Bệnh liệt trong quản lý

Khi thành lập một doanh nghiệp hay công tác trong một công ty tốt, cả

hai chủ và người làm công đều muốn doanh nghiệp hay công ty của

mình được tồn tại và phát triển lâu bền. Thế nhưng, có nhiều doanh

nghiệp, mặc dù đã có một lịch sử kinh doanh vàng son đã phải đóng cửa

hoặc bị mua lại bởi một doanh nghiệp khác. Vì sao?

Chuyện xảy ra với hãng chế tạo lốp xe Firestone trong thập kỷ 80, và

Yeoman Engineering, hồi năm ngoái ở Mỹ, là hững ví dụ nên tìm hiểu

đối với bất cứ ai có quan tâm đến kinh doanh.

Vào những năm 1960, lốp xe hiệu Firestone đã có mặt tận làng quê

Việt Nam. Không có gì lạ vì ở Mỹ, nhãn hiệu này đã tồn tại liên tục hơn

60 năm và luôn dẫn đầu trong ngành kỹ nghệ sản xuất lốp xe. Điều hành

công ty là một người biết nhìn xa, trông rộng. Harvey Firestone Sr., luôn

trước sau như một, đối xử với người lao động trong công ty như là các

thành viên trong gia đình. Ông lập ra Câu lạc bộ Firestone, mở cửa cho

tất cả nhân viên của công ty không phân việt ngôi thứ. Bản

thân Harvey luôn duy trì mối quan hệ hữu hảo với các giám đốc hãng

chế tạo ô-tô. (Thực ra, cháu giá của ông kết hôn với cáu trai của Henry

Ford). Firestone còn tạo ra một đội ngũ các trưởng phòng trung thành

một cách đáng sợ, gắn kết bằng giá trị gia đình của công ty và cả tính địa

phương nữa. Chiến lược kinh doanh của công ty sắc bén. Hoạt động

kinh doanh được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu về lốp xe. Ví dụ, nhân

viên cửa hàng phát hiện cơ hội thị trường, viết đề nghị về đầu tư mở

rộng. Các trưởng phòng cấp trung lựa chọn những đề nghị khả thi, trình

bày với lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty luôn đáp ứng các đề nghị

của cấp dưới một cách kịp thời.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh liệt trong quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh liệt trong quản lý Khi thành lập một doanh nghiệp hay công tác trong một công ty tốt, cả hai chủ và người làm công đều muốn doanh nghiệp hay công ty của mình được tồn tại và phát triển lâu bền. Thế nhưng, có nhiều doanh nghiệp, mặc dù đã có một lịch sử kinh doanh vàng son đã phải đóng cửa hoặc bị mua lại bởi một doanh nghiệp khác. Vì sao? Chuyện xảy ra với hãng chế tạo lốp xe Firestone trong thập kỷ 80, và Yeoman Engineering, hồi năm ngoái ở Mỹ, là hững ví dụ nên tìm hiểu đối với bất cứ ai có quan tâm đến kinh doanh. Vào những năm 1960, lốp xe hiệu Firestone đã có mặt tận làng quê Việt Nam. Không có gì lạ vì ở Mỹ, nhãn hiệu này đã tồn tại liên tục hơn 60 năm và luôn dẫn đầu trong ngành kỹ nghệ sản xuất lốp xe. Điều hành công ty là một người biết nhìn xa, trông rộng. Harvey Firestone Sr., luôn trước sau như một, đối xử với người lao động trong công ty như là các thành viên trong gia đình. Ông lập ra Câu lạc bộ Firestone, mở cửa cho tất cả nhân viên của công ty không phân việt ngôi thứ. Bản thân Harvey luôn duy trì mối quan hệ hữu hảo với các giám đốc hãng chế tạo ô-tô. (Thực ra, cháu giá của ông kết hôn với cáu trai của Henry Ford). Firestone còn tạo ra một đội ngũ các trưởng phòng trung thành một cách đáng sợ, gắn kết bằng giá trị gia đình của công ty và cả tính địa phương nữa. Chiến lược kinh doanh của công ty sắc bén. Hoạt động kinh doanh được thiết kế nhằm thỏa mãn nhu cầu về lốp xe. Ví dụ, nhân viên cửa hàng phát hiện cơ hội thị trường, viết đề nghị về đầu tư mở rộng. Các trưởng phòng cấp trung lựa chọn những đề nghị khả thi, trình bày với lãnh đạo công ty. Lãnh đạo công ty luôn đáp ứng các đề nghị của cấp dưới một cách kịp thời. Nhờ vào những đặc điểm về quản lý ở trên, công ty đã liên tục thành công trong gần môt thế kỷ. Thế rồi, mọi chuyện đã thay đổi hầu như chỉ qua một đêm. Công ty Michelin (Pháp) giới thiệu sáng kiến mới, chế tạo lốp xe bằng cách xếp các lớp bố đối xứng qua tâm bánh xe. Phương pháp này làm cho lốp bền, kinh tế và an toàn hơn. Michelin nhờ vào sáng kiến này đã nắm hết thị trường lốp xe ở châu Âu và năm 1972, khi Ford tuyên bố sẽ dùng lốp kiểu mới đã làm cho Michelin dẫn đầu luôn ở Mỹ, Firestone không hề ngạc nhiên về loại lốp mới này. Hoạt động kinh doanh rộng rãi ở châu Âu giúp cho công ty nắm thông tin về phát minh này từ những năm 1960. Công ty cũng đã dự báo rằng loại lốp mới này không bao lâu sẽ được các nhà chế tạo ô tô và người sử dụng ở Mỹ cháp nhận rộng rãi. Firestone cũng đã đáp ứng một cách nhanh chóng, đầu tư gần 400 triệu đô la xây dựng nhà máy sản xuất theo công nghệ mới và tiến hành cải tổ các nhà máy hiện có. Năm 1979, công ty đầu tư thêm 200 triệu tiền mặt nữa. Thế nhưng tất cả nỗ lực của công ty hầu như chỉ là con số không. Năm 1988, Firestone biến mất trên thương trường vì bị công ty Bridgeston (Nhật) mua đứt! Câu chuyện kinh doanh của Yeoman Enginerring có lẽ mang nhiều kịch tính hơn. Thành lập vào năm 1959, Yeoman Engineering chuyên chế tạo các khuôn đúc cho các chi tiết bằng nhựa phục vụ chủ yếu trong ngành chế tạo ô tô. Yeoman nổi tiếng là một doanh nghiệp luôn dẫn đầu về đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhất và đối xử với khách hàng của mình như “vàng”. Công ty được bình chọn là công ty tốt nhất ở thành phố Hutington, Indiana. Bản thân Shari Yeoman là một giám đốc không có gì để chê được. Thay chồng quản lý doanh nghiệp sau khi ông qua đời độ ngột vì một cơn đau tim. Yeoman đối xử với nhân viên của mình chẳng thua gì Harvey Firestone. Hàng tháng, bà còn tự mình nấu cả buổi trưa cho cả công ty ăn. Nếu đối xử với công nhân như người trong gia đình, Shari còn đối xử với khách hàng của mình như các ông hoàng. Bà trang bị cho công nhân các máy nhắn tin để khách hàng có thể tìm thấy họ bất cứ lúc nào. Hách hàng yêu cầu bà đưa công nhân và một ít máy móc đến xưởng của họ để hướng dẫn kỹ thuật, bà đáp ứng ngay. Bà còn cho phép khách hàng yếu về quản lý công nghiệp đến tham quan học tập ở xưởng của mình. Về chuyện tiền bạc bà cũng tỏ ra là người rộng lượng. Khi một khách hàng của công ty bị kẹt vốn vì thực hiện một hợp đồng với General Motors, bà chỉ thu tiền vật liệu và cho chậm thu phí nhân công đến 250.000USD. Chính khách hàng này sau đó đã đi chuyển xưởng theo các nhà máy sản xuất ô tô sang Mexico để tiết kiệm chi phí nhân công. Yeoman trái lại, vẫn tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới, phức tạp để giữ vị thế đỉnh cao. Uy tín và đạo đức kinh doanh như thế, vậy mà tháng 10 năm ngoái, đúng vào tháng sinh nhật năm thứ 40 của Yeoman, văn phòng công ty vắng lạnh chỉ còn lại một mình giám đốc. Câu chuyện quản lý doanh nghiệp ở trên xảy ra ở một công ty lớn, hoạt động quốc tế (Firestone) và một thuộc nhóm vừa và nhỏ (Yeoman) đã được phân tích dưới góc độ tư vấn về quản lý cũng như các giáo sư về quản trị học. Giá sư Donald Sull, trường Quản trị Kinh doanh London gọi thất bại của Firestone là bệnh liệt trong quản lý. Cứng liệt của Firestone cũng như nhiều công ty lớn khác, kể cả trên bình diện quản lý công, là tập hợp của bốn nguyên nhân sau:  Chiến lược kinh doanh mang lại thành công đã tạo nên một khung sườn trong nếp nghĩ và nhân sinh quan về thế giới của đội ngũ quản lý dần dần biến họ thành những “người mù”  Quy trình sản xuất, kinh donh ổn định lâu dài cũng tạo nên tâm lý không muốn thay đổi.  Mối quan hệ lâu bền với người lao động, khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối và cổ đông làm cho công ty bị ràng buộc.  Niềm tin, cách nghĩ xác định nên văn hóa, truyền thống của doanh nghiệp tạo ra học thuyết đóng khung cách nghĩ, cách làm. Theo cách nhìn của Giáo sư Donald, chúng tôi xếp vấn đề của Yeoman Engineering vào cùng bệnh nhưng ở góc độ khác vì Yeoman là doanh nghiệp nhỏ. Yeoman đã bị giam hãm trong một lượng khách hàng rất lớn và rất thỏa mãn làm cho giám đốc công ty quá bận rộn đến nỗi không còn thời gian hoặc không nghĩ đến việc tìm thêm khách hàng mới. Mặt khác của nhận định này muốn nhắc đến việc Yeoman quá tin tưởng vào khách hàng của chính mình. Trong nhiều năm,Wabash nắm giữ 95% doanh số của Yeoman. Khi Wabash bị một công ty khác mua đứt và chuyển xưởng sang Mexico, Yeoman vẫn duy trì nhịp hoạt động của mình và không chịu thay đổi theo luật Darwin. Khác với chứng liệt trong y học, liệt có nghĩa là bất động, các doanh nghiệp mắc phải bệnh này vẫn vận động bình thường cho đến một khi nhận ra vấn đề thì đã quá muộn. Firestone và Yeoman, rất thành công trong quá khứ. Thế nhưng, khi điều kiện kinh doanh thay đổi, chính các phương thức quản lý một thời giúp họ thành công, tạo nên một lịch sử vàn son cho doanh nghiệp đã đưa họ đến dấu chấm hết. Theo Doanhnhan360

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_liet_trong_quan_ly_8819.pdf
Tài liệu liên quan