Bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

Vì thế nếu xảy ra áp lực từ những yếu tố này thì các bạn trẻ

dễ rơi vào những trạng thái bất thường như rối loạn tâm

sinh lý, từ đó làm rối loạn hành vi. Đây là căn bệnh tâm lý

cực kỳ phổ biến trong xã hội ngày nay, nó khiến cho người

mắc phải luôn cảm thấy bất an, buồn bã, suy sụp về tinh

thần, chán nản, lười vận động, không muốn gượng dậy nữa.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên Những vấn đề về gia đình, việc học tập, bạn bè, tình yêu…là những yếu tố nhạy cảm tác động đến đời sống của các bạn trẻ. Trầm cảm khiến các bạn trẻ dễ rơi vào những trạng thái bất thường như rối loạn tâm sinh lý. Vì thế nếu xảy ra áp lực từ những yếu tố này thì các bạn trẻ dễ rơi vào những trạng thái bất thường như rối loạn tâm sinh lý, từ đó làm rối loạn hành vi. Đây là căn bệnh tâm lý cực kỳ phổ biến trong xã hội ngày nay, nó khiến cho người mắc phải luôn cảm thấy bất an, buồn bã, suy sụp về tinh thần, chán nản, lười vận động, không muốn gượng dậy nữa. Quá nhiều áp lực Có nhiều bậc phụ huynh vì muốn con em mình không thua kém bạn bè về mặt học tập nên đã ép con cái chạy đua theo lịch học kín mít, không có thời gian để thở. Điển hình là Huy, năm nay học mới lớp 6, chương trình học trên lớp đã là ngày 2 buổi, ăn cơm trưa tại trường, tối về Huy được bố hoặc mẹ chở đi học thêm (Anh văn, toán, cả môn văn, mỗi môn tuần 2 buổi). Về đến nhà là 7h tối, tắm rửa ăn cơm xong Huy lại học cùng cô giáo dạy kèm đến 10h, hôm nào bài nhiều hoặc có kiểm tra là học đến tận 11h đêm. Lịch học không có thời gian để nghĩ nói gì là chơi, nên hầu như Huy không có bạn bè gì cả. Các bạn cùng trang lứa đang tuổi ăn tuổi lớn, tuổi tập tìm hiểu cuộc sống xung quanh nhưng Huy thì chỉ ở nhà cắm cúi với sách vở, thậm chí có lúc được đi chơi nhưng cũng không biết đi đâu. Bậc cha mẹ nào cũng vì tương lai con em, nhưng đâu biết được chỉ vì quá kỳ vọng vào sức học của con nên vô hình chung đã tạo ra bức màn ngăn cách con mình với thế giới bên ngoài. Thu Thủy theo học chuyên nghành quản trị, có ba mẹ là những người giỏi trong lĩnh vực kinh doanh nên đã ép con gái rượu nối tiếp nghề nghiệp. Thủy vốn là học sinh giỏi văn, tính tình hiền dịu lại hơi trầm, vì vậy Thủy tự thấy không hợp với nghề kinh doanh, chỉ yêu thích và muốn trở thành một nhà văn. Nhưng ba mẹ Thủy đã lót sẵn gạch, yêu cầu con gái phải theo học bên lĩnh vực kinh tế học làm một nhà quản trị giỏi. Lúc đầu Thủy cương quyết không chịu, thi để rớt nhưng ba mẹ đã cố tình chạy chọt cho Thủy học một trường tư đúng theo nguyện vọng của gia đình. Tình trạng này cũng xảy ra ở các thấy cô, có một số thầy cô vì cho rằng môn học của mình là quan trọng, và cho rằng học sinh không quan tâm đến môn học nên đã tạo ra nhiều áp lực lên học sinh thông qua bài tập về nhà, các bài kiểm tra, các điểm số…đòi hỏi những yêu cầu quá cao so với môn học. Có trường hợp như bộ môn toán, trong khi thầy quá thiên về lý thuyết và sách giáo khoa chỉ hướng dẫn cách làm bài theo dạng lý thuyết nhưng thầy lại đòi hỏi học sinh phải ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Điều này khiến tâm lý chung của học sinh khi đến giờ toán là như cá nằm trên thớt và không biết lúc nào bị “trảm”. Những câu hỏi và đáp án thầy đưa ra chỉ mình thầy hiểu. Các môn học trong ngày hôm đó đều bị bỏ qua chỉ để chuẩn bị cho môn học của thầy. Môn học ôm đồm đủ thứ, chương trình học quá tải, lịch học kín mít, gia đình đã tạo ra quá nhiều áp lực lên việc học tập, lên cả tâm lý của các bạn trẻ nên đã gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của họ. Gia đình đã tạo ra quá nhiều áp lực lên việc học tập, lên cả tâm lý của các bạn trẻ. Giọt nước làm tràn ly Đối với trường hợp của Thu Thủy, vì không tìm thấy niềm đam mê và yêu thích trong ngành học và sự nghiệp của mình sau này nên Thủy ngày càng học hành sa sút, các con số, các hoạch định chiến lược đầu tư đối với cô không có một chút hứng thú. Cô không đến lớp thường xuyên cũng không đi thi, Thủy không phản kháng được nên nảy sinh tâm lý chán nản, dù gia đình giàu có nhưng Thủy luôn co mình trong vỏ bọc, không chơi với ai. Gia đình Thủy vẫn không hiểu ra, la mắng con và tiếp tục chạy chọt xin điểm số để không bị mang tiếng. Thủy ngày càng cảm thấy gánh nặng trên vai mình quá lớn, không có người để chia sẻ nên cô mắc bệnh “trầm cảm” giam mình trong phòng không tiếp xúc với ai. Vốn là học sinh khá từ cấp 1, nhưng đến 2 năm gần đây lớp 11 và 12, sức học của Hồng giảm sút. Bạn hay lãng tránh mọi người, sống khép mình, lo lắng về chuyện gì đó và nhất định không nói lý do. Tình trạng này kéo dài và ngày càng trầm trọng. Khi gia đình đưa Hồng đến bác sĩ tâm lý khám thì mới vỡ lẽ cô bạn bị rối loạn tâm lý do học lớp chuyên với áp lực phải theo kịp bạn bè trên lớp, gần đây lại thêm áp lực của kỳ thi đại học. Một bạn nam sinh viên tâm sự: “Mình bị khủng hoảng kéo dài từ khi bắt đầu học đại học. Mơ ước vào đại học nhưng rồi không tìm được mục đích để phấn đấu nên cảm thấy chán nản việc học, rồi đâm ra chán chính mình, luôn cảm thấy thua kém bạn bè nhưng không biết phải làm sao. Kết quả học tập không cao, chuyện tình cảm thì không thành khiến mình cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Nếu không có đứa bạn thân phát hiện rồi thuyết phục đến bác sĩ tâm lý thì đến bây giờ không biết mình có còn là mình không nữa...” Nếu không kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh cách sống cũng như môi trường hoạt động thì các bạn trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể chất. Gia đình, thầy cô và bạn bè nên tạo điều kiện để họ được thoải mái về mặt tinh thần, và tự bản thân các bạn trẻ cũng nên tìm cho mình một lịch trình riêng, có thời gian nghĩ ngơi và thư giãn, học cách hòa nhịp với cuộc sống xung quanh để luôn tìm cho mình được niềm vui trong cuộc sống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_tram_cam_9715.pdf