Bệnh zona, theo từ chuyên môn là Herpes zoster, là mẫn đỏ da gây ra do
virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu. Vi-rút gây bệnh này có tên là Varicella zoster. Sau
khi bị bệnh thuỷ đậu, vi-rút sống trong dây thần kinh, nguyên nhân tại sao vẫn
chưa có lời giải đáp.
Trong một số hoàn cảnh nào đó như xúc động, stress, suy giảm miễn dịch
(AIDS, hoá trị liệu ) hay ung thư, vi rút sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona. Tuy
nhiên, trong đa số các trường hợp, nguyên nhân hoạt động trở lại của virút vẫn
chưacó căn cứ. Vi rút này gây ra bệnh thuỷ đậu và bệnh zona, không giống với
virút gây mụn nước ở cơ quan sinh dục và ở miệng.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh zona là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona, theo từ chuyên môn là Herpes zoster, là mẫn đỏ da gây ra do
virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu. Vi-rút gây bệnh này có tên là Varicella zoster. Sau
khi bị bệnh thuỷ đậu, vi-rút sống trong dây thần kinh, nguyên nhân tại sao vẫn
chưa có lời giải đáp.
Trong một số hoàn cảnh nào đó như xúc động, stress, suy giảm miễn dịch
(AIDS, hoá trị liệu ) hay ung thư, vi rút sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona. Tuy
nhiên, trong đa số các trường hợp, nguyên nhân hoạt động trở lại của virút vẫn
chưa có căn cứ. Vi rút này gây ra bệnh thuỷ đậu và bệnh zona, không giống với
virút gây mụn nước ở cơ quan sinh dục và ở miệng.
Bệnh zona khởi phát và tiến triển như thế nào?
Trước khi thấy được những mẫn đỏ, bệnh nhân có thể có cảm giác đau rát
và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến 1 tuần. Bệnh zona khởi đầu là những
mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, những mụn nước mới tiếp tục hình thành
từ 3-5 ngày. Mụn nước này thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống.
Toàn bộ dây thần kinh liên quan có thể bị, hay những vùng khác không có
liên quan đến phân bố dây thần kinh cũng có thể bị. Thường thì bệnh zona chỉ ăn
theo một dây thần kinh, hiếm khi bị nhiều hơn một dây thần kinh.
Cuối cùng thì các mụn nước này vỡ ra và bắt đầu chảy nước, bề mặt bên
trên khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh
đến khi khỏi. Thỉnh thoảng, đau vẫn còn mặc dù không bao giờ nhìn thấy mụn
nước, làm dễ lầm lẫn với nguyên nhân đau tại chỗ.
Bệnh zona có lây không ?
Vâng. Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người
lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona,
nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc
bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.
Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này
trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây
được nữa.
Điều trị zona như thế nào ? Tôi sẽ chăm sóc sức khoẻ của mình như thế
nào ?
Có một số cách điều trị zona. Thuốc kháng vi-rút như acyclovir (Zovirax)
hay famciclovir (Famvir) có thể làm rút ngắn thời gian bị mẫn đỏ da, nếu bắt đầu
dùng sớm trong vòng 48 giờ khi xuất hiện mẫn đỏ. Phối hợp thêm thuốc nhóm
steroid cũng có thể hạn chế và rút ngắn thời gian bị đau do zona. Tuy nhiên, lợi ích
của 2 loại thuốc này vẫn còn hạn chế.
Ngoài thuốc kháng vi-rút, thuốc giảm đau cũng cần thiết để kiểm soát triệu
chứng. Vùng da bị bệnh cần phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Người bệnh vẫn có
thể được tắm rữa, kỳ cọ bằng xà phòng và nước nơi bị zona mà không bị cấm.
Dung dịch aluminum acetate (Burows hay Domeboro”s, có bán ở nhà thuốc) có
thể được sử dụng giúp làm khô bề mặt da bị zona và nơi rĩ dịch.
Biến chứng của bệnh zona là gì?
Thường thì bệnh zona được chữa khỏi, và bệnh zona cũng có một số vấn
đề. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi
trùng sẽ gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu nhiễm trùng da
xảy ra, vùng da trở nên đỏ hơn, nóng, sưng bóng lên và rất đau.
Bạn cũng có thể thấy vệt màu đỏ xung quanh vết thương. Nếu bạn nhận
thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số đó, bạn hãy liên hệ đến bác sĩ của bạn để
được chăm sóc. Kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị trong những trường
hợp này.
Một biến chứng nữa cũng làm cho người bệnh lo lắng là khi bị zona ở mặt,
đặc biệt ở trán và mũi. Trong những trường hợp này, zona có thể làm giảm thị lực.
Nếu bạn bị zona ở trán hay ở mũi thì bạn cũng cần được chăm sóc y tế.
Đau dây thần kinh sau bệnh zona là gì ? Và cần phải làm gì khi bị như
vậy?
Đau dây thần kinh sau zona là đau khu trú ở vùng có liên quan đến bệnh
zona, cơn đau này có thể kéo dài cả tháng.
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona là đau dây thần kinh sau bệnh
zona Đau dây thần kinh sau zona thường kéo dài cả tháng, thậm chí ngay sau khi
bệnh zona đã khỏi mà đau thì vẫn còn. Ở những người trên 50 tuổi, bị zona lần
đầu, thường bệnh zona gây đau nhiều hơn, người bệnh dễ bị suy sụp hơn. Rõ ràng
là điều trị zona bằng steroid và thuốc kháng vi-rút có thể rút ngắn thời gian và tai
biến đau dây thần kinh sau zona. Tuy nhiên, chỉ giảm đi đôi chút.
Đau dây thần kinh sau zona có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc như:
thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptyline (Elavil), và các thuốc khác như thuốc
chống động kinh gabapentin (Neurontin), carbamazipine (Tegretol), được dùng để
giảm đau dây thần kinh do zona.
Cuối cùng, kem capsaicin (Zostrix), là một chất được chiết xuất từ trái ớt,
có thể được dùng để thoa lên vùng da bị zona để làm giảm đau, sau khi các mụn
nước đã khô. Châm cứu và kích thích điện thần kinh vùng da bị bệnh cũng giúp
ích được cho vài bệnh nhân. Lidocain dạng dán da cũng có thể giúp giảm đau dây
thần kinh do zona.
Việc chọn lựa thuốc nào là tốt nhất cho bạn, cần phải thảo luận với thầy
thuốc của bạn.
Tóm lược bệnh zona
Bệnh zona do vi-rút cùng loại với virút gây bệnh thuỷ đậu, bệnh lây sang
người mà người đó trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu.
Bệnh zona còn được gọi là Herpes zoster, bệnh này không liên quan gì
đến bệnh nhiễm herpes sinh dục.
Bệnh zona có thể gây đau kéo dài, ngay cả sau khi hết mẫn đỏ da.
Steroids và thuốc kháng virút có thể giúp ngăn ngừa đau lâu dài sau
nhiễm zona, nếu bắt đầu điều trị trong vòng 2 ngày đầu sau khi xuất hiện mẫn
đỏ da.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_zona_la_gi_4564.pdf