Sau đẻ bà mẹ nào cũng bị chảy máu từ các vết rau bong
trong lòng tử cung gây nên. Lúc này, các cơ của tử cung
phải làm việc cật lực bằng cách co rút lại để bóp chặt
miệng các mạch máu bị đứt, rách trong quá trình bong rau.
Tuy thế, lượng máu mất đi trung bình ở mỗi bà mẹ cũng
phải trên dưới 300ml. Khi lượng máu mất sau sinh từ 500
ml trở lên được gọi là băng huyết. Băng huyết hiện nay là
nguyên nhân đứng hàng đầu gây tử vong cho các bà mẹ sau
sinh.
-Biểu hiện của băng huyết:Bà mẹ thấy máu chảy ở bộ
phận sinh dục nhiều, có khi chảy thành dòng, thường thì
phải thay khăn vệ sinh liên tục kèm theo tình trạng toàn
thân mệt mỏi, da xanh xao, mạch cổ tay tăng nhanh, đập
yếu, nặng hơn nữa có thể lơ mơ, ngất đi khi đang nằm ngồi
dậy. Nếu sờ nắn bụng thì thấy tử cung mềm nhẽo do không
co chặt lại được. Tuy nhiên, cũng nên biết có trường hợp
băng huyết nặng nhưng máu bị đọng lại trong tử cung nên
không chảy ra ngoài hoặc chảy máu nhưng lượng máu đó
lại là các khối máu tụ, nằm sâu trong các tổ chức của bụng
dưới hoặc chung quanh bộ phận sinh dục.
-Bác sĩ:Sau khi sinh, các bà mẹ phải được cán bộ y tế theo
dõi chặt chẽ, cứ 15 phút một lần trong những giờ đầu tiên
(như đếm mạch, đo huyết áp, sờ nắn bụng ) để kịp thời
phát hiện băng huyết.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh thường gặp ở bà mẹ sau sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh thường gặp ở bà mẹ sau sinh
Sinh đẻ là một quá trình vất vả, cực nhọc, đau đớn và vô
cùng nguy hiểm cho sức khỏe bà mẹ.
Sinh nở là quá trình vất vả, cực nhọc và nhiều nguy hiểm
Băng huyết sau sinh
Sau đẻ bà mẹ nào cũng bị chảy máu từ các vết rau bong
trong lòng tử cung gây nên. Lúc này, các cơ của tử cung
phải làm việc cật lực bằng cách co rút lại để bóp chặt
miệng các mạch máu bị đứt, rách trong quá trình bong rau.
Tuy thế, lượng máu mất đi trung bình ở mỗi bà mẹ cũng
phải trên dưới 300ml. Khi lượng máu mất sau sinh từ 500
ml trở lên được gọi là băng huyết. Băng huyết hiện nay là
nguyên nhân đứng hàng đầu gây tử vong cho các bà mẹ sau
sinh.
- Biểu hiện của băng huyết: Bà mẹ thấy máu chảy ở bộ
phận sinh dục nhiều, có khi chảy thành dòng, thường thì
phải thay khăn vệ sinh liên tục kèm theo tình trạng toàn
thân mệt mỏi, da xanh xao, mạch cổ tay tăng nhanh, đập
yếu, nặng hơn nữa có thể lơ mơ, ngất đi khi đang nằm ngồi
dậy. Nếu sờ nắn bụng thì thấy tử cung mềm nhẽo do không
co chặt lại được. Tuy nhiên, cũng nên biết có trường hợp
băng huyết nặng nhưng máu bị đọng lại trong tử cung nên
không chảy ra ngoài hoặc chảy máu nhưng lượng máu đó
lại là các khối máu tụ, nằm sâu trong các tổ chức của bụng
dưới hoặc chung quanh bộ phận sinh dục.
- Bác sĩ: Sau khi sinh, các bà mẹ phải được cán bộ y tế theo
dõi chặt chẽ, cứ 15 phút một lần trong những giờ đầu tiên
(như đếm mạch, đo huyết áp, sờ nắn bụng…) để kịp thời
phát hiện băng huyết.
- Sản Phụ: Các bà mẹ sau sinh cũng nên biết cách tự theo
dõi bản thân như: xem máu thấm ra khăn vệ sinh nhiều hay
ít, tự sờ nắn bụng dưới xem tử cung có co chặt không. Nếu
tử cung co tốt thì nắn trên bụng sẽ thấy một khối, chắc như
quả bưởi, nếu thấy tử cung mềm, nhẽo thì dùng bàn tay xoa
theo vòng tròn trên bụng để kích thích cho tử cung co chặt
lại; có thể tự bắt mạch ở cổ tay xem nhịp mạch có nhanh,
yếu hay không. Khi cảm thấy bất thường cần báo ngay cho
thầy thuốc, không nên ngần ngại, cho dù chưa phải băng
huyết cũng không sao.
Nhiễm khuẫn bộ phận sinh dục
Một tai biến khác cho bà mẹ sau sinh là tình trạng nhiễm
khuẩn ở bộ phận sinh dục. Sau đẻ, bánh rau sẽ bong và bị
đẩy hoặc được đỡ ra ngoài.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể dẫn đến vô sinh
- Biểu hiện: Mặt trong của buồng tử cung, nơi rau và màng
rau bám trước đây trở thành một vết thương hở, tiếp tục rỉ
máu. Còn phải kể thêm các vết rách hoặc xây xước rất phổ
biến khi đẻ bên trong âm đạo hay ngoài âm hộ. Các vết
thương này, nhất là loại ở trong tử cung và âm đạo không
thể băng bó để vừa cầm máu vừa ngăn cản vi khuẩn xâm
nhập như các vết thương ngoài da vẫn thường thấy, lại nằm
ở vị trí dễ ô nhiễm (gần nơi đào thải phân và nước tiểu) nên
rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh
dục sau đẻ không phải chỉ khu trú tại bộ máy sinh dục mà
có thể còn lan sang các bộ phận khác như gây viêm màng
bụng (phúc mạc), viêm đường tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch,
nhiễm khuẩn huyết
- Hậu quả: Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể còn đưa đến hậu
quả vô sinh do tình trạng nhiễm khuẩn đã làm tắc ống dẫn
trứng hoặc dính tử cung, cản trở việc thụ thai sau này.
Chính vì thế giữ vệ sinh bộ phận sinh dục của bà mẹ sau đẻ
là việc rất quan trọng.
- Vệ sinh: Sản phụ phải được tắm, thay quần áo sạch hàng
ngày, phải rửa bộ phận sinh dục nhiều lần bằng nước sạch
mỗi khi thay băng vệ sinh hoặc sau khi đại, tiểu tiện. Việc
kiêng tắm rửa lâu ngày sau đẻ của các bà mẹ nước ta trước
đây là điều rất có hại (một số dân tộc ở miền núi nước ta,
người phụ nữ sau sinh được chồng vào rừng tìm lá thơm về
đun nước cho tắm ngay trong những ngày đầu sau đẻ là một
phong tục tốt). Nếu thấy đau bụng kèm theo máu ra ở cửa
mình có mùi hôi thì phải đến cơ sở y tế khám ngay vì có
thể đã bị nhiễm khuẩn.
Cương đau ở vú và nhiễm khuẩn
Sau sinh, vú bà mẹ nào cũng phát triển, cương to để tiết sữa
nuôi con. Sự cương to, tích sữa trong các tuyến vú làm bà
mẹ đau nhức, rất khó chịu, chỉ khi trẻ bú, các tia sữa được
thông thì đau nhức sẽ giảm dần và hết. Trường hợp không
giữ được vệ sinh núm vú và bầu vú, vú rất dễ bị viêm
nhiễm bởi vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào, gây nên các túi
mủ gọi là “áp xe vú”.
Cương đau và nhiễm khuẩn vú cũng là hiện tượng thường
gặp sau sinh
- Khắc phục: Trường hợp bị cương vú bà mẹ cần cố gắng
chịu đựng, tiếp tục cho con bú để chóng “thông tia sữa”, có
thể dùng các biện pháp như hút sữa bằng một bơm chuyên
dùng hoặc cho một trẻ khác đang được nuôi bằng sữa mẹ
“bú rình”. Kinh nghiệm dân gian dùng lược chải đầu nhẹ
nhàng chải trên bầu vú bị đau, đắp khăn ấm lên vú cũng
giúp giảm đau nhức vú.
- Khám bác sĩ: Trường hợp đau nhức vú tăng lên kèm theo
da vùng vú có mầu đỏ hồng tại vùng đau thì đã bị viêm vú,
cần phải đi khám để thày thuốc cho dùng kháng sinh thích
hợp. Nếu đã bị viêm nặng hơn, tạo thành áp xe thì nhất
thiết phải chích rạch tháo mủ, dẫn lưu mới có thể khỏi và
không bị biến chứng. Những chỉ định này phải do thầy
thuốc khám quyết định.
Ngoài những bệnh cảnh chính nêu trên, bà mẹ sau sinh có
thể còn bị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, lên cơn co
giật, rối loạn tâm thần sau sinh…
BS Phó Đức Nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_2351.pdf