Một số vấn đề và bệnh nghiêm trọng có thể nảy sinh trong khi mang thai và
sinh nở. Những biến chứng phổ biến là thai ngoài tử cung, nhiễm trùng do virus
herpes, bệnh sởi (rubella), bệnh toxoplasma, tiền sản giật và sản giật, sảy thai và
sinh non. Người phụ nữ cũng có thể phải chịu bất kỳ các vấn đề khác ngoài những
vấn đề trên khi mang thai, chẳng hạn như buồn nôn vào buổi sáng, bệnh trĩ và
chứng sạm da.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Biến chứng tiềm ẩn khi mang thai và sinh nở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biến chứng tiềm ẩn khi mang thai và sinh nở
Một số vấn đề và bệnh nghiêm trọng có thể nảy sinh trong khi mang thai và
sinh nở. Những biến chứng phổ biến là thai ngoài tử cung, nhiễm trùng do virus
herpes, bệnh sởi (rubella), bệnh toxoplasma, tiền sản giật và sản giật, sảy thai và
sinh non. Người phụ nữ cũng có thể phải chịu bất kỳ các vấn đề khác ngoài những
vấn đề trên khi mang thai, chẳng hạn như buồn nôn vào buổi sáng, bệnh trĩ và
chứng sạm da.
Thai ngoài tử cung
Nếu trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung thì sẽ gây nên chứng
mang thai lạc vị, loại mang thai lạc vị phổ biến nhất là mang thai trong vòi trứng.
Trừ khi được phát hiện và lấy ra sớm, còn không thì phôi thai sẽ phát triển cho đến
khi vòi bị vỡ, gây ra hiện tượng xuất huyết, khiến phụ nữ vô cùng đau đớn và một
số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Phụ nữ có thể nhầm lẫn giữa việc mang thai
bình thường với mang thai lạc vị, vì ít nhất ở thời kỳ đầu nó cũng có các dấu hiệu
bình thường như có sự thay đổi hormon, mất kinh, buồn nôn vào buổi sáng. Mang
thai lạc vị có thể tự sảy thai, mặt khác cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy thai ra
ngay sau khi phát hiện. Hầu hết phụ nữ sau khi mang thai lạc vị vân có thể có con
lại bình thường.
Nhiễm trùng do virus herpes
Nhiễm trùng do virus herpes gây ảnh hưởng chủ yếu đến thai nhi hơn là
người mẹ. Nó có thể lây truyền qua đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Những
người lớn bị nhiễm trùng do virus herpes thường không thấy có triệu chứng gì,
trong khi đó thai nhi bị lây nhiễm từ mẹ có nguy cơ bị dị dạng cao, chẳng hạn như
chậm phát triển, động kinh, liệt não, mù hoặc điếc. Hiện nay, chưa có cách chữa trị
hay vaccine phòng chống nhiễm trùng do virus herpes.
Bệnh rubella
Phơi nhiễm virus rubella, hay bệnh sởi Đức, trong thời gian mang thai gây
ra các nguy cơ trầm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở 3 tháng
đầu. Sự thiếu hụt bẩm sinh gây ra bởi bệnh rubella gồm: phát triển trước khi sinh
chậm, các dị thường ở nhiễm săc thể mù, điếc, tổn thương não, các tổn thương ở
tim. Tiêm chủng khi còn bé sẽ giúp phòng ngừa bệnh rubella và việc tiêm chủng
này có tác dụng đến suôt đời. Bất kỳ phụ nữ nào có dự định mang thai nhưng chưa
từng bị rubella hay chưa tiêm phòng cần tiêm ngừa trước khi có thai.
Bệnh toxoplasma
Bệnh toxoplasma bắt nguồn từ ký sinh trùng toxoplasma gondii, ký sinh
trùng này có trong thịt nấu chưa chín và phân động vật. Mèo là nguồn chính gây
nhiễm bệnh toxoplasma cho con
người. Nhưng người bị nhiễm bệnh này thường có ít triệu chứng, trong khi
đó thai nhi nhiễm bệnh có thể bị hỏng não, hoặc chêt lưu. Sulfasiazine một loại
thuốc nhóm sunfonamide có thể được sử dụng mà không gây hại đến thai nhi, để
điều trị bệnh này trước khi sinh hai tháng.
Tiền sản giật và sản giật
Phụ nữ bị tiền sản giật hay “nhiễm độc huyết” sẽ bị tăng huyết áp, giữ nước
mạnh và phù khi mang thai. Các triệu chứng của bệnh này thường từ mức độ nhẹ
(phù tư chi) đến nặng (co giật và tử vong). Nhiễm độc huyết nặng được gọi là sản
giật. Nguyên nhân chính xác gây ra nhiễm độc huyết hiện vẫn chưa được biêt, tuy
nhiên dinh dưỡng không đầy đủ có thể là một phần nguyên nhân.
Sảy thai
Sảy thai là sự sảy một cách tự phát của thai nhi không thể sống được (thai
không co khả năng sống ở ngoài tử cung) ít hơn 20 tuần tuổi. Vì người phụ nữ có
thê nhầm sảy thai với có kinh trước khi biết là mình có thai nên việc xác định số ca
sảy thai hàng năm là một việc khó khăn. Tuy nhiên, theo ước tính có khoảng 20%
phụ nữ mang thai ở Mỹ bị sảy thai, đa số những trường hợp sảy thai này xuất hiện
ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dị thường ở nhiễm săc thể và mang thai khi tuổi
đã cao (trên 35 tuổi) là những nguyên nhân chính dẫn đến việc sảy thai.
Sinh non
Trẻ sinh non chiếm khoảng từ 7- 10% trong số những trẻ em được sinh ra ở
Mỹ, trẻ sinh non nặng dưới 2,5kg và được sinh ra khi thai ít hơn 36 tuần tuổi. Mặc
dù những nguyên nhân gây ra việc sinh non vẫn chưa được biết, nhưng sinh non
có thể liên quan đến chế độ ăn uống thiếu thốn, sử dụng rượu và thuốc khi mang
thai, hút thuốc lá thiếu sư chăm sóc trước khi sinh hay có tiền sư sảy thai trước đó.
Như đã biết, trẻ sơ sinh càng nhẹ cân càng ít có cơ hôi sống. Trẻ sinh non thường
gặp các vấn đề xuất huyết, gặp khó khăn khi thở, bú sữa và tiêu hóa. Những vân
đề này thường mất đi khi đứa trẻ tăng cân.
Kiểm tra để phát hiện những bất thường khi mang thai
Một số phương pháp chẩn đoán có thể kiểm tra xem bào thai có khả năng bị
các dị tật hay khiếm khuyết nào không. Một trong số những phương pháp phổ biến
nhất được sử dụng là chẩn đoán bằng siêu âm. Chẩn đoán bằng siêu âm liên quan
đến việc chụp hình chuyển động của bào thai và đặc biệt hữu dụng trong việc chẩn
đoán các rối loạn trước khi sinh, theo dõi nhịp tim của thai nhi và biết trước được
giới tính của thai. Hiên tại, không có bằng chứng nào chứng minh rằng sóng siêu
âm gây hại đến thai nhi hay người mẹ cả. Các kiểm tra bằng việc chọc ối giúp biết
xem có sự nhiễm trùng bào thai hay các dị thường về nhiễm sắc thể hay không.
Bác sĩ xác định vị trí bào thai bằng phương pháp siêu âm để tránh đâm vào bào
thai, rồi sau đó dùng một cái kim rỗng để rút dịch ở túi ối. Phương pháp chọc ối
này thường được thực hiện khi thai được khoảng 15 tuần tuổi. Phương pháp này
cho phép cha mẹ có đủ thời gian để quyết định xem có giữ thai lại cho đến khi
sinh nếu như thai có những khuyết tật nặng hay không. Kết quả kiểm tra bằng
phương pháp này thường có trong vòng từ 3-4 tuần. Nguy cơ gây sảy thai do chọc
ối ít hơn 1%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_chung_tiem_an_khi_mang_thai_va_sinh_no_621.pdf