"Có hàng ngàn cách tiêu tiền, nhưng chỉ có 2 cách kiếm tiền. Một
là làm việc vì tiền. Hai là để đồng tiền làm việc cho mình”
Trong thế giới đầu cơ nghiệt ngã và vô tình, bạc bẽo và không
khoan nhượng, đầy cơ hội và lắm cạn bẫy, cho tới nay có không
ít nhà đầu cơ lưu danh muôn thủa về thành công và thất bại, may
mắn và bi kịch, nổi tiếng và tai tiếng, nhưng lại rất hiếm nhà đầu
cơ trứ danh chết trong giàu sang, lại có quyền uy đối với giới
chính trị và chức sắc quyền lực nhà nước. Bernard Baruch là một
trong số ít đó.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bernard Baruch - Lã Bất Vi của phương tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bernard Baruch - Lã Bất Vi
của phương tây
"Có hàng ngàn cách tiêu tiền, nhưng chỉ có 2 cách kiếm tiền. Một
là làm việc vì tiền. Hai là để đồng tiền làm việc cho mình”
Trong thế giới đầu cơ nghiệt ngã và vô tình, bạc bẽo và không
khoan nhượng, đầy cơ hội và lắm cạn bẫy, cho tới nay có không
ít nhà đầu cơ lưu danh muôn thủa về thành công và thất bại, may
mắn và bi kịch, nổi tiếng và tai tiếng, nhưng lại rất hiếm nhà đầu
cơ trứ danh chết trong giàu sang, lại có quyền uy đối với giới
chính trị và chức sắc quyền lực nhà nước. Bernard Baruch là một
trong số ít đó.
Đầu cơ kiếm tiền và làm chính trị
Bernard Baruch được coi là một trong những nhà đầu cơ vĩ đại
nhất ở nửa đầu của thế kỷ trước. Sự đánh giá đó có liên quan
trực tiếp đến những phi vụ đầu cơ nổi tiếng tới mức chúng được
đưa vào trong mọi cuốn cẩm nang truyền miệng về đầu cơ
Baruch là người đã giúp nhiều đời tổng thống Mỹ tổ chức nền sản
xuất phục vụ hai cuộc chiến tranh thế giới. Ngày nay, người ta
vẫn còn kháo nhau rằng, tướng Paul von Hindenburg, sau này trở
thành Quốc trưởng Đức, từng cho rằng “Nước Đức đã bị Baruch
đánh bại trong thế chiến thứ nhất” và trùm Quốc xã Đức Hitler
cũng hận Baruch đến tận xương tuỷ. Baruch giàu có nhờ đầu cơ,
nhưng từ thế mạnh về đồng tiền kiếm được nhờ đầu cơ, Baruch
gây dựng được vai trò chính trị và nhờ vai trò chính trị ấy mà
thành công hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh.
Baruch sinh ra ở Mỹ năm 1870, mất năm 1965. Cha ông là thầy
thuốc, gốc Phổ, di cư sang Mỹ, không giàu có nhưng cũng khá
giả. Baruch không có hứng thú học hành ngay từ nhỏ mà luôn tìm
kiếm khả năng và cơ hội kiếm tiền nhanh. Cũng vì thế mà thế giới
đầu cơ coi Baruch là người có năng khiếu đầu cơ bẩm sinh. Năm
21 tuổi, Baruch làm thuê cho một nhà môi giới chứng khoán và
chỉ 10 năm sau, nhờ học lỏm mánh lới đầu cơ chứng khoán mà
Baruch đã có riêng được 3 triệu USD - một số tiền rất lớn vào
thời điểm chuyển giao hai thế kỷ ở Mỹ. Baruch cũng còn là nhà
đầu cơ đầu tiên chính thức đưa ra định nghĩa về nhà đầu cơ -
vừa để tự vinh danh chính mình, vừa để phản bác lại cách nhìn
nhận chung của công luận về nghề đầu cơ. Đó là: “Ngày nay,
khái niệm “nhà đầu cơ” bị đánh đồng với “kẻ chơi bạc” hay “phiêu
lưu mạo hiểm”. Đầu cơ là từ có gốc La-tin (speculari), có nghĩa là
theo dõi và quan sát. Tôi định nghĩa nhà đầu cơ là người nhìn
thấy trước những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai và hành động
có lợi nhất cho mình trước khi chúng xảy ra”. Theo Baruch, đầu
cơ không có gì là xấu, không vi phạm pháp luật hay tiêu chí đạo
đức, không trái với giá trị văn hoá truyền thống hay quy phạm tiêu
chuẩn về ứng xử, mà là tri thức và nghệ thuật, bản lĩnh và năng
khiếu.
Trong thế giới đầu cơ đến nay vẫn còn truyền tụng và ngợi ca ba
phi vụ đầu cơ lừng danh nhất của Baruch. Lần thứ nhất vào năm
1898. Ngày 3/7/1898, hải quân Mỹ đánh bại hải quan Tây Ban
Nha ở Santiago de Cuba. Giống như Mayer Rothschild đã tận
dụng cơ hội với trận chiến ở Waterloo, Baruch đoán rằng vì thế
mà giá trị cổ phiếu của Mỹ sẽ tăng trong khi giá trị các loại cổ
phiếu Châu Âu sẽ giảm. Nhưng vì ở Mỹ, mãi đến ngày hôm sau
các sở giao dịch chứng khoán mới hoạt động nên Baruch và các
đối tác đã dốc hết tiền ra mua tất cả cổ phiếu Mỹ có thể mua
được ở Châu Âu và bán đi tất cả các cổ phiếu Châu Âu. Ngày
hôm sau, 4/7/1898, thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Âu đã
diễn biến đúng như dự đoán của Baruch. Chỉ riêng phi vụ này thôi
cũng đã đủ giúp Baruch trở thành một trong những người giàu
nhất nước Mỹ thời kỳ đó.
Lần thứ hai là dịp đại khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới
cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước. Baruch vốn đã không có lòng tin
vào đồng tiền và dự đoán rằng tất cả các đồng tiền sẽ bị mất giá,
thậm chí có đồng tiền chỉ còn là hư danh, nhưng vàng lại luôn có
giá và sẽ trở nên có giá hơn trong bối cảnh đó. Baruch đầu cơ
vào vàng và cũng lại thắng lớn.
Phi vụ đầu cơ nổi tiếng thứ ba mà hậu thế vẫn còn thán phục đến
tận ngày nay là đầu cơ vào chính trị. Làm quen, kết thân với
những người có quyền lực và những người có triển vọng quyết
định quyền lực ở Mỹ để rồi từ đó tìm kiếm cơ hội kinh doanh có
lợi nhất, nhanh nhất, đỡ tốn kém nhất và an toàn nhất cho chính
mình là tư tưởng cốt lõi của phương cách đầu cơ này. Năm 1912,
Baruch đã đầu cơ như vậy vào Woodrow Wilson, hồi đó mới chỉ
là Giáo sư đại học, nhưng sau này trở thành tổng thống Mỹ. Nhờ
Wilson mà Baruch trở thành người tổ chức toàn bộ nền kinh tế
Mỹ phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Tương tự như
vậy đối với tổng thống Roosevelt sau này.
Đảm trách tổ chức và vận hành toàn bộ nền kinh tế Mỹ trong thời
gian 2 cuộc chiến tranh thế giới không chỉ giúp Baruch có được
vai vế trên chính trường mà còn kiếm về những nguồn lợi khổng
lồ. Trong thời chiến, mọi luật lệ đề ra là để phục vụ cho cuộc
chiến, mọi tiềm năng của đất nước đều được huy động, và vì kết
quả cuối cùng quyết định hết nên mấy ai đã dám chi li soi xét
Baruch sử dụng hiệu quả thực sự những tiềm năng ấy của nước
Mỹ như thế nào, có thật tất cả dành cho nước Mỹ hay là phần
riêng cho mình cũng không nhỏ. Baruch trở thành tỷ phú cũng từ
thời kỳ này.
Sau thế chiến thứ hai, vai trò và khả năng của Baruch không còn
được cần đến nữa và tổng thống Mỹ Truman không được Baruch
coi là có thể tận dụng được nên Baruch rút dần ra khỏi vũ đài
chính trị. Dù vậy, Baruch vẫn chấp nhận làm đại diện cho Mỹ
trong Uỷ ban Năng lượng nguyên tử của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ở đó và trên cương vị ấy, Baruch không có cơ hội để đầu cơ,
nhưng lại tận dụng nó để làm chính trị. Baruch đưa ra cái gọi là
“Kế hoạch Baruch”, giống như một bộ luật cho cả thế giới, trong
đó có chuyện cấm sản xuất vũ khí hạt nhân và thành lập một kiểu
“cảnh sát thế giới” để kiểm soát việc thực hiện mà không lệ thuộc
vào LHQ. Ngày ấy, kế hoạch này đã bị Liên Xô bác bỏ.
Bí quyết kiếm tiền độc đáo
Baruch là tác giả của câu nói rất nổi tiếng trong thế giới đầu cơ:
“Có hàng ngàn cách tiêu tiền, nhưng chỉ có 2 cách kiếm tiền. Một
là làm việc vì tiền. Hai là để đồng tiền làm việc cho mình”. Soi vào
sự nghiệp đầu cơ của Baruch thì thời kỳ đầu là thời kỳ Baruch
làm việc để kiếm tiền, nhưng thời kỳ sau là thời kỳ sử dụng đồng
tiền làm việc cho mình.
Trong đầu cơ chứng khoán, Baruch luôn tuân thủ một nguyên tắc
mà trong hồi ký của mình, Baruch coi đó là một bí quyết đầu cơ
thành công, đó là không bao giờ theo đuổi chiến lược bán đỉnh.
“Bí quyết của tôi rất đơn giản, tôi luôn bán chúng đi sớm 10%”.
Có nghĩa là việc xác định điểm dừng trong đầu cơ không phải
thời gian mà ở giá trị, không mạo hiểm đến cùng mà chắc chắn,
không được ăn cả ngã về không mà chơi trận nào thắng trận ấy.
Bí quyết thành công quan trọng thứ hai của Baruch là tận dụng
quan hệ chính trị trong đầu cơ. Baruch không phải là nhà đầu cơ
đầu tiên nhận ra rằng, đầu cơ vào chính trị có lợi nhất và an toàn
nhất, nhưng chắc chắn ông thuộc về số ít nhà đầu cơ tận dụng
triệt để nhất nhân tố chính trị trong hoạt động đầu cơ. Không có
nhà đầu cơ nào từ cổ chí kim lại có được giàu sang đồng thời với
ảnh hưởng đáng kể tới nền chính trị và kinh tế của một quốc gia
trong suốt hơn bốn thập kỷ như Baruch ở Mỹ. Ngày nay, chuyện
cũ cứ nhạt nhoà dần dưới lớp bụi phủ của thời gian, nhưng 1.200
bức thư mà 9 vị tổng thống Mỹ cũng như 700 bức thư mà thủ
tướng Anh Winston Churchill đã gửi tới Baruch còn lưu giữ được
vẫn là bằng chứng về sự thành đạt của một nhà đầu cơ trứ danh
trên chính trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bernard_baruch.pdf