Bệnh tăng nhãn áp(còn gọi là bệnh glocom) là một nhóm bệnh mà có thể
gây nguy hiểm cho thần kinh thị giác của mắt và kết quả là mất thị lực và mù. Tuy
nhiên, bằng việc điều trị sớm, bạn có thể bảo vệ mắt chống lại việc mất thị lực
nguy hiểm
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh tăng nhãn áp là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp(còn gọi là bệnh glocom) là một nhóm bệnh mà có thể
gây nguy hiểm cho thần kinh thị giác của mắt và kết quả là mất thị lực và mù. Tuy
nhiên, bằng việc điều trị sớm, bạn có thể bảo vệ mắt chống lại việc mất thị lực
nguy hiểm
Thần kinh thị giác là gì?
Thần kinh thị giác là một bó gồm hơn 1 triệu sợi thần kinh. Nó kết nối từ
võng mạc đến não. Võng mạc là mô cảm nhận ánh sáng nằm ở phía sau của mắt.
Một thần kinh thị giác khỏe mạnh là cần thiết để có một thị lực tốt.
Bệnh tăng nhãn áp góc mở gây nguy hiểm cho thần kinh thị giác như
thế nào?
Phía trước mắt là một khoảng trống được gọi là khoang trước. Một dòng
thủy dịch sạch chảy liên tục trong và ngoài phòng này và nuôi những mô kế cạnh.
Dòng thủy dịch này rời khỏi phòng tại một góc mở nơi mà giác mạc và tròng đen
gặp nhau. Khi dòng thỷ dịch chảy đến góc này, nó chảy ngang qua một mặt lưới
xốp, như ống dẫn lưu, và rời khỏi mắt.
Đôi khi, khi dòng thủy dịch đến góc, nó di chuyển rất chậm qua ống dẫn
lưu lưới. Vì dòng thủy dịch tích tụ lại nên áp lực bên trong mắt gia tăng đến một
nồng độ có thể gây nguy hiểm đến thần kinh thị giác. Khi thần kinh thị giác bị
nguy hiểm do sự gia tăng áp suất, thì kết quả có thể là bệnh tăng nhãn áp góc mở,
dẫn đến mất thị lực. Đó là lí do tại sao việc kiểm soát áp suất bên trong mắt là rất
quan trọng.
Liệu việc gia tăng áp suất của mắt có đồng nghĩa vơi việc tôi bị tăng
nhãn áp?
Không nhất thiết. Không phải mọi người có gia tăng áp suất mắt đều sẽ
phát triển thành bệnh tăng nhãn áp. Một số người có thể chịu đựng áp suất mắt cao
tốt hơn những người khác. Cũng vậy, một lượng áp suất mắt chắc chắn là cao với
một số người nhưng có thể là bình thường với người khác.
Việc bạn có bị tăng nhãn áp không tùy thuộc vào lượng áp suất mà thần
kinh thị giác của bạn có thể chịu đựng được mà không bị nguy hiểm. Lượng này
thì rất khác nhau ở mỗi người. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra khả năng giãn nở
toàn diện của mắt là rất quan trọng. Nó có thể giúp các chuyên gia chăm sóc mắt
quyết định được hàm lượng áp lực nào của mắt là bình thường đối với bạn.
Liệu tôi có thể bị phát bệnh glocom mà không có sự gia tăng áp lực mắt
nào không?
Có. Bệnh glocom có thể phát triển mà không có sự gia tăng áp suất của
mắt. Đây là một dạng của bệnh glocom được gọi là bệnh glocom áp lực thấp hoặc
áp lực bình thường. Nó thì không phổ biến bằng bệnh tăng nhãn áp góc mở
Ai có nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp góc mở ?
Bất cứ người nào cũng có thể phát bệnh glocom. Một số người thì có nguy
cơ cao hơn những người khác. Những người đó gồm:
Người Mỹ gốc phi trên 40 tuổi
Mỗi người trên 60 tuổi, đặc biệt là người Mỹ Mehico.
Người mà gia đình có tiền sử bệnh glocom.
Một cuộc kiểm tra khả năng mắt giãn nở toàn diện có thể tiết lộ nhiều yếu
tố nguy cơ hơn, chẳng hạn như áp suất mắt cao, sự thu hẹp của giác mạc, chi tiết
giải phẫu những thần kinh thị giác bất thường. Ở một số người mà có sự kết hợp
chắc chắn những yếu tố nguy cơ này, thuốc dưới dạng thuốc nhỏ mắt làm giảm
nguy cơ phát triển thành bệnh glocom xuống chừng một nửa.
Những triệu chứng của bệnh glocom là gì?
Đầu tiên, bệnh glocom góc mở không có triệu chứng. Nó không gây ra đau.
Thị lực vẫn giữ ở mức bình thường.
Khi bệnh glocom vẫn còn chưa được điều trị, người ta có thể bỏ qua những
vật bên cạnh hoặc bên ngoài góc mắt. Không có điều trị, người mà bị bệnh glocom
sẽ từ từ mất khả năng nhìn những vật thuộc chu vi bên cạnh. Họ dường như đang
nhìn qua một đường hầm. Theo thời gian, khả năng nhìn thẳng về phía trước có
thể giảm xuống cho đến khi không còn khả năng nhìn nữa.
Bệnh glocom có thể phát triển trong một hoặc cả hai mắt.
Bệnh glocom được phát hiện như thế nào?
Bệnh glocom được phát hiện thông qua một cuộc kiểm tra mắt toàn diện
bao gồm:
Test kiểm tra thị giác tổng thể. Biểu đồ kiểm tra mắt này đo lường khả năng
nhìn của mắt bạn ở những khoảng cách khác nhau.
Test kiểm tra thị giác riêng lẻ. Bài test này đo lường thị giác ngoại biên. Nó
giúp các chuyên gia chăm sóc mắt báo cho bạn biết liệu bạn đã mất thị lực ngoại
biên chưa, một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.
Kiểm tra khả năng mắt mở rộng. Thuốc nhỏ mắt được nhỏ vào trong mắt
của bạn để mở rộng, hay làm giãn nở đồng tử mắt. Chuyên gia chăm sóc mắt sử
dụng một kính lúp phóng to đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác
với những dấu hiệu nguy hiểm và những vấn đề mắt khác. Sau cuộc kiểm tra, khả
năng nhìn cận cảnh có thể không còn rõ nét trong vài giờ.
Phép đo nhãn áp. Một dụng cụ để đo áp suất bên trong mắt. Thuốc nhỏ gây
tê sẽ được sử dụng trong cuộc kiểm tra này
Phép đo màng cứng. Thuốc nhỏ gây tê sẽ được nhỏ vào mắt bạn. Chuyên
gia chăm sóc mắt sử dụng một thiết bị sóng siêu âm để đo độ dày của giác mạc.
Liệu bệnh tăng nhãn áp có thể được chữa lành?
Câu trả lời là không. Không có biện pháp chữa lành nào cho bệnh tăng nhãn
áp cả. Thị lực mất do bệnh là không thể phục hồi được.
Bệnh tăng nhãn áp có thể được điều trị?
Có. Sự điều trị kịp thời trong giai đoạn sớm, thì tăng nhãn áp góc mở có thể
trì hoãn sự tiến triển của bệnh tật. Đó là lý do tại sao sự chẩn đoán sớm là rất quan
trọng.
Sự điều trị bệnh tăng nhãn áp gồm thuốc, phẫu thuật tạo hình bó dây bằng
laser, phẫu thuật cổ truyền, hay sự kết hợp của bất kì những phương pháp này.
Trong khi những phương pháp điều trị có thể cứu được khả năng nhìn còn lại,
chúng không cải thiện được thị giác đã mất rồi do bệnh tăng nhãn áp.
Thuốc. Thuốc, dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc viên, là những cách điều trị
bệnh tăng nhãn áp sớm phổ biến nhất. Một số thuốc làm cho mắt tạo ít thủy dịch
hơn. Những thuốc khác giảm thấp áp suất bằng cách giúp dòng thủy dịch thoát ra
khỏi mắt.
Trước khi bắt đầu điều trị bệnh tăng nhãn áp, kể cho chuyên gia chăm sóc
mắt về những thuốc khác mà bạn có thể đang dùng. Đôi khi thuốc nhỏ mắt có thể
gây trở ngại cho sự tác dụng của những thuốc khác.
Thuốc trị tăng nhãn áp có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày. Hầu hết
mọi người không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một vài thuốc có thể gây ra đau đầu
hoặc những tác dụng phụ khác. Ví dụ thuốc nhỏ mắt có thể gây ra hiện tượng đau,
rát và đỏ trong mắt của bạn.
Có nhiều thuốc thích hợp cho điều trị bệnh tăng nhãn áp. Nếu bạn có vấn đề
với một thuốc, hãy nói với chuyên gia chăm sóc mắt. Điều trị bằng một liều khác
hoặc một thuốc mới đều có thể thực hiện được.
Vì bệnh tăng nhãn áp thường không có triệu chứng nên nhiều người có thể
bị” dụ “ ngừng uống hoặc có thể quên uống thuốc. Bạn cần sử dụng thuốc nhỏ
mắt hoặc thuốc viên đủ lâu để chúng có thể giúp kiểm soát áp suất của mắt bạn. Sử
dụng đều đặn thì rất quan trọng.
Hãy chắc chắn rằng chuyên gia chăm sóc mắt đã hướng dẫn cho bạn biết
cách sử dụng thuốc nhỏ mắt như thế nào.
Phẫu thuật tạo hình bó sợi bằng laser. Phẫu thuật tạo hình bó sợi bằng laser
giúp dòng thủy dịch thoát ra khỏi mắt. Bác sĩ có thể đề nghị biện pháp này vào bất
kỳ thời điểm nào. Trong nhiều trường hợp, bạn cần giữ việc dùng thuốc trị tăng
nhãn áp sau cuộc phẫu thuật này.
Phẫu thuật tạo hình bó sợi bằng laser được thực hiên trong phòng khám của
bác sĩ hoặc cac chuyên khoa mắt. Trước cuộc phẫu thuật, thuốc nhỏ gây tê sẽ được
sử dụng trong cuộc kiểm tra này. Khi bạn ngồi đối diện với máy laser, bác sĩ sẽ đặt
một thủy tinh thể đặc biệt vào trong mắt của bạn. Một tia sáng cường độ cao được
nhắm hướng vào thủy tinh thể và phản xạ lại trên mặt lưới bên trong mắt của bạn.
Bạn có thể nhìn thấy những ánh sáng lóe lên của tia sáng xanh hoặc đỏ. Tia laser
tạo ra một vài vết cháy ngang bằng nhau mà kéo dài đến những lỗ thoát ống dẫn
lưu trong mặt lưới. Điều này cho phép dịch thủy dẫn lưu tốt hơn.
Như bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào, phẫu thuật bằng laser có thể gây ra
những tác dụng phụ chẳng hạn như hội chứng viêm. Bác sĩ có thể cho bạn một vài
thuốc nhỏ mắt mang về nhà cho bất cứ tình trạng nghiêm trọng hay triệu chứng
viêm xuất hiện trong mắt của bạn. Bạn cần phải đi khám tiếp tục để có thể kiểm
tra được áp suất của mắt.
Nếu bạn bị tăng nhãn áp ở cả hai mắt, tại một thời điểm chỉ có một mắt
được điều trị. Điều trị bằng laser cho từng mắt sẽ được lên lịch cách nhau vài ngày
hoặc vài tuần.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy điều trị bằng laser thì rất tốt trong việc giảm
áp suất ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, những tác dụng của nó có thể mất theo
thời gian. Bác sĩ có thể đề nghị một phương pháp điều trị xa hơn.
Phẫu thuật bình thường. Phẫu thuật bình thường tạo ra một đường mới cho
thủy dịch thoát ra khỏi mắt. Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị này vào bất
cứ thời điểm nào. Phẫu thuật bình thường thường được thực hiện sau khi việc
dùng thuốc và phẫu thuật bằng laser bị thất bại trong kiểm soát áp suất.
Phẫu thuật bình thường được thực hiện trong các chuyên khoa mắt hoặc
bệnh viện. Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được cho uống thuốc để thư giãn. Bác sĩ
sẽ tiêm một vài mũi nhỏ xung quanh mắt để gây tê nó. Một mảnh mô nhỏ sẽ được
cắt bỏ để tạo ra một kênh mới cho dòng thủy dịch thoát ra khỏi mắt.
Một vài tuần sau khi điều trị, bạn phải nhỏ thuốc vào trong mắt để tránh
nhiễm trùng và viêm. Những thuốc nhỏ này sẽ rất khác với những loại bạn có thể
sử dụng trước phẫu thuật.
Như với phẫu thuật bằng laser, phẫu thuật thường này được thực hiện trên
một mắt trong một thời điểm. Thường ca mổ sẽ diễn ra cách 4 đến 6 tuần.
Phẫu thuật bình thường thì có tác dụng chừng 60 đến 80% trong việc giảm
áp suất. Nếu đường ống dẫn lưu mới này hẹp, một ca mổ thứ hai có thể là rất cần.
Phẫu thuật bình thường có tác dụng tốt nhất nếu bạn không có cuôc phẫu thuật mắt
nào trước đó, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Trong một số trường hợp, thị lực của bạn có thể không còn tốt như nó có
trước khi phẫu thuật thường. Phẫu thuật thường có thể gây ra các tác dụng phụ,
bao gồm đục thủy tinh thể, những vấn đề trong giác mạc và viêm hay nhiễm trùng
bên trong mắt. Sự tích tụ dòng thủy dịch ở phía sau mắt có thể khiến cho bệnh
nhân nhìn thấy bóng mờ trong khả năng nhìn của họ. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì
trong số những vấn đề này, hãy thông báo cho bác sĩ để một kế hoạch điều trị khác
có thể được khai triển.
Những hình thức khác của bệnh tăng nhãn áp là gì?
Bệnh tăng nhãn áp góc mở là dạng phổ biến nhất. Một số người có thể có
những kiểu khác của bệnh này.
Trong bênh tăng nhãn áp áp lực thấp hay áp lực bình thường, thần kinh thị
giác gây nguy hiểm và thu hẹp khả năng nhìn ngoại biên xảy ra ở những người có
áp suất mắt bình thường. Việc giảm áp suất mắt ít nhât 30% thông qua thuốc trì
hoãn bệnh ở một số người. Bệnh tăng nhãn áp có thể trở nên tệ hơn trong số khác
mặc dù áp suất thấp.
Một tiền sử toàn diện về sử dụng thuốc là quan trọng trong việc xác định
những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác, như huyết áp thấp, những lựa chọn các
phương pháp điều trị khác là tương tự như bệnh tăng nhãn áp góc mở.
Trong bệnh tăng nhãn áp đóng kín góc, dòng thủy dịch ở phía trước mắt
không thể đến được góc và rời khỏi mắt. Những góc này đã bị chẹn bởi một bộ
phận của mống mắt. Người mà bị bệnh tăng nhãn áp kiểu này có sự gia tăng đột
ngột áp suất mắt. Triệu chứng bao gồm đau nghiêm trọng và nôn mửa, cũng như
đỏ mắt và khả năng nhìn bị mờ. Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn cần đưa đi
điều trị ngay lập tức. Đây là một trường hợp y khoa khẩn cấp. Nếu bác sĩ của bạn
không có lúc đó, hãy đến bệnh viện hay chuyên khoa gần nhất. Không được điều
trị để cải thiện dòng chảy của thủy dịch, mắt có thể bị mù trong một hay hai ngày.
Thường thì một cuộc phẫu thuật laser kịp thời và thuốc có thể dọn sạch nút chẹn
và bảo vệ được thị lực.
Trong bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh, trẻ em sinh ra có khiếm khuyết trong
góc của mắt mà làm chậm khả năng thoát bình thường của dòng thủy dịch, Những
đứa trẻ này thường có những triệu chứng rõ ràng, như mắt không sáng, nhạy cảm
với ánh sáng và chảy nước mắt nhiều. Phẫu thuật đặc trưng là phương pháp điều
trị được đề nghị, vì thuốc có mang lại những tác dụng phụ không xác định trong
trẻ nhỏ và khó khăn cho việc kiểm soát. Phẫu thuật thì an toàn và hiệu quả. Nếu
phẫu thuật được thực hiện kịp thời, những trẻ này thường có cơ hội tuyệt vời để có
một thị lực tốt.
Tăng nhãn áp thứ cấp có thể phát triển do những biến chứng của những
bệnh khác. Những loại tăng nhãn áp này đôi khi có liên quan với những cuộc phẫu
thuật mắt hay đục thủy tinh thể, chấn thương mắt, một vài bướu mắt, hay viêm
màng mạch nho ( một tình trạng viêm mắt).
Tăng nhãn áp sắc tố xuất hiện khi sắc tố từ mống mắt tróc ra và làm kẹt
màng lưới, làm chậm sự dẫn lưu của thủy dịch. Hình thức nghiêm trọng này được
gọi là tăng nhãn áp mach máu mới mà có liên quan đến tiểu đường. Thuốc có
corticosteroid sử dụng để trị viêm mắt và những bệnh khác có thể gây ra bệnh tăng
nhãn áp ở một số người. Phương pháp điều trị bao gồm thuốc, phẫu thuật laser hay
phẫu thuật thường
Tôi có thể làm gì nếu tôi đã bị mất thị giác do bệnh tăng nhãn áp?
Nếu bạn đã mất số thị lực do bệnh tăng nhãn áp, hãy hỏi chuyên gia mắt về
dịch vụ làm chậm thị lực và những thiết bị có thể giúp bạn bảo vệ hầu hết những
thị lực còn lại. Hỏi for a referral to a specialist in low vision. Nhiều tổ chức cộng
đồng và các đại lý cung cấp những thông tin về hướng dẫn thị lực thấp, huấn luyện
và những dịch vụ đặc biệt khác cho người có sự suy yếu thị giác. Một trường y
cạnh bên hay phép đo thị lực có thể cung cấp các dịch vụ trị thị lực thấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_tang_nhan_ap_la_gi_0.PDF