Mục tiêu đào tạo hướng tới trang bị cho sinh viên những năng lực sư
phạm, nâng cao các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đang là vấn đề rất được
quan tâm ở tất cả các trường đại học hiện nay. Bài viết nhằm chỉ ra thực trạng những
yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục của
SVMN và chia sẻ hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng “Tổ chức hoạt
động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻMầm non” của sinh viên
Ngành GDMN Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao kỹ năng tổ chức “Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻ mầm non” cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
151
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỔ CHỨC “HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHO TRẺ MẦM NON”
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
SV. Nguyễn Thị Kim Tuyền
ThS. Lê Thị Kim Anh
Tóm tắt. Mục tiêu đào tạo hướng tới trang bị cho sinh viên những năng lực sư
phạm, nâng cao các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đang là vấn đề rất được
quan tâm ở tất cả các trường đại học hiện nay. Bài viết nhằm chỉ ra thực trạng những
yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục của
SVMN và chia sẻ hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng “Tổ chức hoạt
động khám phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻMầm non” của sinh viên
Ngành GDMN Trường Đại học Đồng Tháp hiện nay.
1. Đặt vấn đề
Mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi các trường Sư phạm
phải đào tạo được đội ngũ giáo viên phải có đầy đủ những phẩm chất, năng lực sư
phạm, vừa nắm vững lí luận và vừa thạo tay nghề. Là môn học nghiệp vụ, bộ môn
“Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh” giữ một vị trí quan trọng
trong việc rèn luyện tay nghề cho SV ngành GDMN. Thông qua môn học này, SV
không những nắm vững cơ sỡ lí luận của bộ môn mà còn được rèn luyện những kĩ năng
tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ ở trường MN. Vì thế việc giảng dạy
bộ môn Phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ không chỉ ảnh hưởng đến việc lĩnh
hội tri thức về cơ sở lí luận và thực hành bộ môn mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ của SV trên thực tiễn GDMN sau này.
Hiện nay, kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non khám phá khoa học
(KPKH) về MTXQ của sinh viên mầm non còn yếu, một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến kỹ năng này chính là kiến thức nền về môi trường xung quanh của
sinh viên rất mỏng nên sinh viên không nghĩ ra nhiều đề tài cho trẻ KPKH, khi tổ chức
lại không đủ vốn kiến thức khoa học để giải thích cho trẻ hiểu và chưa biết cách biến
những “kiến thức khoa học” thành những “tri thức tiền khoa học” cho trẻ mầm non
lĩnh hội, nên sinh viên ngại và sợ tổ chức các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm cho
trẻ Mầm non.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ
KPKH về MTXQ của SV mầm non
Việc hình thành kĩ năng tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ chịu ảnh
hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả yếu tô chủ quan lẫn yếu tố khách quan như:
- Hệ thống tri thức sv cần phải tích lũy
- Quy trình đánh giá việc hình thành KN tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH về
MTXQ của sv khoa GDMN
- Đặc điểm của sinh viên khoa GDMN
- Tính tích cực học tập của sinh viên
152
- Môi trường học tập và thực hành
- Tác động giáo dục từ giảng viên Sư phạm
Qua kết quả khảo sát 100 sinh viên ngành GDMN thuộc Khoa GD Tiểu học
Mầm non, Trường Đại học Đồng Tháp, kết quả cho thấy 100% sinh viên được khảo
sát đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành các KNSP cần thiết trong
học phần “Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”. Tuy
nhiên, kết quả cũng cho thấy, mức độ khó của các KNSP đối với SV trong quá
trìnhvận dụng những KNSP đã học vào quá trình tổ chức HĐ cho trẻ KPKH về MTXQ
thì SV thường xuyên (100% ý kiến) gặp khó khăn ở các KN như:
+ KN khơi gợi hứng thú của trẻ
+ KN dự đoán và xử lí các tình huống SP
+ KN xác định mục đích – yêu cầu
+ KN sử dụng và phối hợp linh hoạt và sáng tạo các phương pháp, biện pháp
cho trẻ làm quen với MTXQ
Ngoài ra, SV có gặp khó khăn ở các KN như: KN xác định phương pháp, biện
pháp và thủ thuật (75%), KN đánh giá và cho điểm (75%), KN sử dụng đồ dùng dạy học
(50%), KN xác định hình thức tổ chức (25%). SV ít khi gặp khó khăn khi sử dụng KN
lựa chọn và chuẩn bị đồ dùng trực quan và KN trình bày giáo án theo mẫu. Như vậy,
phần lớn SV gặp khó khăn trong việc sử dụng linh hoạt các KNSP đã có, riêng những kỹ
năng nền tảng, SV hầu như đều được trang bị đầy đủ. Qua điều tra, tác giả nhận thấy
những hạn chế của SV khi thực hành bộ môn là: Kiến thức nền về MTXQ còn hạn chế
(96%); Chưa biết cách biến những kiến thức khoa học thành kiến thức “tiền khoa học”
cho trẻ – đây là khiếm khuyết mà SV thường xuyên mắc phải vì vốn tri thức, vốn kinh
nghiệm, khả năng hệ thống hóa, khái quát hóa của SV còn hạn chế. Ngoài ra, SV còn
gặp những hạn chế như: 90% không biết sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ, không
biết cách tạo môi trường để kích thích trẻ khám phá; 46% ý kiến cho rằng đối tượng
thực hành là “bạn – SV” nên chưa thể nhập tâm được; 44% ý kiến cho rằng thời lượng
dành cho thực hành bộ môn ít, mỗi nhóm thực hành lại chọn 1-2 SV lên tiết dạy nên
giảng viên chưa có thời gian để hình thành năng lực cho cá nhân; có 28% ý kiến chưa
biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các câu hỏi, biện pháp GD, hoạt động phù hợp; Câu hỏi
sử dụng chưa theo một trình tự, chưa biết phân loại câu hỏi (38%). Ngoài ra, SV còn có
một số hạn chế khác như: Không biết xác định tên đề tài sao cho phù hợp với độ tuổi
của trẻ, chuẩn bị đồ dùng trực quan còn chưa thể hiện tính đặc trưng (27%) và phân phối
thời gian giữa các hoạt động chưa hợp lí (14%). Từ kết quả khảo sát cho thấy rằng, phần
lớn SV đã nắm được quy trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, kỹ
năng cơ bản hầu hết SV đều đã được trang bị đầy đụ, tuy nhiên, SV gặp khó khăn ở kỹ
năng vận dụng các kỹ năng đã được học vào quá trình thực hành bộ môn.
Khi tìm hiểu những lý do về mức độ hứng thú của SV đối với môn học, những
SV hứng thú với môn học vì nội dụng môn học phong phú, hấp dẫn (82%), nội dung
môn học thiết thực với nghề nghiệp sau này (84%), phương pháp giảng dạy của GV
phong phú, tích cực (58%), giảng viên luôn chú ý đến nhu cầu và khả năng của sinh
viên, thúc đẩy tính tích cực của sinh viên (40%), giáo viên cung cấp nguồn tài liệu
phong phú (20%) và phương tiện dạy học phong phú và hiện đại (10%). Còn những SV
chưa hứng thú với môn học này là do giáo trình và tài liệu tham khảo còn thiếu thốn 2%.
153
Khi tìm hiểu về “Những công việc SV thường làm khi chuẩn bị tập dạy, số lần
SV tập dạy khi học môn “Khám phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻ Mầm
non” thì kết quả cho thấy rằng, SV thường tập lập kế hoạch hoạt động cho trẻ KPKH
về MTXQ và nghiên cứu chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ MN. Có một thực tế mà
qua quan sát và xem giáo án của SV là khi cần phải soạn giáo án, SV “tham khảo” các
giáo án “mẫu” có trên mạng internet, hoặc dựa theo các bài dạy có trong chương trình
cải cách rồi “thêm thắt’ vào sao cho giáo án mang tính chất của chương trình đổi mới,
hoặc mượn giáo án tập dạy của các chị khóa trước mà giáo án đó chưa được giáo viên
sửa. Rất ít SV tập dạy một mình hoặc tập dạy thử cùng bạn - khi hỏi lý do thì các bạn
trả lời rằng không có thời gian tập dạy như thế.
Bên cạnh đó, khi hỏi số lần mà SV tập dạy trong quá trình học bộ môn “Khám
phá khoa học về môi trường xung quanh cho trẻ Mầm non” thì thường là một. Thậm
chí, có rất nhiều SV chưa dạy lần nào do không có thời gian nên GV chia nhóm tập
dạy và cử đại diện một SV lên dạy cho cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm. Việc
tập dạy của SV chỉ được dạy trên SV mà không được dạy trên trẻ MN. Chính vì thế,
những KN như KN bao quát trẻ và xử lý các tình huống SP, KN kích thích và duy trì
hứng thú cho trẻ đều không được rèn luyện.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, để hình thành KNSP cho SV trong quá trình
giảng dạy bộ môn “KPKH về MTXQ cho trẻ mầm non”, phương pháp GV sử dụng
nhiều nhất là Thuyết trình + trực quan + thảo luận tập thể (48%), kết hợp nhiều phương
pháp (tùy vào từng nội dung cụ thể) (20%), thuyết trình, đặt và giải quyết vấn đề + đàm
thoại (13%), PP luyện tập (thực hành bộ môn) (12%) và giảng giải – minh họa (7%).
3. Đề xuất các biện pháp hình thành kỹ năng sư phạm
Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả mạnh dạn đề xuất những biện pháp nhằm
góp phần nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động KPKH cho SVMN sau đây:
3.1. Biện pháp 1: Củng cố và mở rộng kiến thức nền về MTXQ cho SVMN
3.1.1.Mục đích, ý nghĩa: Nhằm giúp SVMN có một kiến thức nền về MTXQ
tương đối vững và mang tính chất đơn giản, phù hợp với trẻ con để SV tự tin trong quá
trình hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động KPKH.
3.1.2.Cách tiến hành: Biện pháp này được tiến hành theo các hướng sau:
- Bước 1: Tìm tòi và nghiên cứu các tri thức về MTXQ: Tác giả tiến hành tìm
hiểu và sưu tầm các kiến thức về MTXQ, lựa chọn và chọn lọc các nguồn sách khám
phá khoa học về MTXQ để sưu tầm thành một tài liệu tham khảo gần gũi và cần thiết
cho SVMN. Trong tài liệu này tập hợp những vấn đề về MTXQ mà trẻ con thường
thắc mắc nhưng được trình bày theo hệ thống các chủ đề, phía dưới sẽ có câu trả lời
ngộ nghĩnh của trẻ và có cả câu giải đáp chính xác, khoa học.
- Bước 2: Nhân bản tài liệu và gửi cho các giảng viên bộ môn, Ban cán sự các
lớp để các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến.
- Bước 3: Tập hợp các ý kiến và chỉnh sửa, đề dẫn, bổ sung thêm.
3.1.3. Điều kiện thực hiện:
- Nội dung trong tài liệu phải chính xác, ghi rõ nguồn tham khảo hoặc trích dẫn.
- SV phải yêu thích và có nhu cầu bổ sung kiến thức về MTXQ.
- Nội dung của tài liệu được trình bày, thiết kế rõ ràng, hệ thống, ngôn ngữ đơn
giản và các kiến thức phải thật gần gũi, phổ biến.
154
3.2. Biện pháp 2: Tạo điều kiện để SV vận dụng linh hoạt các kỹ năng cơ bản
khi tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH về MTXQ
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa: Biện pháp này nhằm giúp SV phải vận dụng linh hoạt
các kỹ năng cơ bản đã được hình thành vào quá trình hướng dẫn, dìu dắt trẻ khám phá
đối tượng trong MTXQ với nhiều tình huống Sư phạm khác nhau.
3.2.2. Cách tiến hành
- GV giao nhiệm vụ, giao đề tài mới lạ, gắn với thực tiễn cho SV tiến hành lập
kế hoạch tổ chức hoạt động, tạo ra nhiều tình huống sư phạm cho SV phải vận dụng kỹ
năng để giải quyết.
- GV chia nhỏ thang điểm đánh giá để SV phải sử dụng nhiều thủ thuật, biện
pháp, hình thức,... mới đạt được điểm cao trong quá trình thực tập bộ môn.
- GV dành nhiều thời gian cho SV tự tập dạy ngay trên lớp, thậm chí quay phim
lại các buổi tập dạy của các thành viên để làm minh chứng cho kết quả hoạt động
nhóm và đảm bảo mỗi SV đều tham gia thực hành.
- Tăng cường điểm sáng tạo hoặc kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm cho SV.
3.2.3. Điều kiện thực hiện
- GV phải theo dõi sát sao việc thực hành tập dạy của các thành viên trong nhóm.
- Nhóm trưởng phải thể hiện vai trò lãnh đạo của mình khi nhóm thực hành.
- Từng SV phải tích cực
3.3. Biện pháp 3: Tăng cường giới thiệu và rèn cho SV những thủ thuật SP
trong dạy trẻ MN và giúp SV biết cách phân bổ thời gian cho từng hoạt động trong
khi thực hành
3.3.1 Mục đích, ý nghĩa: Biện pháp này nhằm giúp cho SV biết nhiều thủ thuật
gây hứng thú hoặc chuyển tiếp giữa các hoạt động khi hướng dẫn trẻ khám phá, có
nhiều thủ thuật và được rèn luyện thường xuyên sẽ giúp SV tự tin hơn khi thực hành
và giờ dạy sẽ sinh động, hấp dẫn hơn, đạt được hiệu quả cao hơn.
3.3.2. Cách tiến hành
- GV có thể yêu cầu SV sử dụng thủ thuật gây hứng thú hoặc chuyển các hoạt
động trong quá trình giảng dạy lý thuyết và thực hành.
- Đánh giá SV dựa trên kỹ năng SV thể hiện và tính tích cực của SV
- Giới thiệu cho SV nhiều kênh tham khảo để SV học hỏi
- Sử dụng thủ thuật với SV để giúp tăng hứng thú trong giờ học của SV
3.3.3. Điều kiện thực hiện
- GVSP phải vững về chuyên môn cũng như những thủ thuật chuyên biệt
của GVMN.
- SV tích cực tham gia, tích cực ghi chép và thực hành.
155
3.4. Biện pháp 4: Hình thành kỹ năng đánh giá thực tiễn hoạt động cho trẻ
KPKH về MTXQ cho sinh viên trong quá trình kiến tập sư phạm ở trường Mầm non
3.4.1. Mục đích: Cho sinh viên làm quen với thực tiễn tổ chức HĐ cho trẻ làm
quen với MTXQ ở trường MN
3.4.2. Ý nghĩa: Việc kiến tập các HĐ cho trẻ KPKH về MTXQ ở trường MN
tạo cơ sở cho SV so sánh nội dung lý thuyết đã học ở lớp với thực tế giáo dục MN trên
cơ sở đó phát hiện những sai lệch, những điểm khác nhau giữa lý thuyết và thực tế.
Nhờ đó, SV có thể hoàn thiện quá trình tổ chức các HĐ cho trẻ KPKH về MTXQ.
3.4.3. Cách tiến hành: Biện pháp này được tiến hành theo các hướng sau:
Tổ chức cho SV thâm nhập thực tiễn, làm quen với trẻ và các hoạt động chăm
sóc – giáo dục trẻ ở trường MN.
Nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động vừa kiến tập: Giảng viên tổ
chức cho SV hoạt động nhóm, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm qua việc thâm nhập
thực tiễn GDMN. Sinh viên nêu thắc mắc và giảng viên giải đáp. Cuối cùng, giảng
viên chốt lại vấn đề.
Tài liệu tham khảo
[1]. Vũ Ngọc Khánh (2000), Từ điển văn hóa GD Việt Nam, NXB Văn Hóa.
[2]. TS. Hoàng Thị Oanh –TS. Nguyễn Thị Xuân (2008), Giáo trình “Phương pháp
cho trẻ mầm non KPKH về MTXQ”, NXB Giáo dục.
[3]. Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[4]. PGS.TS. Hoàng Thị Phương (2008), Giáo trình “Lí luận và phương pháp hướng
dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.
[5]. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1999), Tâm lý học
đại cương, NXB Quốc Gia Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_nang_cao_ky_nang_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_khoa_h.pdf