Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng
thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về nguyên
nhân hình thành cùng các biện pháp phòng tránh chứng bệnh nguy hiểm này.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Huyết Khối Tĩnh
Mạch Sâu (Kỳ 1)
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh thường gặp, có thể gây biến chứng
thuyên tắc phổi rất nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về nguyên
nhân hình thành cùng các biện pháp phòng tránh chứng bệnh nguy hiểm này.
A- Huyết Khối Tĩnh Mạch Sâu là gì?
Động mạch đem máu giàu oxy từ tim đến phần còn lại của cơ thể, trong khi
tĩnh mạch mang máu nghèo oxy trở lại tim. Có 3 loại tĩnh mạch: Tĩnh mạch nông
nằm ngay dưới da, tĩnh mạch sâu nằm giữa các bắp cơ, tĩnh mạch xuyên
(perforating veins) kết nối các tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu bằng các van một
chiều. Các tĩnh mạch sâu đổ về tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể,
đưa máu thẳng về tim.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch
sâu. HKTMS thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân nhưng cũng có thể gặp
ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.
Các tĩnh mạch ở chi dưới
HKTMS có thể gây sưng đột ngột, đau, hoặc cảm giác nóng. HKTMS nguy
hiểm vì có thể gây ra biến chứng thuyên tắc phổi. Trong tình huống này, huyết
khối bong tróc và trôi tự do khỏi tĩnh mạch sâu, di chuyển theo dòng máu, và đến
trú ngụ ở phổi. Huyết khối có thể gây tắc tuần hoàn máu ở phổi, khiến tim và phổi
phải gắng sức rất nhiều. Thuyên tắc phổi là một cấp cứu nội khoa. Thuyên tắc lớn
có thể dẫn đến tử vong trong một thời gian rất ngắn.
Thuyên tắc phổi
Nhận biết được các triệu chứng của HKTMS không phải lúc nào cũng dễ
dàng. Tuy nhiên một khi đã chẩn đoán chính xác thì việc điều trị khá hiệu quả.
B- Các triệu chứng của bệnh
Khi bị HKTMS, bệnh nhân có thể không có biểu hiện gì cả, do 1/2 số
trường hợp thường không có triệu chứng. Triệu chứng cảm nhận được tùy thuộc vị
trí và kích thước của huyết khối, bao gồm sưng, đau tức, đau chân nặng hơn lúc đi
đứng, cảm giác nóng, da đổi màu xanh hoặc đỏ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_huyet_khoi_tinh_mach_sau_ky_1_1726.pdf