Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương

Bài viết đề cập đến lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản. Bài

viết chỉ ra thực trạng năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề trong

giáo dục của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An khi học Tâm lý học đại

cương chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra năm biện

pháp nâng cao năng lực này cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề trong giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học70 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÂM LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN KHI DẠY HỌC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ThS. Nguyễn Thị Kim Chung Khoa LLCT - TLGD, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt bài viết Bài viết đề cập đến lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản. Bài viết chỉ ra thực trạng năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề trong giáo dục của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An khi học Tâm lý học đại cương chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra năm biện pháp nâng cao năng lực này cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. I. Đặt vấn đề Giáo dục đang là vấn đề rất được quan tâm của xã hội, để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng chỉ đạo và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nét mới của chương trình giáo dục phổ thông là không chỉ dừng lại ở hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh. Muốn thực hiện được việc đổi mới chương trình, một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực gánh vác trọng trách này. Một trong những năng lực người giáo viên cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sư phạm thành công, tạo uy tín cho họ là năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục. Chính vì thế mà trong việc dạy nghề cho sinh viên (SV) điều cần thiết nhất là giúp các em vận dụng kiến thức học phần Tâm lý học nói riêng và các học phần khác để hình thành các năng lực nghề nghiệp trong đó có năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục. Thực tế hiện nay, năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề trong giáo dục của SV trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An chưa được rèn luyện nhiều và kết quả chưa cao. Vì những lý do trên mà chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong giáo dục (GD) cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An (CĐSPNA) khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương”. II. Nội dung 1. Một số khái niệm cơ bản - Năng lực là tổ hợp những thuộc tính lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. - Giáo dục là quá trình tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần của thế hệ đang lớn lên, trên cơ sở giúp họ chiếm lĩnh những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Kỷ yếu hội thảo khoa học 71 Giáo dục nghĩa rộng bao gồm quá trình dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp). - Năng lực vận dụng kiến thức tâm lý giải quyết vấn đề trong giáo dục là khả năng của cá nhân huy động, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức tâm lý, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống giáo dục một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực. 2. Thực trạng phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD của SV trường CĐSPNA khi học học phần Tâm lý học đại cương Để tìm hiểu vấn đề này, tháng 12 năm 2018 chúng tôi đã tiến hành điều tra 162 SV năm 1, năm 2 và năm 3 khoa Tiểu học và Ngoại ngữ, trường CĐSPNA. Nhiều SV thấy cần thiết phải phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD (83,6%) song họ chưa có nhận thức đầy đủ cũng như là chưa có thái độ tích cực để rèn luyện năng lực này. Nhiều SV chưa có kiến thức đầy đủ về năng lực này (95,7%). Khi giảng viên (GV) đặt tình huống có vấn đề trong GD và yêu cầu SV vận dụng kiến thức tâm lý để trả lời có đến 79,8% sinh viên chờ câu trả lời. Khi GV giao nhiệm vụ cho SV làm việc nhóm chỉ có 22,8% SV tích cực làm việc còn lại chờ kết quả từ bạn, thậm chí còn làm việc riêng. Mặt khác, còn nhiều SV không thường xuyên liên hệ kiến thức tâm lý đã học với thực tiễn GD (54,3% SV thỉnh thoảng; 21,3% SV không liên hệ). Gặp bài tập, tình huống có vấn đề trong GD nhiều SV chưa có động cơ, hứng thú để tìm hiểu và GQVĐ đặt ra (75,5%). Để đo được năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD chúng tôi đã yêu cầu SV giải quyết 10 tình huống do GV đặt ra và yêu cầu SV tự xây dựng 5 tình huống có vấn đề trong GD và tự vận dụng kiến thức tâm lý để đưa ra cách giải quyết. Kết quả biểu hiện năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD của SV chỉ đạt mức trung bình với điểm trung bình là 61,8. Xếp loại kết quả đạt được của sinh viên chỉ có 2,8% tốt, 17,3% khá và trung bình có tới 67% , vẫn còn có 13% chưa tốt. Bảng 1: Năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD của SV trường CĐSPNA khi học học phần Tâm lý học đại cương Đánh giá Tình huống Xếp loại TổngGiỏi (80-100đ) Khá (79-70đ) Trung bình (69- 50đ) Yếu (dưới 50đ) SL % ĐTB SL % ĐTB SL % ĐTB SL % ĐTB SL ĐTB Giải quyết tình huống GV yêu cầu 5 3,1 80,2 31 19,1 74,6 10 9 67,3 54,8 17 10,5 45,6 16 2 63,8 SV xây dựng tình huống và giải quyết 4 2,5 80 25 15,4 65,7 10 8 66,7 51,2 25 15,4 42,2 16 2 59,8 Tổng trung bình 2,8 80,1 17,3 70,2 67 53 13 43,9 61,8 Kỷ yếu hội thảo khoa học72 Thực trạng cho thấy năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD khi học Tâm lý học đại cương của SV trường CĐSPNA chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do SV chưa chủ động nắm chắc kiến thức Tâm lý đại cương, chưa tích cực rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD. Mặt khác, GV giảng dạy Tâm lý học đại cương đã tổ chức cho SV phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD trong quá trình dạy tuy nhiên do thời gian ít, kiến thức cần truyền tải trong một tiết học nhiều, đặc thù kiến thức của học phần mới, trừu tượng và khó, SV khó tự nghiên cứu cho nên GV không có đủ thời gian vừa giúp SV hiểu được kiến thức vừa phát triển tốt năng lực này. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực này cho SV góp phần đào tạo giáo viên phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV trường CĐSPNA khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương 3.1. Biện pháp 1: Triển khai xây dựng, hoàn thiện chuẩn đầu ra cho học phần Tâm lý học đại cương và cho từng tiết học của học phần Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng theo hướng chuẩn đầu ra là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay. Từ năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo quy định. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và phát triển năng lực GQVĐ trong giáo dục cho SV nhằm tạo nguồn nhân lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, trường CĐSPNA cần triển khai xây dựng hoàn thiện chuẩn đầu ra cho học phần và cho từng tiết học của học phần Tâm lý học đại cương nói riêng và các học phần nói chung. Chuẩn đầu ra của học phần Tâm lý học đại cương giúp SV biết được bản thân sẽ làm gì, đạt được gì; cách kết nối kiến thức, kỹ năng của các học phần; lập và thực hiện kế hoạch học tập để đạt được các chuẩn đầu ra;lựa chọn ngành nghề đào tạo và biết cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa giúp SV biết được mình sẽ phát triển được các năng lực trong đó có năng lực năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục khi học Tâm lý học đại cương. Từ đó giúp sinh viên chủ động, hứng thú hơn trong học tập. - Xây dựng chuẩn đầu ra cho học phần Tâm lý học đại cương phải theo các nguyên tắc, xu hướng xây dựng chuẩn đầu ra mà các ngành đào tạo bậc đại học, các cơ sở giáo dục đại học đã nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng. Các nguyên tắc đó là: nguyên tắc viết chuẩn đầu ra SMART (CĐR phải cụ thể, phải đo lường được, có thể hành động được để thu thập bằng chứng, phải có tính gắn kết, hướng đến mục tiêu cụ thể trong thực tế, phải rõ ràng, dễ hiểu), nguyên tắc phân loại Bloom (mô tả mức độ đạt được CĐR của một CTĐT trên các lĩnh vực cụ thể: nhận thức (Cognitive domain), cảm xúc (Affective domain), tâm vận (Sychomotor domain)). Trong quá xây dựng chuẩn đầu ra cần chú ý đến việc gắn kết nhằm đảm bảo sự phù hợp với xu hướng phát triển chương trình đào tạo theo định hướng phát triển năng lực người học CDIO (nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức chuyên môn, kĩ năng và phẩm chất đạo đức, Kỷ yếu hội thảo khoa học 73 trong đó nhấn mạnh năng lực thực hành (năng lực CDIO) và ý thức trách nhiệm xã hội, đảm bảo cho sinh viên được học tập chủ động và trải nghiệm thực tiễn) và định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE (nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa “thế giới học tập” với “thế giới nghề nghiệp). 3.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức về năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV thông qua môn Tâm lý học đại cương Mục đích của biện pháp này là giúp SV biết được bản chất, vai trò quan trọng của năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD đối với chất lượng GD. Để từ đó họ có ý thức rèn luyện khi học tập học phần Tâm lý học đại cương. Cách thực hiện: Trong buổi học đầu tiên GV dạy học phần Tâm lý học đại cương cần giới thiệu chuẩn đầu ra cho SV giúp họ biết được sau khi học xong họ có được những kiến thức về tâm lý học, những kỹ năng, năng lực, phẩm chất, cá nhân nghề nghiệp (bao gồm trong đó có năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD) và thái độ mà họ cần phải hình thành khi học học phần này. GV dạy Tâm lý cũng phải cùng thảo luận, định hướng cho SV sư phạm hiểu bản chất của năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD và lý do vì sao họ cần phát triển năng lực đó. Đó là bởi vì, trong quá trình dạy học và giáo dục có nhiều tình huống có vấn đề liên quan thực tiễn đòi hỏi các em phải có phương án giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giáo dục không ngừng đổi mới, cải cách đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục linh hoạt và sáng tạo. Trong các tiết học Tâm lý học đại cương, đầu giờ GV cần nêu rõ mục tiêu của tiết học. Mục tiêu tiết học cũng cần điều chỉnh xây dựng theo hướng chuẩn đầu ra của học phần, trong đó cần nhắc lại những năng lực cần có bao gồm năng lực vận dụng tâm lý để GQVĐ trong GD mà SV có được sau tiết học. 3.3. Biện pháp 3: Hình thành thái độ tích cực phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV trường CĐSPNA khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương Muốn phát triển được năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV thì các GV dạy Tâm lý học đại cương, trường CĐSPNA phải khơi dậy được ở SV hứng thú, tích cực, chủ động tìm hiểu và phát triển năng lực này cho bản thân. Cách thức tạo hứng thú, thái độ tích cực cho SV trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ, nhu cầu đúng đắn phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD ở họ. Khi dạy Tâm lý học đại cương, trước mỗi giờ dạy GV phải tạo ra được các tình huống có vấn đề giúp SV nhận thức được và có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó là: một bên là bản thân SV muốn trở thành giáo viên giỏi phải có năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD và một bên là trình độ hiện tại của sinh viên hiện tại chưa đạt. Muốn giải quyết mâu thuẫn này các em có ý thức học tập chiếm lĩnh tri thức kĩ năng kĩ xảo ở học phần Tâm lý học đại cương để luyện tập khả năng vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD. GV phải giúp SV hiểu được vai trò, ý nghĩa của Kỷ yếu hội thảo khoa học74 năng lực này đối với cuộc sống và nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. GV cần đề ra những hình thức khen thưởng đối với những SV có kết quả học tập tốt và hình thức trách phạt đối với SV không hoàn thành nhiệm vụ học tập. Quá trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học. 3.4. Biện pháp 4: Đổi mới, lựa chọn phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương Trong quá trình dạy học Tâm lý học đại cương, GV cần lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau: phương pháp dùng lời (thuyết trình, vấn đáp), phương pháp trực quan (dùng hình ảnh, vi deo), phương pháp thực hành Việc lựa chọn phương pháp cần phù hợp với nội dung và mục tiêu của bài học. Để phát triển năng lực GQVĐ trong GD cho SV khi dạy Tâm lý học đại cương, bên cạnh phối hợp với các phương pháp dạy học khác các giảng viên cần chú trọng sử dụng phương pháp nêu vấn đề và GQVĐ. Quá trình lựa chọn, đổi mới phương pháp dạy học hướng tới phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục cho sinh viên trong khi dạy học Tâm lý học đại cương phải đạt được các việc sau: - Với vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, GV phải giúp SV nắm vững kiến thức học phần Tâm lý học đại cương. Trong quá trình dạy kiến thức, GV khi phân tích lý luận cần thường xuyên lấy ví dụ gắn liền với thực tiễn giáo dục. - GV tích cực xây dựng những tình huống có vấn đề trong GD yêu cầu, hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức tâm lý học đại cương vừa học để giải quyết. Ví dụ: trong tiết học về Tư duy GV có thể xây dựng và nêu tình huống có vấn đề trong giáo dục cho SV : Vận dụng kiến thức bài Tư duy chỉ rõ giáo viên cần làm gì để hướng dẫn học sinh lớp một giải bài toán : “Lan có 10 quyển sách, Lan cho Hồng 2 quyển. Hỏi Lan còn bao nhiêu quyển?” Đáp án: Tình huống này yêu cầu sinh viên phải vận dụng kiến thức ở bài Tư duy và đặc biệt là phần “Tư duy là một qúa trình” để trả lời. Để hướng dẫn học sinh lớp một giải bài toán : “Lan có 10 quyển sách, Lan cho Hồng 2 quyển. Hỏi Lan còn bao nhiêu quyển?”, giáo viên cần làm những bước sau: Bước 1: Giáo viên cấp 1 yêu cầu học sinh lớp 1 đọc kỹ đề bài và xác định bài toán cho biết cái gì và chưa biết cái gì (Bước nhận thức vấn đề). Bước hai : Giáo viên cấp 1 giúp học sinh lớp 1 hình dung bài toán này có thể sử dụng phép tính gì? Cộng hoặc trừ . (Bước sàng lọc liên tưởng) Bước ba: Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn phép tính (Bước sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết). Bước bốn: Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh kiểm tra sự lựa chọn phép tính của mình đã đúng chưa (kiểm tra căn cứ vào từ “cho” và căn cứ trên ví dụ thực tiễn) (Bước kiểm tra giả thuyết). Kỷ yếu hội thảo khoa học 75 Bước năm: Sau khi kiểm tra sự lựa chọn nếu đúng thì cho học sinh trình bày giải bài toán vào vở. Nếu sai giáo viên yêu cầu học sinh lớp 1 quay về bước 1 bắt đầu lại từ đầu (Bước giải quyết vấn đề). Ví dụ: trong tiết học về Tình cảm GV có thể xây dựng và nêu tình huống có vấn đề trong giáo dục cho SV : Vận dụng kiến thức bài Tình cảm chỉ rõ giáo viên cần làm gì để tạo được tình cảm tốt đẹp giữa học sinh với giáo viên? Đáp án: Tình huống này yêu cầu sinh viên phải vận dụng kiến thức ở chương Tình cảm và đặc biệt là phần “Quy luật hình thành tình cảm” để trả lời. Muốn hình thành tình cảm cho học sinh cần phải đi từ xúc cảm, phải hình thành xúc cảm. Thông qua các hoạt động học, lao động, xã hội và hoạt động giao tiếp giáo viên phải tích cực tiếp xúc với học sinh tạo những cảm xúc vui vẻ, thân thiết, gần gũi với các em để từ đó tạo tình cảm tốt đẹp giữa học sinh và giáo viên. Lời nói của giáo viên phải đi đôi với việc làm, tránh giáo điều, thuyết giáo trong khi tác động đến tình cảm của các em. Cần tác động đến học sinh bằng tấm lòng chân thật, sự bao dung độ lượng của giáo viên. - GV yêu cầu SV tích cực làm việc nhóm trong quá trình học tập Tâm lý học đại cương. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là xây dựng tình huống có vấn đề trong giáo dục và yêu cầu đội bạn vận dụng kiến thức tâm lý đã học để giải quyết. GV làm nhiệm vụ trọng tài theo dõi, cùng với SV đánh giá cách đưa tình huống và giải quyết tình huống của SV. 3.5. Biện pháp 5: Cải tiến cách kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD khi dạy học học phần Tâm lý học đại cương cho SV Đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học nói chung quá trình đánh giá năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV nói riêng. Vì vậy, thực hiện biện pháp đổi mới cách đánh giá năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD hợp lý sẽ có được những kết luận chính xác về trình độ năng lực này của người học. Từ đó, giúp phân loại SV, góp phần hình thành động cơ học tập cho SV, tạo động lực thúc đẩy SV ngày càng hứng thú và hiệu quả hơn, giúp điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập nhằm giúp đỡ người học thành công hơn trong học tập. Trong quá trình dạy học Tâm lý học đại cương, hướng tới phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV, GV cần đưa nội dung đánh giá năng lực này vào trong các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và kết thúc học phần. GV phải xây dựng công cụ, tiêu chí đánh giá năng lực này một cách rõ ràng, khoa học phù hợp với nội dung kiểm tra và phải đánh giá được năng lực sinh viên theo các mức độ cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố trước khi thực hiện để người học định hướng cùng với mục tiêu bài học. Trong quá trình đánh giá vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV cần tuân thủ các nguyên tắc của đánh giá Kỷ yếu hội thảo khoa học76 là đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện, hệ thống, công khai, giáo dục và phát triển. GV cũng cần tạo điều kiện cho SV tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm cùng tập luyện, cùng thực hành (dưới hình thức nhận xét, xếp loại sau đó mới quy điểm thì tính khách quan sẽ cao hơn). III. Kết luận Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, một trong những khâu quan trọng là phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện chương trình. Vì vậy, việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV sư phạm là một trong những công việc cần thiết góp phần đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng. Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV muốn được thực hiện có hiệu quả cần có sự phối hợp, tham gia của các lực lượng sau. Thứ nhất, tất cả các giảng viên dạy Tâm lý học đại cương đều tích cực quán triệt, vận dụng các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức tâm lý để GQVĐ trong GD cho SV. Thứ hai, nhà trường cần tạo mọi điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để GV có thể vận dụng các biện pháp. Thứ ba, SV phải tích cực, hứng thú, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của GV. Tài liệu tham khảo [1]. Cancalic.V.A. (1996), Hoạt động sư phạm là hoạt động sáng tạo, Tài liệu dịch, Viên nghiên cứu ĐH và TH, Hà Nội. [2]. Nguyễn Ngọc Bảo (2007), Lí luận dạy học ở trường THCS, Nxb Đại học Sư phạm. [3]. Vũ Dũng (2000), Từ Điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội. [4]. Phạm Trung Thành- Nguyễn Thị Lý (2004), Rèn luyện NVSP thường xuyên, Nxb ĐHSP, Hà Nội. [5]. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm. [6]. Phạm Viết Vượng (2008), Lí luận giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm. [7]. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [8]. Tạp chí Giáo dục, số 441 (kì 1 - 11/2018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc_tam_ly_de_g.pdf
Tài liệu liên quan