQL, GV, cha
mẹ HS... hiểu biết sâu sắc sự cần thiết quản lý hoạt
động GDKNS cho HS cấp tiểu học.
4.2. Thành lập bộ phận quản lý hoạt động
GDKNS và bồi dưỡng năng lực cho thành viên
tham gia hoạt động GDKNS cho HS
Tương tự biện pháp trên, kết quả khảo sát thực
trạng hoạt động và quản lý hoạt động GDKNS cho
thấy, để tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục
HS nói chung, GDKNS cho HS nói riêng, lãnh
đạo các cơ sở giáo dục đã quan tâm xây dựng bộ
phận giúp lãnh đạo trường thực hiện các chức năng
quản lý và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm
học, nhà trường đề cử GV trực tiếp tham gia hoạt
động GDKNS cho HS được bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ về hoạt động giáo dục này. Vì vậy,
biện pháp “Thành lập bộ phận quản lý hoạt động
GDKNS và bồi dưỡng năng lực cho thành viên
tham gia hoạt động GDKNS cho HS” vừa rất cần
thiết vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động giáo
dục HS các trường tiểu học huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp.
4.3. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh
giá và động viên khen thưởng kịp thời cá nhân
đạt thành tích hoạt động GDKNS cho HS
Trong hoạt động GDKNS cho HS, kiểm
tra đánh giá là khâu cuối cùng và bắt buộc phải
thực hiện của lãnh đạo nhà trường, góp phần tạo
lập các mối liên hệ ngược, thường xuyên và bền
vững giúp CBQL thực hiện tốt chức năng quản
lý của mình.
Do đó, mục tiêu của biện pháp là: HS nhìn
thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ
đó vươn lên; Giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm; Giúp CBQL nắm bắt kết quả giáo dục, thấy
được những mặt mạnh, mặt hạn chế, những việc
đã làm được và chưa làm được trong việc tổ chức
thực hiện hoạt động GDKNS cho HS. Từ đó tìm
ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh, khắc phục
17
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 39 (08-2019)
để hoạt động GDKNS ngày càng thu được những
kết quả tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
5. Kết luận
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt
động cũng như quản lý hoạt động GDKNS cho HS
có thể có nhiều biện pháp vừa phát huy kết quả đạt
được, vừa khắc phục những hạn chế. Trong phạm
vi bài báo, tác giả đề xuất ba biện pháp cơ bản về
quản lý hoạt động GDKNS cho HS các trường tiểu
học huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, mỗi biện
pháp đều có tác động tích cực đến một mặt của
hoạt động quản lý. Trong thực tiễn quản lý không
có biện pháp nào là tối ưu, vì vậy trong quá trình
triển khai biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho
HS trong thời gian tới cần tiếp cận quan điểm toàn
diện, lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HS
tại địa phương huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp./.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thanh Bình (2013), GDKNS cho HS phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tham khảo GDKNS cho HS tiểu học - Tài liệu hướng
dẫn GV HS tiểu học - Tài liệu hướng dẫn GV.
[3]. Bùi Hiền (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa.
[4]. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2010), Giáo dục giá trị sống
và kĩ năng sống cho HS tiểu học, Tài liệu dành cho GV tiểu học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
MEASURES TO MANAGING LIFE SKILL EDUCATION TO PRIMARY SCHOOL
STUDENTS IN LAI VUNG DISTRICT, DONG THAP PROVINCE
Summary
On the current investigation of managing life skill education to primary school students in Lai
Vung district, Dong Thap province, the paper proposes measures to improve this task in the local area.
Keywords: Life skill, life skill education, primary school students, management measures.
Ngày nhận bài: 07/5/2019; Ngày nhận lại: 20/5/2019; Ngày duyệt đăng: 30/5/2019.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_si.pdf