Bài viết này đề cập đến Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường
mầm non. Từ tổng quan lý luận và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện những biện pháp phòng ngừa và giảm
thiểu bạo lực đối với trẻ em và trẻ em trong nhà trường mầm non trong nước nước ngoài. Bài viết đã đề
xuất được một số biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trương nhà trường mầm non
như: Nâng cao nhận thức của giáo viên về các hành vi bạo lực đối với trẻ em, hậu quả của bạo lực đối với
trẻ em, những hình thức kỷ luật đối với giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em, nguyên nhân
dẫn đến giáo viên có hành vi bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non; Hình thành và phát triển kỹ
năng ứng xử cho giáo viên với các tình huống xảy ra bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non; Biện
pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến hành vi bạo lực đối
với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em; Tổ chức
tham vấn tâm lý trợ giúp cho giáo viên và trẻ có cách ứng xử tích cực đối với hành vi bạo lực đối với trẻ
em.
7 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em trong nhà trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cách
ứng xử tích cực, cách ứng xử tiêu cực, từ đó tăng cường sử d ng các cách ứng xử tích cực và loại trừ các
cách ứng xử tiêu cực. Mặt khác, cần giúp giáo viên nhận biết được cách ứng xử mà giáo viên thường sử
d ng khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em; hướng dẫn giáo viên sử d ng các cách ứng xử tích cực, tạo
điều kiện cho giáo viên vận d ng các kiến thức, hiểu biết về ứng xử vào các tình huống c thể. Kỹ năng
ứng xử bao gồm hệ thống nhiều kỹ năng trong ứng xử giáo tiếp của giáo viên trong hoạt động nghề
nghiệp, chính vì vậy, khi hình thành kỹ năng ứng xử với các hành vi bạo lực đối với trẻ em cho giáo viên
cần tập huấn kết hợp nhiều kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng chia sẻ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ
năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý; kỹ năng xử lý các
tình huống bất ngờ xảy ra ở trẻ em trong nhà trường mầm non; kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở
trẻ em trong nhà trường mầm non.
Cách thức thực hiện: Việc hình thành kỹ năng ứng xử cho giáo viên có thể tổ chức dưới dạng những lớp
tập huấn nhóm nhỏ th ng qua các phương pháp tích cực như đóng vai tổ chức trò chời, thảo luận nhóm,
thi ứng xử với các tình huống giả định Bên cạnh đó có thể lồng ghép trong các buổi giao ban sự phạm
nhà trường, các chương trình đào tạo cho giáo viên mầm non ở các trường sư phạm mẫu giáo. Ngoài ra có
thể mời các chuyên gia tâm lý về hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng ứng xử tích cực với các hành vi bạo
lực đối với trẻ em trong trường mầm non.
Biện pháp 3: Biện pháp nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến
hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối
với trẻ em
Mục đích của biện pháp: Nâng cao khả năng tự đánh giá các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội tác động
dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo
lực đối với trẻ em nhằm giúp giáo viên thấy rõ được mối quan hệ giữa hành vi bạo lực đối với trẻ em của
1273
giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em và các yếu tố, từ đó có
thức thay đổi bản thân, sử d ng một cách có hiệu quả khi ứng xử với hành vi bạo lực đối với trẻ em trong
trường mầm non.
Nội dung của biện pháp: Cho giáo viên thấy rõ sự tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội đến
hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối
với trẻ em như: tính lạc quan, bi quan, khi chất của giáo viên, tự đánh giá cá nhân về các hành vi bạo lực
đối với trẻ em của giáo viên ...Hướng dẫn giáo viên nhận biết những đặc điểm cá nhân và những yếu tố
tâm lý cá nhân và xã hội tác động đến các hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của
giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em th ng qua các thang đo bảng kiểm, trắc nghiệm hoặc
bảng tự đánh giá. Chỉ rõ cho giáo viên thấy vai trò nghĩa mức độ tác động của các yếu tố trên đến hành
vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ
em. Hướng dẫn giáo viên cách thay đổi các yếu tố cá nhân theo hướng có lợi cho việc huy động cách ứng
xử tích cực, chẳng hạn như cách tư duy tích cực trước các vấn đề, nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực đối
với trẻ em; rèn luyện tính lạc quan; biết chú trọng, nhìn nhận được những đặc điểm tích cực, tốt đẹp của
bản thân. Dạy cho giáo viên cách thiết lập các mối quan hệ xã hội bên vững, tin cậy để có thể huy động sự
trợ giúp của các chỗ dựa xã hội khi cần thiết như mối quan hệ với đồng nghiệp, với lãnh đạo nhà trường
và với ph huynh của trẻ.
Cách thức tiến hành: Biện pháp này có thể triển khai lồng nghép trong các lớp tập huấn kỹ năng như: Kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự nhận
thức bản thân, kỹ năng tư duy tích cực huy động sự trợ giúp
Biện pháp 4: Tổ chức tham vấn tâm lý trợ giúp cho giáo viên và trẻ có cách ứng xử tích cực đối với hành
vi bạo lực đối với trẻ em
Mục đích của biện pháp: Tham vấn tâm lý cho giáo viên, trẻ em khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ
em để trợ giúp một cách kịp thời ngăn ngừa những nguy cơ rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra.
Nội dung của biện pháp: Trong quá trình tham vấn cần giúp giáo viên nhận thức rõ hành vi bạo lực đối
với trẻ em đã xảy ra và những hậu quả của hành vi bạo lực đối với trẻ em. Ngoài ra, cần giúp giáo viên
nhận biết những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đối với trẻ em của giáo viên, những ưu điểm nhược
điểm của cách ứng xử của giáo viên khi xảy hành vi bạo lực đối với trẻ em. Bên cạnh đó cần phân tích
cho giáo viên thấy rõ sự tác động của các yếu tố xã hội cá nhân tác động đến hành vi bạo lực đối với trẻ
em của giáo viên và cách ứng xử của giáo viên khi xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em.
Cách thức thực hiện: Tham vấn tâm lý có thể tổ chức theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như phân tâm
học nhân văn – hiện sinh, nhận thức – hành vi Tuy nhiên hiện nay, tham vấn theo tiếp cận nhận thức –
hành vi được áp d ng khá phổ biến trong việc trợ giúp giáo viên khi xảy ra những hành vi bạo lực đối với
trẻ em. Tham vấn tâm lý có thể tổ chức với nhiều hình thức tham vấn khác nhau như tham vấn cá nhân,
tham vấn nhóm giáo viên có nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực đối với trẻ em.
4. KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp nhằm giúp phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với
trẻ em trong nhà trường mầm non. Để có thể triển khái được các biện pháp, cần có những nghiên cứu ứng
d ng và nghiên cứu triển khai m hình có như vậy các biện pháp mới được áp d ng và triển khai vào thực
tiễn một cách có hiệu quả. Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực đối với trẻ em chúng ta cần chú trọng
đến biện pháp tập huấn kỹ năng cho giáo viên trong trường mầm non thông qua các lớp chuyên đề c thể
như: Tập huấn kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,
1274
kỹ năng quản lý cảm xúc và ứng phó với căng thẳng tâm lý, kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra ở
trẻ em trong nhà trường mầm non, kỹ năng nhận diện các rối nhiễu tâm lý ở trẻ em trong nhà trường mầm
non, nhận biết về BL đối với trẻ: nguyên nhân và thực trạng, nhận viết về bạo lực đối với trẻ - Các biện
pháp ứng phó. Thông qua các lớp tập huấn kỹ năng này có thể giúp giáo viên nhận biết đầy đủ về các vi
bạo lực đối với trẻ em, những nguyên nhân, cách thức ứng xử và phối hợp ứng xử với các lực lượng giáo
d c khác khi những tình huống xảy ra tương tự trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo d c và đào tạo, Điều lệ trường mầm non, Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/ Đ-
BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008.
[2] Đức Trần Thị Minh Đức (2009), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, NXB
ĐH G Hà Nội.
[3] Final report of the meeting (2011), Tackling violence in schools, High-Level Expert meeting co-
organised by the Government of Norway, the Council of Europe and the UN Special Representative
of the Secretary-General on Violence against Children, Oslo, 27-28 June 2011.
[4] Kezban Tepeli (2013), Examination of the messages preschool teachers use against undesirable
behaviors of children, Educational Research and Review Vol. 8(3), pp. 104 – 111, 10 February,
2013.
[5] Then Trịnh Viết Then (2016), Bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trường Đại học Văn Hiến.
[6] WHO. (2002). Báo cáo toàn cầu về BL và sức khỏe: Tổ chức y tế thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_phong_ngua_va_giam_thieu_bao_luc_doi_voi_tre_em_tr.pdf