Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim thường gặp nhất và là nguyên
nhân của hàng ngàn ca tử vong do nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Nguyên nhân
Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim thường gặp nhất, đó là hậu quả
từ tình trạng xơ vữa động mạch do sự lắng đọng từ từ tạo nên những mảng
cứng trong lòng động mạch cung cấp máu để nuôi sống trái tim (động mạch
vành).
Các mảng lắng đọng này chứa mỡ, cholesterol, calcium và những chất
thải của tế bào vào dòng máu, có thể gây hẹp lòng động mạch vành và giảm
lưu lượng dòng máu nuôi dưỡng quả tim, có thể gây những cơn đau ngực.
Sự tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hoặc một trong những nhánh quan trọng
của nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh mạch vành và một số điều cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh mạch vành và một số
điều cần biết
Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim thường gặp nhất và là nguyên
nhân của hàng ngàn ca tử vong do nhồi máu cơ tim mỗi năm.
Nguyên nhân
Bệnh mạch vành là một loại bệnh tim thường gặp nhất, đó là hậu quả
từ tình trạng xơ vữa động mạch do sự lắng đọng từ từ tạo nên những mảng
cứng trong lòng động mạch cung cấp máu để nuôi sống trái tim (động mạch
vành).
Các mảng lắng đọng này chứa mỡ, cholesterol, calcium và những chất
thải của tế bào vào dòng máu, có thể gây hẹp lòng động mạch vành và giảm
lưu lượng dòng máu nuôi dưỡng quả tim, có thể gây những cơn đau ngực.
Sự tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành hoặc một trong những nhánh quan trọng
của nó sẽ gây ra nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh mạch vành có triệu chứng và độ nặng rất thay đổi. Có thể hoàn
toàn không có biểu hiện gì, hoặc đau ngực với nhiều mức độ khác nhau. Đôi
khi đau ngực kèm thở nhanh, nông là báo hiệu bị nhồi máu cơ tim.
Thể không có triệu chứng: Thể này gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.
Mặc dù lượng máu cung cấp cho tim hạn chế do bệnh mạch vành, nhưng bạn
không hề cảm thấy đau ngực.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh động mạch vành bị hẹp đến 50%
đường kính mà vẫn không gây ra triệu chứng vì chưa làm giảm đáng kể lưu
lượng máu. Thiếu máu cơ tim im lặng rất thường gặp ở các bệnh nhân bị tiểu
đường cùng với bệnh tim. Trên các bệnh nhân này, tổn thương thần kinh của
bệnh tiểu đường làm cho họ giảm độ nhạy cảm với cơn đau.
Đau thắt ngực: Nếu động mạch vành của bạn cung cấp không đủ máu
cho nhu cầu oxy của cơ tim, cơn đau xuất hiện với tên gọi cơn đau thắt ngực.
Cơn đau giống như bạn bị thắt bóp, đè nặng ngực, giống như có ai đó đứng
trên ngực bạn vậy. Không chỉ đau vùng ngực, bạn còn cảm giác cơn đau lan
lên vai, sau lưng và lan xuống mặt trong tay trái.
Cơn đau thắt ngực thường khởi phát do stress hay xúc cảm. Stress làm
tăng nhu cầu oxy của cơ tim (do tim phải hoạt động nhiều hơn), nhưng lòng
động mạch bị hẹp làm cản trở lượng máu nuôi cơ tim. Cơn đau thường biến
mất trong vòng vài phút sau khi ngưng các hoạt động hay những tình huống
gây stress. Cơn đau thắt ngực cũng có thể thuyên giảm khi dùng thuốc
nitroglycerin và một số thuốc tim mạch khác.
Thở nông: Rất nhiều bệnh nhân không hề biết họ bị bệnh mạch vành
cho đến khi bị suy tim xung huyết với các triệu chứng như mệt nhiều khi
phải gắng sức nhẹ (xách nước, quét nhà, lên cầu thang,...), thở mệt, nhanh,
sưng phù hai bàn chân và mắt cá chân.
Suy tim xung huyết trong trường hợp này là hậu quả của sự giảm cung
cấp máu nuôi tim lâu dài khiến tim ngày càng suy kiệt, không còn đủ sức để
bơm tống máu đáp ứng cho nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể bạn.
Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành hoặc
một trong những nhánh chính của nó bị tắc nghẽn hoàn toàn và vùng cơ tim
được động mạch này cung cấp máu bị hoại tử. Nguyên nhân thường do một
cục máu đông làm lấp nghẽn động mạch vành đã bị hẹp hoặc bị tổn thương
sẵn.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh
động mạch vành, phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều
chỉnh được.
Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim
mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau
mãn kinh.
Di truyền: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của
bạn bị bệnh tim, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol
máu, tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình.
Hơn nữa, gia đình cũng là nơi tạo ra môi trường và thói quen sinh hoạt có
ảnh hưởng bất lợi như ăn quá nhiều mỡ, hút thuốc lá...
Tuổi tác: Khoảng 4 trong 5 người tử vong vì bệnh mạch vành ở lứa
tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm, đồng
thời thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp làm "xói mòn và khoét rộng" những
chỗ tổn thương trên lớp lót mặt trong thành động mạch, gây lắng đọng nhiều
mảng xơ vữa.
Hơn nữa, tăng huyết áp làm tim phải tăng cường hoạt động để thắng
lại áp lực máu cao, sẽ rất nguy hiểm cho tim nếu động mạch vành bị hẹp do
xơ vữa hoặc tim không đảm đương nổi chức năng bơm do bị nhồi máu cơ
tim trước đây.
Cholesterol máu cao: Nguy cơ bệnh mạch vành của bạn sẽ tăng lên
nếu nồng độ loại cholesterol "xấu" trong máu bạn cao. Kiểm soát được loại
cholesterol này, bạn sẽ giảm được nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Thuốc lá: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu, khi kết hợp với
các yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng đáng kể khả năng bị bệnh mạch vành.
Ít hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa hiệu
quả các bệnh lý tim mạch. Tập thể dục còn giúp kiểm soát các yếu tố nguy
cơ khác như cholesterol máu cao, béo phì và stress.
Béo phì: Tăng cân quá mức làm tim phải tăng cường hoạt động, tăng
huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Tiểu đường: Nồng độ đường (glucose) trong máu tăng không kiểm
soát được - tiêu chuẩn xác định bệnh tiểu đường - làm tăng nguy cơ bệnh
tim, thận và đột quỵ lên rất cao do làm tổn thương mạch máu.
Stress: Một số chuyên gia đã cảnh báo về mối liên quan giữa bệnh
mạch vành và các stress không kiểm soát trong cuộc sống của bạn.
Làm sao bạn có thể phát hiện được mình có bị BMV hay không?
Các bác sĩ có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này dựa trên các kết quả xét
nghiệm và mức độ những yếu tố nguy cơ mà bạn mắc phải.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_5.pdf