Bệnh xốp xương: “Đột kích trong im lặng”

Bệnh xốp xương hay loãng xương thường âm thầm tiến triển, gây ra

những hậu quảkhó lường nhưng những lý do dẫn đến nó có thểlàm bạn phải

ngạc nhiên vềcăn bệnh này.

Xương luôn luôn phát triển chứkhông chỉlà hình ảnh tĩnh nhưbạn đã từng

nhìn thấy trong sách vở, hay mô hình trên lớp. Các tếbào xương thay đổi trong suốt

cuộc đời, khi có những tếbào bịphân huỷthì lại có những tếbào xương mới được

hình thành. Trong cuộc đời, tếbào xương luôn luân chuyển và thay thếhầu hết các tế

bào của khung xương.

Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh xốp xương - loãng xương thì tếbào

xương bịmất đi nhanh hơn là được tái tạo lại và xương trởnên xốp, giòn, dễrạn nứt

hoặc dễgãy. Nếu chiếu tia X - quang ởhông của một người bình thường, bạn sẽthấy

mật độxương dầy đặc còn ởngười bịxốp xương thì phần lớn là rỗng.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh xốp xương: “Đột kích trong im lặng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh xốp xương: “Đột kích trong im lặng” Bệnh xốp xương hay loãng xương thường âm thầm tiến triển, gây ra những hậu quả khó lường nhưng những lý do dẫn đến nó có thể làm bạn phải ngạc nhiên về căn bệnh này. Xương luôn luôn phát triển chứ không chỉ là hình ảnh tĩnh như bạn đã từng nhìn thấy trong sách vở, hay mô hình trên lớp. Các tế bào xương thay đổi trong suốt cuộc đời, khi có những tế bào bị phân huỷ thì lại có những tế bào xương mới được hình thành. Trong cuộc đời, tế bào xương luôn luân chuyển và thay thế hầu hết các tế bào của khung xương. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh xốp xương - loãng xương thì tế bào xương bị mất đi nhanh hơn là được tái tạo lại và xương trở nên xốp, giòn, dễ rạn nứt hoặc dễ gãy. Nếu chiếu tia X - quang ở hông của một người bình thường, bạn sẽ thấy mật độ xương dầy đặc còn ở người bị xốp xương thì phần lớn là rỗng. Lý do nào dẫn đến bệnh này? Mật độ xương nhiều nhất khi bạn đang ở trước tuổi 20. Nhưng khi mỗi năm một tuổi thì các tế bào xương dần mất đi do nhiều nhân tố khác nhau. Bệnh xốp xương cũng sớm có những dấu hiệu báo trước do sự mất cân bằng trong quá trình cấu tạo xương gây nên. Có thể bạn biết rằng để xương chắc khoẻ thì cần nhiều canxi, nhưng chế độ ăn kiêng ít canxi không phải là thủ phạm duy nhất. Đó có thể là do: 1. Hocmôn Estrogen ở phái nữ thấp Theo Paul Mystkowski, BS Nội tiết của TT Virginia Mason Medical (Seattle, Mỹ), cho biết: Lý do chung nhất gây nên bệnh xốp xương là do sự thiếu hụt hóc môn Estrogen ở nữ. Khi về già, hormone Estrogen giảm nhanh chóng, nhất là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh khiến tế bào xương bị mất nhanh gây nên xốp xương. Qua thời gian, nguy cơ xốp xương ngày càng tăng, gây rạn nứt hoặc gẫy xương ở phụ nữ cao tuổi. Theo một báo cáo về bệnh xốp xương tại Mỹ, ở phụ nữ trẻ, hiện tượng mất kinh hay gầy còm, biếng ăn đều gây tổn hại đến mật độ xương trong cơ thể. Đối với người bị mổ hai bên buồng trứng được gọi là thủ thuật cắt buồng trứng cũng là nguyên nhân gây nên xốp xương, làm giảm mật độ xương. 2. Hocmôn Testosterone ở nam giới thấp Cả hai hormone Testosterone và Estrogen đều cần cho sự chắc khỏe của khung xương nam giới. Theo Mystkowski, bạn cần phải ước lượng được sự thiếu hụt Testosterone, tránh không bị xốp xương. 3. Thiếu cân bằng các hormone khác Một vài hormone khác cũng có vai trò điều chỉnh mật độ xương bao gồm hormone tuyến cận giáp và hormone phát triển. Chúng giúp điều phối canxi, hình thành tế bào xương làm cho xương chắc khỏe nhất. Nhưng quá nhiều hormone tuyến cận giáp được gọi là hyperparathyroidism cũng là nguyên nhân làm mất canxi trong nước tiểu. Thiếu canxi làm xương yếu đi và khi có tuổi thì hormone phát triển cũng giảm, hormone này rất cần để tạo cho xương chắc khoẻ. 4. Thiếu canxi Khi thiếu canxi, bạn không thể tái tạo các tế bào xương mới trong quá trình tổ chức xương. Xương dự trữ hai chất khoáng là canxi và phốt pho còn cơ thể luôn cần một lượng canxi “chung thuỷ” trong máu để “phục vụ” cho các tổ chức tế bào đặc biệt là tim, cơ bắp và dây thần kinh. Khi các cơ quan này cần canxi, chúng sẽ huy động từ chất khoáng dự trữ trong xương, sau một thời gian chất khoáng dữ trữ bị lấy hết thì xương trở nên dòn, dễ gẫy. 5. Thiếu vitamin D Quá ít vitamin D có thể dẫn đến xương bị yếu và làm mất tế bào xương nhanh. Sự vận hành của vitamin D còn được gọi là calcitriol có tác dụng như một hormone chứ không đơn thuần chỉ là vitamin. Nó giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi. 6. Lối sống ít vận động Xương rất dễ bị yếu nếu chúng không được hoạt động. Đối với những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, hoặc bị chứng liệt cơ bắp, loạn đường huyết thì mất tế bào xương rất nhanh. 7. Tình trạng tuyến giáp Hormone tuyến giáp ở mức cao cũng là nguyên nhân gây mất tế bào xương. Nếu bạn thường dùng một lượng thuốc cho tuyến giáp ở mức cao thì sẽ làm giảm mật độ xương xuống. Tuy nhiên hầu hết các bác sĩ cho rằng: bất kỳ người nào dùng liều lượng cao vẫn có đủ canxi và vitamin nhờ luyện tập thể dục đều đặn hàng ngày. 8. Hút thuốc Những người hút thuốc có mật độ xương thấp và nguy cơ bị gẫy xương cao hơn so với những người không hút thuốc. Theo một nghiên cứu liên quan giữa sức khỏe của xương và thuốc lá thì độc tố nicotin sẽ ảnh hưởng đến tế bào xương gây cản trở khả năng hấp thu Estrogen, canxi và vitamin D. 9. Dược phẩm Có những loại thuốc chữa bệnh lại gây loãng xương, làm xương dòn dễ gẫy như hầu hết loại thuốc có chứa corticosteroid (cortisone, hydrocortisone, glucocortisoids và prednisone). Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn, bệnh thấp khớp, bệnh vẩy nến, bệnh viêm ruột kết và một số bệnh khác. 10. Mắc các bệnh nội khoa Một số bệnh có thể dẫn đến loãng xương như các bệnh về di truyền: u nang viêm xơ đến các bệnh về tiêu hoá, các khối u… Chúng xâm nhập vào xương bằng các tế bào dị thường làm mất canxi trong xương và bài tiết qua đường nước tiểu. 11. Uống quá nhiều rượu Rượu ngăn cản tế bào xương tái tạo và làm mất rất nhiều canxi. Khi có men rượu khiến bạn dễ ngã hơn và hiển nhiên rủi ro gẫy xương là rất cao. Vậy làm gì để xương chắc khoẻ mỗi ngày? Có rất nhiều lý do gây nên loãng xương nhưng chỉ cần bạn thay đổi lối sống một chút thôi như cung cấp nhiều vitamin D, canxi trong bữa ăn, tập thể dục hàng ngày sẽ đem lại một cơ thể khoẻ mạnh và xương vững chắc. Tuy nhiên nếu loãng xương là bệnh thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra sự cân bằng hormone hoặc dùng thuốc để điều trị sớm tránh để bệnh nặng gây nên hậu quả đáng tiếc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_xop_xuong_4393.pdf
Tài liệu liên quan