Bệnh nấm da

Bệnh viêm nấm da lâu ngày có thểxâm nhập vào các cơquan bên trong và

máu gây nhiều rối loạn cho cơthể.

Những yếu tốnguy cơvới bệnh nấm da:

- Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trịhữu hiệu các bệnh

viêm nhiễm nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng vi khuẩn có ích bên trong cơthểvì

thếrất dễtạo môi trường thuận lợi cho nấm “chiếm đóng”.

- Dùng thuốc corticosteroids: thuốc này dùng đểhạn chếbệnh viêm da và các

rối loạn trên da tuy nhiên cũng gây giảm khảnăng miễn dịch của cơthểtạo điều kiện

cho nấm phát triển.

- Dùng thuốc: Bịbệnh bạch cầu rất dễnhiễm nấm.

- Tổn thương hệmiễn dịch: Dùng hoá trịliệu trong điều trịung thưvà các triệu

chứng suy giảm hệmiễn dịch có thểlàm hệmiễn dịch yếu đi, tăng sựphát triển của

nấm.

- Yếu tốmôi trường: Nhiễm nấm rất hay xuất hiện ởnhững vùng ẩm ướt trên cơ

thểnhưvùng âm đạo và miệng. Chân bịchảy mồhôi khi đi giầy cũng làm tăng nguy

cơbịviêm nấm.

- Do di truyền: Một sốngười bịdi truyền viêm nhiễm nấm do gen nên có nguy

cơcao nhiễm nấm.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1746 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bệnh nấm da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh nấm da Bệnh viêm nấm da lâu ngày có thể xâm nhập vào các cơ quan bên trong và máu gây nhiều rối loạn cho cơ thể. Những yếu tố nguy cơ với bệnh nấm da: - Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trị hữu hiệu các bệnh viêm nhiễm nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng vi khuẩn có ích bên trong cơ thể vì thế rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho nấm “chiếm đóng”. - Dùng thuốc corticosteroids: thuốc này dùng để hạn chế bệnh viêm da và các rối loạn trên da tuy nhiên cũng gây giảm khả năng miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho nấm phát triển. - Dùng thuốc: Bị bệnh bạch cầu rất dễ nhiễm nấm. - Tổn thương hệ miễn dịch: Dùng hoá trị liệu trong điều trị ung thư và các triệu chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể làm hệ miễn dịch yếu đi, tăng sự phát triển của nấm. - Yếu tố môi trường: Nhiễm nấm rất hay xuất hiện ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể như vùng âm đạo và miệng. Chân bị chảy mồ hôi khi đi giầy cũng làm tăng nguy cơ bị viêm nấm. - Do di truyền: Một số người bị di truyền viêm nhiễm nấm do gen nên có nguy cơ cao nhiễm nấm. Các biểu hiện của da nhiễm nấm Da xuất hiện những mụn nhỏ lan rộng, ngứa tạo thành những cụm màu đỏ với vùng trung tâm là mảng tròn viêm nhiễm. Da tấy nhẹ và nứt nẻ, trong một số trường hợp da trở nên đau nhức và dễ bị nhiễm khuẩn. Điều trị Hệ miễn dịch suy giảm, bệnh tiểu đường, dùng thuốc kháng sinh và corticosteriods là những yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm. Vậy nên việc cải thiện hệ miễn dịch khoẻ mạnh là rất cần thiết giúp đẩy lùi nhiễm nấm và nhiều bệnh khác trong cơ thể Nên giữ vùng bị nhiễm nấm khô và sạch, tránh làm trầy xước da, dùng kem hidrococtizon rất hiệu quả trong việc giảm ngứa. Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý nhất giúp điều trị nhanh bệnh. Bệnh nám da Nguyên nhân và cách chữa trị Nám da là một hội chứng phức tạp. Ðó là những đốm nụm đỏ lan tỏa dần trên má, trên mũi. Dần dần về sau, những mạch máu li ti xuất hiện tạo thành vết màu đỏ kém thẩm mỹ trên da mặt. Nguyên nhân gây nám : Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, thông thường do di truyền, đôi khi còn do rối loạn nội tiết, kinh nguyệt hoặc cảm xúc... Thuốc để trị nám trên thị trường hiện nay rất hiếm và không thể là những thuốc dùng trị nám thật sự. Mặt khác, nám da còn do những nguyên nhân cụ thể khác thường gặp như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thiếu rau quả tươi, phơi nắng nhiều; uống thuốc, bôi các thuốc hoặc mỹ phẩm gây nhạy cảm ánh sáng; dùng thuốc lột da mặt, trị nám không đúng cách, đi nắng không đội mũ ... Cách phòng chống : Theo các bác sĩ về da liễu, cách chữa trị nám da tốt nhất là phòng ngừa nó. Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân và chỉ khi nào định đúng nguyên nhân để chữa thì mới có thể trị hết nám. Dù cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh, tự giải độc chữa trị cho các rối loạn ở da, nhưng nếu không tránh nắng và ăn nhiều rau quả tươi, mà chạy chữa bằng mỹ phẩm hoặc thuốc thì những tác dụng phụ lại gây nám thêm. Biểu hiện ban đầu của nám da là các lớp biểu bì bị nhiễm sắc hoặc bị hư hủy do bức xạ mặt trời hoặc do dị ứng gây cảm quang... Do đó, khi thấy da bắt đầu bị nhiễm sắc, cần tránh nắng tuyệt đối một thời gian để da phục hồi. Nếu da mặt bạn thuộc loại da nhạy cảm, rất dễ bị nám. Vì vậy cần chăm sóc một cách cẩn thận, đi nắng phải đội nón hoặc bôi kem chống nắng khi tắm biển, đặc biệt nên ăn nhiều rau quả tươi. Uống các thuốc gây cảm quang (nhạy cảm với nắng) như tetracyclin, doxicilin, sulfamid... mà phơi nắng, không đội mũ rộng vành rất dễ bị nám da. Bôi nhiều mỹ phẩm cũng có nguy cơ gây cảm quang... Các hoá chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu da mặt sẽ nám vĩnh viễn. Có khả năng làm giảm được vết nám của bạn bằng phương pháp lột da mặt, sử dụng bọt carbonique nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có một chế độ phòng ngừa nắng một cách nghiêm ngặt trong vòng 3 tháng và người ta gọi phương pháp này là 5 ăn 5 thua. Nếu bạn cảm thấy mình có đảm bảo rằng không đi ra nắng trong vòng 2 - 3 tháng thì mới có thể dùng đến biện pháp lột da mặt, bằng không chớ nên áp dụng vì có thể sẽ làm da bạn bị nám vĩnh viễn. Những điều cần tránh khi bị nám : Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm cho dù thuốc hoặc mỹphẩm đó đã được kiểm nghiệm qua một số người sử dụng mà không bị dị ứng hay bị tác dụng phụ nào. Cẩn thận trong việc ăn uống : có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó sẽ làm các vết nám trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng. Ðối với nám do thuốc, mỹ phẩm, do nám nắng lâu ngày thì không mấy hiệu nghiệm. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn phòng chống thì dần dần những vết nám sẽ nhạt dần và biến mất. Tuyệt đối không dùng những loại mỹ phẩm, thuốc trị nám bán ngoài thị trường mà trên bao bì sản phẩm không ghi thành phần. Vô số người bị nám vĩnh viễn vì đã dùng qua các kem chứa adrenocorticiod như Topsyne, Cortibion, Celestoderme, Topgene, Betamethasone, Synalar, Valisone, Flucinar... như là mỹ phẩm thoa mặt. Kết quả là da mặt bị teo, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, mất sức đề kháng khiến da bị nám... Bệnh nấm da và biện pháp đề phòng Bệnh nấm da là một bệnh thường gặp và do vi nấm dermatophytes gây nên. Thông thường nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, tay, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ và ngay cả da vùng đầu. Trong quá trình sống, sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa. Triệu chứng chủ yếu của nấm da Ngứa là dấu hiệu đầu tiên làm cho bệnh nhân rất khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét... Vì vậy, người ta thấy hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nấm da thường gặp do loại nào? Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây: Nấm thân: điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Viền này ngày càng lan rộng, tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình. Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác và tạo nên bệnh mang tính chất gia đình hoặc các tập thể nhỏ, do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như: quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, chiếu, đắp chung chăn... Bệnh hắc lào có thể chữa được bằng thuốc Tây y nhưng phải được thầy thuốc khám và xác định. Để điều trị bệnh hắc lào triệt để, trước khi dùng thuốc cần chuẩn bị một bộ quần áo lót và một bộ quần áo dài; giường, chiếu cũng phải tiệt trùng. Sau khi tắm sạch sẽ, bôi thuốc vào vùng bị hắc lào rồi mặc bộ quần áo đã được tiệt trùng đó. Các loại quần áo, chăn, chiếu phải được tiệt trùng bằng phơi nắng ở nhiệt độ cao hoặc nước đun sôi. Nấm kẽ: căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh thường gặp ở người chân bị ngâm trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày do nghề nghiệp như: nông dân, người làm công tác vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội, người mò cua bắt ốc... Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ. Nấm móng: nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở 2 bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy, móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh nấm móng không được điều trị sẽ kéo dài thời gian khá lâu (nhiều tháng, nhiều năm). Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác. Ngoài nấm trichophyton còn có nấm móng do nấm candida albicans. Nấm này gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ. Nấm tóc: nấm tóc do piedra hortai gây nên. Biểu hiện là trên mỗi một sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy, bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Trong khi đó loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì bệnh biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3 - 5mm, hoặc có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu, tóc bị xén cụt ngắn. Bệnh lang ben: lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có 2 dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên, có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng một số người khác lại không bị lang ben. Bệnh nấm da có lây không? Bệnh nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và cho cả người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp. Gồm các hình thức sau đây: - Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ. - Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da. - Bệnh nấm lây từ người này qua người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm... Khi nghi bị bệnh nấm da nên làm gì? Cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả có được, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị không những bệnh không khỏi mà còn làm bệnh nặng thêm. Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối và không ngủ chung giường với người đang bị bệnh nấm da.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_nam_da_4879.pdf
Tài liệu liên quan