Van động mạch phổi là van tổ chim ngăn cách động mạch phổi với thất
phải. Rối loạn hoạt động van động mạch phổi sẽ gây tác động có hại lên chức năng
của thất phải. Bình thờng, tỷ lệ hở van động mạch phổi phát hiện bằng siêu âm
Doppler tim ở ngời bình thờng khá cao, song chỉ có một số ít bệnh lý van động
mạch phổi (hở hoặc hẹp) thực sự gây ảnh h ởng đến tình trạng huyết động của tim
phải và gây rối loạn chức năng thất phải.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh van động mạch phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI
Van động mạch phổi là van tổ chim ngăn cách động mạch phổi với thất
phải. Rối loạn hoạt động van động mạch phổi sẽ gây tác động có hại lên chức năng
của thất phải. Bình thờng, tỷ lệ hở van động mạch phổi phát hiện bằng siêu âm
Doppler tim ở ngời bình thờng khá cao, song chỉ có một số ít bệnh lý van động
mạch phổi (hở hoặc hẹp) thực sự gây ảnh hởng đến tình trạng huyết động của tim
phải và gây rối loạn chức năng thất phải.
I. Hẹp van động mạch phổi đơn thuần (HP)
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Các triệu chứng suy tim phải và khó thở khi gắng sức thờng xuất hiện ở
tuổi 30-40 nếu bệnh không đợc phát hiện và điều trị từ trớc.
2. Triệu chứng điển hình là tiếng thổi tâm thu tống máu ở khoang liên sờn
3-4 trái, giảm cờng độ khi hít vào (do giảm chênh áp qua van động mạch phổi)
đồng thời giảm cờng độ hoặc mất hẳn tiếng T2.
3. Triệu chứng suy tim phải biểu hiện ở giai đoạn muộn.
B. Điện tâm đồ
1. Hình ảnh điện tim bình thờng nếu HP nhẹ.
2. Trục phải, dày thất phải khi HP mức độ từ vừa-nặng. Mức độ dày thất
phải trên điện tim có liên quan khá chặt với mức độ nặng của HP. Trờng hợp hẹp
khít van ĐMP, có thể gặp hình ảnh dày nhĩ phải.
C. Chụp tim phổi: bóng tim không to, cung động mạch phổi phồng rõ
(giãn ĐMP sau hẹp), máu lên phổi ít. Bóng tim sẽ to khi đã có suy tim.
D. Nguyên nhân
1. Hẹp van động mạch phổi bẩm sinh là dạng bệnh lý hay gặp nhất (chiếm
tỷ lệ 10% trong số các bệnh tim bẩm sinh).
2. Di chứng thấp tim: dính mép van gây hẹp van. Cần lu ý rằng van động
mạch phổi là van ít bị ảnh hởng nhất do bệnh thấp tim.
3. Hẹp thứ phát do hội chứng u carcinoid gây thâm nhiễm lá van ĐMP.
4. Giả hẹp van động mạch phổi trong trờng hợp tắc nghẽn đờng tống máu
thất phải do u trong tim hoặc túi phình xoang Valsalva.
E. Chẩn đoán:
1. Siêu âm Doppler tim rất có giá trị để chẩn đoán xác định và lợng giá mức
độ hẹp van động mạch phổi.
a. Van động mạch phổi thấy rõ nhất ở mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái hoặc d-
ới sờn. Nếu hình ảnh qua thành ngực có chất lợng kém, có thể dùng siêu âm tim
qua thực quản.
b. Siêu âm Doppler tim cho phép đánh giá tình trạng van động mạch phổi
(van dày, vôi, hạn chế vận động ở ngời lớn; lá van không vôi, mở dạng vòm ở trẻ
con) và thất phải (bình thờng hoặc phì đại phụ thuộc vào mức độ hẹp van động
mạch phổi và thời gian bị bệnh).
2. Mức độ hẹp van động mạch phổi đợc phân loại dựa trên chênh áp tối đa
đỉnh-đỉnh qua van động mạch phổi đo bằng phổ Doppler liên tục (tính theo công
thức của Bernoulli). Hiện tại, siêu âm Doppler tim đã đợc xem nh một phơng pháp
chuẩn để đánh giá mức độ hẹp van (tơng quan rất chặt so với tiêu chuẩn vàng là
thông tim). Hẹp van ĐMP chia thành các mức độ nh sau:
a. Hẹp nhẹ: khi chênh áp tối đa qua van ĐMP < 40 mmHg
b. Hẹp vừa: khi chênh áp tối đa từ 40 đến 80 mmHg
c. Hẹp khít (nặng): khi chênh áp tối đa ³ 80 mmHg.
F. Điều trị
1. Hẹp van động mạch phổi mức độ từ nhẹ đến vừa có tiên lợng rất tốt và
rất ít khi cần can thiệp.
2. Hẹp van động mạch phổi nặng hoặc suy tim phải thứ phát thờng biểu
hiện sau tuổi 40 hoặc 50 dù có nhiều dạng bệnh biểu hiện ngay từ nhỏ. Phơng
pháp điều trị chính là nong van động mạch phổi bằng bóng qua da, có kết quả khả
quan, nói chung giảm đợc 75% chênh áp qua van. Tiên lợng lâu dài và tỷ lệ sống
còn sau can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng chức năng thất phải khi nong
van.
3. Hẹp van động mạch phổi thứ phát do hội chứng carcinoid có tiên lợng rất
xấu (thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn đoán bệnh chỉ đợc 1,6 năm), hầu
nh không đáp ứng với nong van bằng bóng nên nói chung phải thay van.
II. Hở van động mạch phổi (HoP)
A. Triệu chứng lâm sàng
1. Thờng có biểu hiện khó thở khi gắng sức và triệu chứng của suy tim
phải.
2. Nghe tim:
a. Thổi tâm trơng âm sắc thấp, nghe rõ nhất ở khoang liên sờn 3-4 trái kèm
T2 tách đôi, tăng lên khi hít vào và nếu có tăng áp động mạch phổi thì T2 mạnh.
b. Tiếng thổi của Graham Steell là tiếng thổi tâm trơng giảm dần về cờng
độ, có âm sắc cao, xuất hiện ngay sau tiếng T2, là tiếng thổi điển hình khi áp lực
động mạch phổi vợt quá 70 mmHg đồng thời có hở van ĐMP.
3. Ngoài ra có thể phát hiện đợc các triệu chứng của suy tim phải.
B. Nguyên nhân
1. Khác với hẹp van, hở van động mạch phổi rất ít khi do nguyên nhân bẩm
sinh nh không có lá van, thiểu sản hay thủng lá van ĐMP.
2. Thờng gặp là các bệnh tim mắc phải gây hở van động mạch phổi: hàng
đầu là hẹp van hai lá, u nhầy nhĩ trái gây tăng áp lực động mạch phổi, sau đó là do
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. U carcinoid hoặc thấp tim cũng có thể gây HoP
song thờng gây hẹp van nhiều hơn. Còn gặp HoP thứ phát trong hội chứng Marfan
do giãn động mạch phổi.
C. Chẩn đoán: chủ yếu bằng siêu âm Doppler tim.
1. Van động mạch phổi nhìn thấy rõ nhất ở mặt cắt trục ngắn cạnh ức trái
hoặc dới sờn. Đa số ngời bình thờng đều có một dòng phụt ngợc nhỏ do hở van
động mạch phổi rất nhẹ. Dòng HoP này chỉ đợc coi là đáng kể khi phụt sâu vào
thất phải 1-2 cm và kéo dài ³ 75% thời kỳ tâm trơng. Doppler xung cũng có thể
dùng để thăm dò dòng phụt ngợc trong thời kỳ tâm trơng.
2. Không giảm vận tốc dòng hở trong thời kỳ tâm trơng là dấu hiệu gợi ý
tăng áp lực động mạch phổi gây ra hở van. Biểu hiện khác của tăng áp lực động
mạch phổi trên siêu âm tim là hiện tợng mất sóng a và sự đóng nhẹ van ĐMP giữa
tâm thu trên siêu âm TM cũng nh trên phổ Doppler dòng chảy qua van.
3. Áp lực ĐMP tâm thu có thể ớc tính dựa trên phổ Doppler của dòng hở
van ba lá. Áp lực ĐMP cuối tâm trơng (ALĐMPCTTr) có thể tính đợc khi ghi đợc
phổ của hở van động mạch phổi, dựa theo công thức:
ALĐMPCTTr = 4(VPR-E)2 + ALTP
Trong đó ALTP là áp lực thất phải và thờng = 10 mmHg; VPR-E là vận tốc
dòng HoP cuối tâm trơng.
Tơng tự nh vậy, ta cũng có thể tính đợc áp lực trung bình của ĐMP
(ALĐMPTB) căn cứ vào vận tốc đầu tâm trơng của dòng hở phổi dựa theo công
thức sau:
ALĐMPTB = 4(VPR-P)2 + ALTP
Trong đó ALTP là áp lực thất phải và thờng = 10 mmHg; VPR-P là vận tốc
dòng HoP đầu tâm trơng.
4. Hiện tợng giảm vận tốc dòng hở phổi ở kỳ tâm trơng thờng gợi ý có dị
dạng của van ĐMP.
D. Điều trị
1. Hở van động mạch phổi tiên phát có tiên lợng rất tốt, ít khi cần xử trí trừ
phi gây ra suy thất phải.
2. Hở van ĐMP thứ phát: tiên lợng hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của
bệnh chính nh hẹp van hai lá khít, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, u carcinoid,
tăng áp lực động mạch phổi... Điều trị ngoại khoa bằng thay van hoặc sửa vòng
van động mạch phổi chỉ đợc áp dụng trong một số trờng hợp rất hãn hữu.
Thực hành BỆNH TIM MẠCH NGUYỄN LÂN VIỆT (Chủ biên)
Tài liệu tham khảo
1. Braunwald E. Heart disease: a textbook of cardiovascular medicine, 5th
ed. Philadelphia: WB Saunders; 1997.
2. Cheitlin MD, MacGregor JS. Acquired tricuspid and pulmonary valve
disease. In: Topol EJ, ad. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven Publishers, 1998:557-578.
3. Feigenbaum H. Echocardiography, 5th ed. 1994. Baltimore: Williams &
WilkinB.
4. Reynolds T. The echocardiographer's pocket reference. Arizona Heart
Institution Foundation, 1993:23-29.
5. Topol EJ, ad. Textbook of cardiovascular medicine. Philadelphia:
Lippincott-Raven, 1998.
6. Weyman AE. Principles and practice of echocardiography, 2nd ad.
Philadelphia: l,ea & Febiger, 1994:chapter 26, 824-862.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_van_dong_mach_phoi_8.pdf