“Chẳng có lý do gì khiến tôi phải phớt lờ “bữa tiệc” chứng
khoán Việt Nam trong khi những vị khách nước ngoài đang
liên tục “gõ cửa”
Giá cổ phiếu tăng vù vù và thị trường đang được mô tả bằng
cụm từ win - win (tất cả cùng thắng).
Thạc sỹ Lê Anh Dũng, người từng đoạt giải quán quân thị trường
chứng khoán ảo của Mỹ vào đầu năm 2000, chia sẻ bí quyết đầu
tư và triết lý kinh doanh mà anh đang áp dụng.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bí quyết đầu tư của quán quân chứng khoán ảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết đầu tư của quán quân
chứng khoán ảo
“Chẳng có lý do gì khiến tôi phải phớt lờ “bữa tiệc” chứng
khoán Việt Nam trong khi những vị khách nước ngoài đang
liên tục “gõ cửa”
Giá cổ phiếu tăng vù vù và thị trường đang được mô tả bằng
cụm từ win - win (tất cả cùng thắng).
Thạc sỹ Lê Anh Dũng, người từng đoạt giải quán quân thị trường
chứng khoán ảo của Mỹ vào đầu năm 2000, chia sẻ bí quyết đầu
tư và triết lý kinh doanh mà anh đang áp dụng.
Lý do nào dẫn anh đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
Trước tiên, đây là niềm đam mê từ hồi tôi còn học đại học. thị
trường chứng khoán còn là một trải nghiệm thú vị giúp tôi có thể
tự chủ hơn về tài chính. Và cuối cùng, tôi tin vào sự phát triển của
thị trường chứng khoán Việt Nam được tiếp sức từ sự trỗi dậy
của nền kinh tế Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
Chẳng có lý do gì khiến tôi phải phớt lờ “bữa tiệc” chứng khoán
Việt Nam trong khi những vị khách nước ngoài đang liên tục “gõ
cửa”.
Cảm nhận của anh về thị trường chứng khoán Việt Nam trong
năm qua?
Nếu đứng tại thời điểm đầu năm 2006 để nhận định thì kể cả
những người lạc quan nhất cũng không thể hình dung nổi bước
phát triển nhảy vọt của thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến
thời điểm này. Thị trường đã phát triển mạnh về cả quy mô, chất
lượng, số lượng các loại cổ phiếu và thành phần các nhà đầu tư.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến việc chỉ số VN-Index đã tăng
144% trong năm 2006 và được xếp hạng chỉ số chứng khoán
tăng trưởng tốt nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Anh có nhận xét gì về những nhà đầu tư cá nhân Việt Nam?
So với thời điểm 1 năm trước thì nhìn chung, các nhà đầu tư cá
nhân lớp trước đã trưởng thành hơn về kiến thức và kinh nghiệm.
Họ đã nhìn nhận cổ phiếu một cách toàn diện hơn chứ không
đơn thuần dựa vào các chỉ số P/E, P/B, tỷ lệ cổ tức hay động thái
mua bán của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư có kinh nghiệm rất nhạy bén trong
việc tìm kiếm các xu hướng và cơ hội đầu tư mới, tích cực thu
thập, trao đổi thông tin và tranh luận để ra quyết định mua bán
hợp lý.
Thế còn về lớp các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường?
Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh trong suốt năm 2006
trong khi các kênh đầu tư truyền thống như bất động sản, vàng,
ngoại tệ… kém hấp dẫn đã thu hút một lượng đông đảo nhà đầu
tư mới đến với thị trường.
Tuy nhiên, sự tham gia của các lớp nhà đầu tư đã góp phần làm
tăng thêm tính biến động và rủi ro của thị trường. Tôi có cảm
nhận rằng, đại đa số nhà đầu tư mới chưa có sự chuẩn bị tốt về
kiến thức và tâm lý để có thể trụ vững. Tâm lý đánh quả, mua là
thắng, chơi chứng khoán cho sành điệu, mua bán dựa trên tin
đồn, mách nước là chính đã trở thành một phương thức hành
động chủ đạo của lớp nhà đầu tư này.
Nhưng lịch sử và thực tế cũng cho thấy, đây cũng thường là cách
nhanh nhất và dễ dàng nhất khiến các tay chơi cổ phiếu này bị
loại khỏi cuộc chơi.
Vậy anh có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư mới?
Tôi quan niệm rằng, khoản đầu tư hiệu quả nhất cho các nhà đầu
tư mới nhập cuộc chính là đầu tư cho kiến thức. Hãy bỏ một ít
tiền mua vài cuốn sách đầu tư chứng khoán để nghiền ngẫm, hãy
bớt chút thời gian để tìm hiểu cách thức vận hành của thị trường
và hoạt động kinh doanh của công ty, để học hỏi từ thành công
và sai lầm của một số nhà đầu tư thành đạt.
Điều cuối cùng mà tôi muốn nhắn gửi là sẽ không bao giờ quá
muộn để bắt đầu đầu tư chứng khoán, hãy bình tĩnh vì cơ hội đầu
tư luôn luôn hiện diện trên thị trường để bạn nắm bắt.
Để đầu tư thành công thì nhà đầu tư cần có những tố chất gì?
Nếu có thể tóm lược về bí quyết đầu tư thành công thì tôi sẽ đặt
chữ Nhẫn lên hàng đầu.
Nhẫn có thể được hiểu nôm na là sự kiên trì và nhất quán với
chiến lược và nguyên tắc đầu tư đã giúp cho nhà đầu tư thành
công và tự tin khi hành động. Nhẫn có lúc là khả năng chịu đựng
trước áp lực của đám đông và những giao động hàng ngày của
thị trường. Nhẫn còn là sự không ngừng hoàn thiện kiến thức và
kỹ năng đầu tư sau mỗi thành công hay thất bại.
Những nhà đầu tư cá nhân thành công nhất mà tôi được biết
không phải là những người thông minh nhất, liều lĩnh nhất hay
phán đoán chính xác nhất mà là những người kiên nhẫn nhất.
Anh có tạo cho mình một triết lý đầu tư không?
Triết lý bao trùm chiến lược đầu tư cũng như chiến thuật giao
dịch của tôi là không đi theo lối mòn. Theo tôi chẳng có phép màu
nào trên thị trường chứng khoán và không có một công thức duy
nhất để đầu tư thành công.
Nguyên tắc lựa chọn cổ phiếu của tôi là đầu tư vào các cổ phiếu
quy mô tương đối lớn, có thành tích kinh doanh tốt và ổn định
trong quá khứ, có khả năng duy trì được lợi thế cạnh tranh trong
tương lai. Những nhân tố cơ bản này đảm bảo bạn chọn được
những cổ phiếu “ăn khách”.
Bên cạnh đó, tôi cũng dựa vào phân tích kỹ thuật và tâm lý thị
trường để chọn thời điểm mua thích hợp. Việc tiếp cận theo
hướng này giúp tôi giảm đáng kể xác suất mắc sai lầm khi đầu tư
vào một cổ phiếu nào đó.
Chiến lược đầu tư của anh là gì?
Chiến lược cốt lõi là đầu tư dài hạn và đa dạng hóa danh mục ở
mức độ hợp lý. Một số cổ phiếu tốt thuộc những ngành tiềm năng
sẽ được nắm giữ dài hạn để tạo thành xương sống cho danh
mục đầu tư. Một số vị thế nắm giữ ngắn hạn có tính cơ hội chiếm
khoảng từ 10-20% danh mục cũng được duy trì nhằm gia tăng
hiệu suất đầu tư.
Theo tính toán của tôi, trong năm 2006, nếu nhà đầu tư bỏ lỡ 20
ngày giao dịch có lợi tức tốt nhất của chỉ số VN-Index thì họ sẽ
mất gần một phần tư số lợi nhuận có thể kiếm được từ việc “bám
sát” chỉ số này (có thể thông qua nắm giữ các bluechips).
Thách thức nào là lớn nhất với nhà đầu tư cá nhân mới vào
nghề?
Khoảng thời gian ban đầu bao giờ cũng khó khăn. Theo tôi, nhà
đầu tư cá nhân nên dành thời gian ban đầu cho việc hình thành
nên triết lý, chiến lược và kế hoạch đầu tư để định hướng cho
các thương vụ sau này chứ không phải nỗ lực làm giàu nhanh.
Một điều tôi thường thấy ở các nhà đầu tư mới là tâm lý nóng vội
và bất cẩn. Điều mà các nhà đầu tư này thường hỏi tôi là nên
chơi cổ phiếu nào chứ không phải là nên đầu tư như thế nào để
thành công.
Dự cảm của anh về thị trường chứng khoán trong năm tới?
Dự báo luôn luôn là một công việc khó khăn và đối với thị trường
chứng khoán thì công việc này khó gấp bội. Tuy nhiên, nó lại là
phần không thể thiếu được trong đầu tư chứng khoán.
Theo tôi, sự tăng trưởng đột biến của thị trường chứng khoán
Việt Nam trong năm 2006 có được phần lớn là do nhiều cổ phiếu
bị định giá thấp hơn giá trị nội tại, một phần là do sự tăng trưởng
ấn tượng về kết quả kinh doanh của các công ty và cuối cùng là
sự hưng phấn của công chúng đầu tư.
Nếu coi mặt bằng giá cổ phiếu hiện hành là tương đối phản ánh
đúng giá trị thì sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong
tương lai chỉ có thể xuất phát từ nội lực của bản thân các công ty
cổ phần.
Theo suy nghĩ đó, thị trường chứng khoán năm 2007 khó có thể
có được trận “sóng thần” như năm 2006 mặc dù sẽ có nhiều đợt
sóng diễn ra ở một số khu vực tiềm năng của thị trường.
Ngoài ra, năm 2007 sẽ là năm chắc chắn sẽ khó khăn hơn với
nhà đầu tư cá nhân bởi thị trường ngày càng trở nên chuyên
nghiệp và cạnh tranh hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư
tổ chức và lớp các nhà đầu tư mới. Diễn biến của những đợt IPO
vừa qua phần nào hé lộ viễn cảnh đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi_quyet_dau_tu_cua_quan_quan_chung_khoan_ao.pdf