Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim
mạch và hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm, bệnh nhân không có cảm
giác đau
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu
quả làlàm tăng đường huyết kéo dài sau đó có rối loạn chuyển hóa mỡ, rối
loạn đông máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Nhiều thống kê cho thấy
khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ
chiếm 30% nếu bệnh nhân không có đái tháo đường. Tùy theo vị trí các
mạch máu bị tổn thương, người ta thấy xuất hiện một số bệnh tim mạch khác
nhau.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh tim mạch ở người tiểu đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh tim mạch ở người tiểu đường
Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì các biến chứng tim
mạch và hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm, bệnh nhân không có cảm
giác đau
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính, hậu
quả là làm tăng đường huyết kéo dài sau đó có rối loạn chuyển hóa mỡ, rối
loạn đông máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp... Nhiều thống kê cho thấy
khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ
chiếm 30% nếu bệnh nhân không có đái tháo đường. Tùy theo vị trí các
mạch máu bị tổn thương, người ta thấy xuất hiện một số bệnh tim mạch khác
nhau.
Tổn thương động mạch vành
Bệnh nhân đái tháo đường có hẹp hay tắc động mạch vành nhiều gấp
3 lần người bình thường. Hơn 75% bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì
các biến chứng tim mạch. Tổn thương động mạch nuôi tim (động mạch
vành) sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột.
Bệnh chứng cấp tính là những cơn đau thắt ngực làm cho bệnh nhân có
những cơn đau thắt ngực vùng sau xương ức đoạn 1/3 dưới, lúc đầu chỉ đau
khi gắng sức, sau một thời gian đau cả khi nghỉ ngơi, đau có thời gian tăng
dần, đau như ép ngực, đau vã mồ hôi, đau lan lên hàm và hai tay, ngậm
thuốc dãn mạch vành thì bớt đau. Ngoài ra, còn có tình trạng nhồi máu cơ
tim xảy ra ở vị trí đau như trên nhưng đau nhiều hơn, mức độ đau nhiều hơn,
ngậm thuốc không bớt, có thể tụt huyết áp, tử vong do loạn nhịp tim, nguy
hiểm. Bệnh nhân cũng có thể bị sốc tim do nhồi máu cơ tim gây hoại tử phần
lớn cơ tim nên tim không bơm đủ máu nuôi cơ thể. Bệnh nhân khó thở, trụy
mạch, chi lạnh, không có nước tiểu, 95% tử vong nếu không được nong
động mạch vành. Nặng nhất là tử vong đột ngột do tắc một nhánh động
mạch vành lớn gây vỡ tim hay loạn nhịp tim nguy hiểm.
Biến chứng mãn tính do đái tháo đường gây ra là bệnh nhân bị tổn
thương hẹp động mạch vành diễn biến âm thầm, bệnh nhân không có cảm
giác đau nhưng có thiếu máu hay nhồi máu cơ tim yên lặng, gây hậu quả suy
tim xung huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.
Kiểm tra tim mạch thường xuyên
Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ biến chứng tim mạch cao hơn người
bình thường và tiên lượng bệnh nặng hơn, bệnh nhân thường tử vong vì
bệnh tim mạch. Cần phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường
huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy
cơ tim mạch. Điều trị đúng, đủ thuốc đái tháo đường và thuốc tim mạch.
Để phòng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, người
bệnh phải bỏ thuốc lá, kiểm soát huyết áp mục tiêu đạt HA dưới 135/85.
Biện pháp tốt nhất là tăng tập thể dục đều đặn, giảm cân, cần phối hợp ăn
kiêng với tập thể dục, người mập giảm 10% trọng lượng cơ thể, hạn chế ăn
muối, uống thuốc kiểm soát HA. Còn để điều trị rối loạn lipid máu cần giảm
cân, không ăn mỡ động vật, ăn thức ăn nhiều chất xơ, nên uống thuốc giảm
mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.
Để kiểm soát đường máu, nên đưa đường máu lúc đói đến gần bình
thường, thay đổi cách sống, tăng vận động, không ăn ngọt, hạ đường máu
bằng cách uống thuốc viên hay chích insuline. Về vận động, nên tập thể dục
tối thiểu 30 phút/lần, 3-4 lần/tuần. Khi đã bị bệnh mạch vành, phải làm
nghiệm pháp gắng sức để biết được ngưỡng gắng sức, sau đó tập theo hướng
dẫn như đi bộ, chạy bước ngắn, đi xe đạp, nên đi lại trong lúc làm việc, đi
lên xuống cầu thang bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_4.pdf