Biện pháp giáo viên vận dụng để hỗ trợ học sinh tiểu học gặp khó khăn học tập

Nghiên cứu này làm rõ thực trạng học sinh tiểu học gặp những khó khăn nào

trong học tập, nguyên nhân dẫn đến khó khăn và giáo viên tiểu học đang

vận dụng những biện pháp nào hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học tập,

trong đó có cả học sinh bình thường và học sinh học hòa nhập. Nghiên cứu

cho thấy những biện pháp giáo viên hiện đang sử dụng được xuất phát từ

những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động giảng dạy, dẫn đến việc khó

khăn khi vận dụng ở nhiều đối tượng khác nhau và cũng chưa đồng bộ giữa

các giáo viên. Thực trạng này là cơ sở để các nhà nghiên cứu đề xuất ra hệ

thống biện pháp phù hợp, nhằm giảm áp lực trong giảng dạy, giáo dục học

sinh của giáo viên tiểu học.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Biện pháp giáo viên vận dụng để hỗ trợ học sinh tiểu học gặp khó khăn học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo viên tham gia nghiên cứu đã nhận thấy học sinh của họ gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu đến từ các mối quan hệ của gia đình, mối quan hệ cha mẹ và con cái dẫn đến học sinh bị thiếu tình cảm, các em không tập trung cho việc học, hổng kiến thức và gặp khó khăn trong học tập, nên họ đã sử dụng các biện pháp chủ yếu là dùng tình cảm để nâng đỡ tinh thần, tin tưởng các em, giúp các em phấn chấn trong học tập như “Dùng những từ ngữ đơn giản nhất khi tiếp xúc với bé, nhẹ nhàng, đôi lúc ân cần vỗ về em”; “Quan sát các em để có thông tin chính xác báo với gia đình và nhà trường cùng phối hợp giáo dục các em” được đồng ý nhiều nhất, xếp thứ 2 là các biện pháp “Động viên, khen ngợi trẻ kịp thời đúng lúc”; “Tâm sự và làm bạn cùng học sinh” và “Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa Gia đình – Giáo viên – Nhà trường” (Xem bảng 4). Bảng 4. Biện pháp giáo viên hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học tập Biểu hiện Đồng ý (%) Không đồng ý (%) TT 1 Giảng bài thật chậm 90,1 9,9 9 2 Dùng những từ ngữ đơn giản nhất khi tiếp xúc với bé, nhẹ nhàng, đôi lúc ân cần vỗ về em 99,1 ,9 1 174 Biểu hiện Đồng ý (%) Không đồng ý (%) TT 3 Giảng bài một lần em chưa hiểu, tôi giảng nhiều lần 86,5 13,5 11 4 Phát hiện được năng khiếu đặc biệt của trẻ và khuyến khích trẻ phát huy 94,6 5,4 6 5 Động viên, khen ngợi trẻ kịp thời đúng lúc 98,2 1,8 3 6 Thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa Gia đình – Giáo viên – Nhà trường 98,2 1,8 3 7 Tới gặp gia đình xin cho các em đi học 55,0 45,0 14 8 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình rồi xin nhà trường hỗ trợ 84,7 15,3 12 9 Kèm riêng cho em sau giờ học 79,3 20,7 13 10 Phạt các em khi các em làm sai 14,4 85,6 15 11 Sai nhiều lần phạt nhiều lần 6,3 93,7 16 12 Quan sát các em để có thông tin chính xác báo với gia đình và nhà trường cùng phối hợp giáo dục các em 99,1 ,9 1 13 Giảng bài kỹ hơn, cần giảng lại thì giảng lại 94,6 5,4 6 14 Những trường hợp trẻ học hòa nhập thì có giáo án riêng 87,4 12,6 10 15 Những trường hợp trẻ học hòa nhập thì có bài tập riêng 92,8 7,2 8 16 Tâm sự và làm bạn cùng học sinh 98,2 1,8 3 Ngoài ra các giáo viên còn chia sẻ thêm các biện pháp khác như: Trao đổi với giáo viên lớp dưới, tạo môi trường học tập sáng tạo, dạy học sinh bằng nhiều hình thức như chơi trò chơi, vẽ tranh, bằng nhiều đồ dùng dạy học với nhiều phương pháp dạy học đa dạng, thưởng quà, thưởng kẹo, Rất nhiều biện pháp được áp dụng, chủ yếu bằng kinh nghiệm của giáo viên. Chia sẻ của một giáo viên trẻ của một trường tại Bình Thạnh: “Tôi dành thời gian để trò chuyện, cố gắng tạo dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi, làm “bạn” với học sinh của mình. Tôi tìm tòi và vận dụng những phương pháp, hình thức giảng dạy khác nhau để tạo niềm yêu thích và hứng thú hơn cho các em”. 175 IV. BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu đã phần nào trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Để trả lời cho câu thứ nhất, giáo viên tiểu học đánh giá học sinh của minh gặp những khó khăn nào, nguyên nhân của những khó khăn trên đến từ đâu? Kết quả cho thấy có sự đa dạng về khó khăn trong học tập của học sinh tiểu học, những khó khăn được giáo viên nhận thấy có ảnh hưởng nhiều đến học tập của học sinh là: khó khăn trong việc tập trung trong lúc học; Khó khăn khi lắng nghe sự chỉ dẫn của giáo viên; Khó khăn trong học từ ngữ, học đọc, ghép vần, nhận diện chữ; Xác định mục tiêu học tập, hỗ trợ của gia đình khi học ở nhà. Những khó khăn trên của trẻ không phải do khuyết tật trí tuệ, ảnh hưởng bởi gen mà chủ yếu do từ mối quan hệ gia đình, như cha mẹ không quan tâm đến việc học của con, cha mẹ ly hôn, mạnh ai nấy sống, con ở với ông bà, ông bà không đủ sức khỏe để hướng dẫn con học. Kết quả này tương tự với những nguyên nhân gây khó khăn học tập đã được tổng hợp trước đây (Hoàng Thị Vân, 2014). Điều đó cho thấy môi trường gia đình, mối quan hệ gia đình ảnh hưởng lớn đến học tập của con và gây ra những khó khăn trong học tập của học sinh tiểu học. Cần phải tác động, can thiệp đến phụ huynh, để phụ huynh nhận ra được các giá trị khi phối hợp với thầy, cô, với nhà trường trong việc dạy học cho các em, giáo dục các em tìm được mục tiêu, hứng thú trong việc học. Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, các biện pháp nào hiện đang được giáo viên tiểu học sử dụng để hỗ trợ cho học sinh trong lớp mình giảng dạy? Với kinh nghiệm tích lũy trong quá trình dạy học của giáo viên, giáo viên đã đưa ra rất nhiều biện pháp để hỗ trợ học sinh như: dùng những từ ngữ đơn giản nhất khi tiếp xúc, giảng bài với học sinh, nhẹ nhàng, đôi lúc ân cần vỗ về học sinh; quan sát học sinh để có thông tin chính xác báo với gia đình và nhà trường cùng phối hợp giáo dục học sinh; động viên, khen ngợi trẻ kịp thời đúng lúc; tâm sự và làm bạn cùng học sinh và thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa Gia đình – Giáo viên – Nhà trường. Biện pháp được giáo viên sử dụng vẫn chỉ dựa trên kinh nghiệm chủ quan mà thiếu đào tạo một cách có hệ thống. Vì vậy, rất cần sự phối hợp của đội ngũ chuyên gia, với những công cụ đánh giá chi tiết (Lê Thị Mai Liên, 2018), từ đó đưa ra những mức độ khó khăn trong học tập của học sinh, mỗi mức độ sẽ áp dụng biện pháp can thiệp phù hợp. 176 Tóm lại, nghiên cứu này đã góp phần mô tả hiện trạng về khó khăn trong học tập của học sinh tiểu học, hỗ trợ các nhà nghiên cứu củng cố cơ sở lý luận về khó khăn trong học tập, phân biệt khó khăn học tập với rối loạn chuyên biệt trong học tập của học sinh tiểu học. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở nghiên cứu mang tính mô tả theo tỉ lệ (%), với nghiên cứu này tác giả hi vọng sẽ giúp ích một phần cho các hướng nghiên cứu tiếp theo. Qua nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất rằng: giáo viên tiểu học cần phải được tập huấn các công cụ đánh giá, sàng lọc cơ bản, phù hợp để giáo viên vừa dạy, vừa quan sát, và đánh giá những khó khăn trong học tập của học sinh. Giáo viên tiểu học cũng cần được tập huấn và đào tạo bài bản, tốt nhất là đưa vào chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tại các trường đại học về công biện pháp hỗ trợ học sinh gặp khó khăn trong học tập. Hiện nay, ở Việt Nam, Chương trình đào tạo liên đại học “Phát triển và thực hiện chứng chỉ về Đánh giá và Can thiệp Tâm lý cho trẻ em gặp rối loạn chuyên biệt học tập trong bối cảnh học đường” là một dự án hợp tác giữa Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM, Đại học Louvain và Đại học Liège, Bỉ, dưới sự tài trợ của Viện nghiên cứu và giảng dạy Đại học Bỉ (ARES) đang được triển khai tại TP HCM từ 2016 đến nay. Dự án đã và đang đào tạo các nhà thực hành tâm lý, giáo dục, giáo dục đặc biệt các kỹ năng cần thiết để lượng giá và can thiệp cho các rối loạn học tập và các khó khăn của học sinh trong trường học, chẳng hạn rối loạn đọc, viết, tính toán, rối loạn ngôn ngữ nói, các rối loạn nhận thức như khó khăn tập trung, rối loạn trí nhớ và các khó khăn đi kèm khác như rối loạn cảm xúc, hành vi, thiếu động lực học tập, bắt nạt học đường. Chúng tôi cho rằng giáo viên cần được tập huấn các kiến thức này để ứng dụng hỗ trợ cho các trẻ có các khó khăn học tập hoặc rối loạn chuyên biệt học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO CASP-V (2012). Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học đường lần thứ 3 “Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt động tâm lý học đường”. NXB ĐHSP TP HCM. ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM (2010). Chương trình đào tạo Âm ngữ trị liệu. 177 Gerhard Büttner & Marcus Hasselhorn (2011). Learning Disabilities: Debates on definitions, causes, subtypes, and responses, International Journal of Disability, Development and Education, 58:1, 75-87, DOI: 10.1080/1034912X.2011.548476 Hoàng Thị Vân (2014). “Dấu hiệu phát hiện các rối loạn chuyên biệt trong học tập”, Hội thảo khoa học quốc tế “Nhận diện, Đánh giá, Can thiệp các rối loạn chuyên biệt trong học tập”, Khoa Tâm lý học, Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam và World Human Future đồng tổ chức. NXB ĐHQG TP HCM. Hoàng Trọng (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. Julia Gallegos và cộng sự (2012). Anxiety, Depression, and Coping Skills Among Mexican School Children: A Comparison of Students With and Without Learning Disabilities. Learning Disability Quarterly, 35(1), 54- 61, Hammill Institute on Disabilities 2012 Reprints and permission: DOI:10.1177/0731948711428772 Lê Thị Mai Liên (2014). Đánh giá, can thiệp và hỗ trợ trẻ rối loạn chuyên biệt học tập: kinh nghiệm thực hành theo mạng lưới hỗ trợ chuyên biệt dành cho học sinh có khó khăn tại Pháp (RASED) và thực trạng nghiên cứu, đào tạo, thực hành tại Việt Nam. RASED. Lê Thị Mai Liên (2018). Trắc nghiệm sàng lọc và chẩn đoán rối loạn tính toán. Hội thảo quốc tế về Tâm lý học đường tại Việt Nam, Vai trò của Tâm lý trường học trong thúc đẩy well-being của học sinh và gia đình, 1-3/8/2018, Hà Nội. Nguyễn Thị Cẩm Hường (2012). Nhận biết, phát hiện học sinh khuyết tật học tập theo phương pháp thứ 3. Hội thảo “Giáo dục trẻ khuyết tật học tập”, Đại học Sư phạm Hà Nội kết hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Đức. Nguyễn Thị Ly Kha (2012). Thử nghiệm bài tập vận động và bài tập nhận thức âm vị cho học sinh lớp 1 bị dyslexia. Hội thảo “Giáo dục trẻ khuyết tật học tập”, Đại học Sư phạm Hà Nội kết hợp với tổ chức hợp tác quốc tế Đức. Petra Scherer và cộng sự (2016). Assistance of students with mathematical learning difficulties: How can research support practice?. ZDM Mathematics Education, (2016) 48:633-649. DOI 10.1007/s11858-016-0800-1 RASED, 11 fiches sur les troubles des apprentissages; Rased.fr Sinéad Harmey (2020). Perspectives on dealing with reading difficulties, Education 3-13. DOI: 10.1080/03004279.2020.1824702

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_phap_giao_vien_van_dung_de_ho_tro_hoc_sinh_tieu_hoc_gap.pdf